Nhận xét về tình hình sử dụng và ban hành văn bản của Trường THCS Trần

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ – LƯU TRỮ CÔNG TÁC SOẠN THẢO VĂN BẢN CỦA TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO (Trang 36)

bản thân tôi nhận thấy những mặt mạnh cơ quan đã thực hiện và một số tồn tại cần được khắc phục trong công tác hành chính văn phòng như sau:

3.1.2 Nhận xét về tình hình sử dụng và ban hành văn bản của Trường THCS Trần Hưng Đạo Hưng Đạo

- Thực tế việc ban hành và sử dụng văn bản của Trường THCS Trần Hưng Đạo tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước, đảm bảo đúng chức năng và thẩm quyền do Pháp luật quy định, do đó văn bản ban hành đảm bảo đúng nội dung, đúng thẩm quyền , đúng Luật, không chồng chéo nên việc điều hành quản lý Nhà nước tại Trường THCS Trần Hưng Đạo đạt hiệu quả cao.

- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm duyệt tất cả văn bản do văn thư soạn thảo.

- Khi Hiệu trưởng đi công tác hoặc vắng mặt một thời gian dài thì uỷ quyền cho pho Hiệu trưởng tất cả công việc của mình.

- Công tác công văn giấy tờ đôi lúc còn bị xem nhẹ, quản lý lỏng lẻo, vì vậy chưa chú ý đúng mức việc tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác này trong cơ quan như quy định của Nhà nước.

- Nhân viên văn thư trình độ chuyên môn còn hạn chế, vì vậy trong quá trình thực hiện các khâu nghiệp vụ công tác văn thư chưa thật tốt.

3.1.3 Nhận xét quá trình soạn thảo văn bản của Trường THCS Trần Hưng Đạo

- Tất cả các văn bản soạn thảo đều được thực hiện theo quy trình. Tuy vậy, ở một số bộ phận việc soạn thảo đều được thực hiện đúng theo trình tự ban hành văn bản theo quy định nên những văn bản này thường bị sửa chữa, chỉnh lý trước khi trình duyệt.

- Được sự quan tâm của Ban Lãnh đạo Trường, nên một số cán bộ - viên chức làm công tác Trưởng (Phó) khoa phòng được đi học đào tạo thêm về nghiệp vụ quản lý hành chính văn phòng.

3.1.4 Nhận xét về thể thức văn bản của Trường THCS Trần Hưng Đạo

- Các văn bản do Trường THCS Trần Hưng Đạo ban hành đảm bảo đầy đủ các thành phần theo quy định của văn bản quản lý Nhà nước như: Tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành văn bản, địa điểm và thời gian ban hành, số ký hiệu, tên loại và trích yếu nội dung, nội dung văn bản, nơi nhận, chữ ký, dấu cơ quan.

- Tuy nhiên, việc trình bày chi tiết của một số thành phần còn chưa đúng với Thông tư 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/05/2005.

3.2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ – LƯU TRỮ CÔNG TÁC SOẠN THẢO VĂN BẢN CỦA TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO (Trang 36)