THV yêu cầu các thành viên góp ý, nhận xét về hoạt động đã diễn ra

Một phần của tài liệu Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp trung tâm nghiên cứu tư vấn CTXH PTCĐ (Trang 38)

- THV làm rõ ý và tổng kết sau khi các thành viên góp ý, nhận xét

b) Trò chơi 2 : Hãy thể hiện cảm xúc đó!

Bước 1: (Trải nghiệm, phân tích)

- Mục đích hoạt động:

 Cho phép mỗi đứa trẻ nhận biết cảm xúc là gì và các loại cảm xúc

khác nhau

 Giúp cho các em kết nối cảm xúc với các phản ứng của cơ thể

 Giúp cho đứa trẻ hiểu rằng cảm xúc là bình thường và tất cả mọi đứa

trẻ khác đều cũng có những cảm xúc khác nhau.

- Các bước tiến hành

 Người hướng dẫn giới thiệu cho các em một số hình ảnh thể hiện

cảm xúc khác nhau: vui, buồn, giận, lo lắng, thất vọng, đau đớn…

 Người hướng dẫn phát cho từng trẻ em một tờ giấy A4 và yêu cầu

các em chia làm 4 ô:

+ Yêu cầu các em nhắm mắt và nhớ lại 4 loại cảm xúc mà các em

đã trải qua trong 3 phút

+ Yêu cầu các em vẽ vào 4 ô, 4 gương mặt, thể hiện 4 cảm xúc khác

nhau

+ Yêu cầu các em làm việc theo cặp và chia sẻ về các cảm xúc đó

theo các câu hỏi gợi ý: Em có nhớ em đã cảm thấy (vui, giận, buồn, …) khi nào không? Khi em (vui, giận, buồn, …), thì em cảm nhận được cảm giác này ở phần nào trong cơ thể của em? Em có thể chỉ cho cô/chị/… biết cơ thể của em cảm thấy như thế nào khi em cảm thấy (vui, giận, buồn, …)? Em có thể dùng gương mặt em để thể hiện lại cảm xúc đó không?

 Người hướng dẫn mời một số trẻ tình nguyện chia sẻ cảm xúc của

 Người hướng dẫn có thể dùng những tờ giấy cứng làm thành chiếc nón để đội lên đầu những đứa trẻ tình nguyện chia sẻ cảm xúc trong nhóm lớn để cho các em thấy các em là những người can đảm.

 Khen ngợi trẻ là can đảm và mạnh mẽ sau khi các em thể hiện cảm

xúc đã trải nghiệm

 Thưởng cho cả nhóm một tràng vỗ tay thật to sau khi các em làm

xong hoạt động này.

Bước 2: (Tổng hợp, khái quát và đưa ra nội dung mới)

- THV đưa ra bài học cho trẻ qua trò chơi:

Nhiều cảm xúc làm cho các em trở thành người rất tuyệt vời. Việc nhận ra cảm xúc của chúng ta rất quan trọng. Mỗi cảm xúc mà các em đã trải qua là một mảnh được ghép với nhau tạo thành một con người trọn vẹn của các em.

Bài 5: HƯỚNG DẪN CỦA UBTV LIÊN CƠ QUAN VỀ HỖ TRỢ TÂM LÝ XÃ HỘI VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN

CẤP

1. Bối cảnh ra đời của Ủy Ban Thường Vụ Liên Cơ Quan (IASC)

- Các nhóm bị ảnh hưởng bởi những trường hợp khẩn cấp thường xuyên

gặp đau khổ rất lớn.

- Nhân viên trợ giúp nhân đạo đang ngày càng chủ động để bảo vệ và cải

thiện sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của người dân trong và sau các trường hợp khẩn cấp.

2. Khoảng cách

Sự vắng mặt của một khuôn khổ đa ngành, liên cơ quan để:

- Làm cho phối hợp hiệu quả;

- Xác định những cách thực hành hữu ích;

- Hạn chế những cách thực hành có khả năng gây hại;

- Làm rõ cách các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với sức khỏe tinh

thần và hỗ trợ tâm lý xã hội bổ sung cho nhau;

- Để giải quyết khoảng cách này, Đại hội đồng LHQ đã cho ra đời Nghị

quyết 46/182, còn được gọi là tăng cường sự phối hợp trong hỗ trợ nhân đạo;

- Hưởng ứng Nghị quyết này, những người đứng đầu của một loạt các tổ

chức nhân đạo của LHQ và không thuộc LHQ thành lập Ủy ban Thường vụ liên cơ quan (IASC) vào năm 1992.

Nghị quyết thành lập Ủy ban Thường vụ liên cơ quan (IASC) được xem là cơ chế chính để thúc đẩy việc ra quyết định của liên cơ quan để đáp ứng lại những trường hợp khẩn cấp và thiên tai phức tạp.

Một phần của tài liệu Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp trung tâm nghiên cứu tư vấn CTXH PTCĐ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)