Bảng 3.5: Dữ liệu 1H của 3β-alcol dipterocarpol

Một phần của tài liệu tìm hiểu phản ứng nhóm carbonyl trên vòng a của dipterocarpol thành dẫn xuất hydroxyl và tosylat (Trang 29)

OH và H ghép spin với hai H ở C2 không tương đương nên có hiện tượng chẻ mũi 4.

Tại vị trí: δ=5.12ppm, giá trị của δ đặc trưng cho H trên nối đôi C=C, do hiện tượng ghép spin với hai H trên C23 tương đương nhau nên phổ chẻ mũi ba.

 Vậy có thể kết luận được, phản ứng đã thành công trong việc biến đổi nhóm C=O thành nhóm OH trên vòng A và nối đôi C=C vẫn còn trên cấu trúc.

1.6 Epoxid hóa liên kết đôi C=C trên mạch nhánh.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp với các tác chất đa dạng để biến nối đôi C=C thành vòng epoxyl như: phản ứng với O2 trong sự có mặt của Ag nguyên tử, phản ứng của β-halohydroxyl với baz mạnh, phản ứng với peroxy acid.

m-CPBA là một tác nhân oxy hóa mạnh, thường được sử dụng cho các phản ứng: aldehyde và keton thành ester (Bayer-Villiger), olefin thành epoxy, sulfide thành sulfoxide and sulfone, amin thành nitroalkan, nitroxide hoặc N-oxide.

Vì lý do kinh tế mà ngày nay m-CPBA ít được sử dụng, thay vào đó là hydrogen peroxide với xúc tác thích hợp và các peracid đơn giản hơn như peracetic acid hoặc ozon.

Tuy nhiên, trong nhiều phản ứng m-CPBA vẫn được ưa chuộng bởi tính chọn lọc cao hơn so với hydrogen peroxide và các peracid khác.

Chúng tôi chọn m-CPBA làm tác chất cho phản ứng epoxid hóa liên kết đôi C=C. Quy trình thực hiện phản ứng được mô tả như sơ đồ sau:

Cơ chế phản ứng được mô tả như sau: HH phản ứng Sản phẩm thô m-CPBA Khuấy từ 24h 0.46g chất 4 + 2ml CHCl3 Thêm 20ml HCl, lọc Rửa với CH3COONa và H2O Sản phẩm sạch

Phân tử của m-CPBA trong gần giống với acid carboxylic nhưng có thêm một O. Liên kết O-O này rất yếu (khoảng 138kJ/mol), nên rất dễ đứt nối để tham gia hình thành liên kết mới.

Một đặc điểm khác của phản ứng tạo epoxy từ alken sử dụng m-CPBA là tính chọn lọc lập thể, một cis-alken sẽ cho ra một cis-epoxy và một trans-alken sẽ cho ra một trans-epoxy.

Phản ứng xảy ra thông qua một trạng thái chuyển tiếp, liên kết O và C=C hình thành đồng thời với sự đứt nối của liên kết O-O, proton được dịch chuyển từ nhóm OH sang C của nhóm C=O.

Hình 3.17: Cơ chế phản ứng tạo epoxid dipterocarpol

Chúng tôi tiến hành khảo sát phản ứng oxid hóa nối đôi C=C trên mạch nhánh của dipterocarpol bằng tác chất m-CPBA trong dung môi chloroform, phản ứng trong điều kiện bóng tối, khuấy từ trong 24h.

Kiểm tra với sắc kí bản mỏng , hệ dung môi ED:EA=8:2, sản phẩm không hiện màu UV, hiện màu với dung dịch vaniline thì ta thấy sản phẩm là một đốm tròn, duy nhất.

Kết tinh lại sản phẩm nhiều lần với MeOH, chúng ta thu được 1.51g sản phẩm dạng tinh thể màu trắng sáng.

Chúng tôi tiến hành đem mẫu đi xác minh cấu trúc với máy phổ 1H-NMR và 13C-NMR. Thu được kết quả như sau:

Hình 3.18: Hợp chất epoxid dipterocarpol

Dữ liệu 1H của vòng epoxy dipterocarpol:

Vị trí Mũi δH, ppm (số H) C30 Đơn 0.76 C18 Đơn 0.83 C19 Đơn 0.86 C28 Đơn 0.94 C29 Đơn 0.96

C27 Đơn 1.12

C21 Đơn 1.20

C3 Đôi đôi 3.27

C24 Ba 3.72

Bảng 3.6: Dữ liệu 1H của vòng epoxy dipterocarpol

Một phần của tài liệu tìm hiểu phản ứng nhóm carbonyl trên vòng a của dipterocarpol thành dẫn xuất hydroxyl và tosylat (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w