CÁC NGUYÊN TẮC CỐT LÕI CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ LIÊN CƠ QUAN

Một phần của tài liệu Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp trung tâm nghiên cứu tư vấn CTXH PTCĐ (Trang 41)

1. Nhân quyền và công bằng

Nhân viên nhân đạo nên

- Thúc đẩy quyền con người cho tất cả các nhóm bị ảnh hưởng - bảo vệ cá

nhân và các nhóm có nguy cơ cao của vi phạm quyền con người.

- Thúc đẩy công bằng và không phân biệt đối xử - tối đa hóa sự công

bằng trong sự sẵn có, và khả năng tiếp cận của hỗ trợ tâm lý xã hội, và sức khỏe tâm thần giữa các nhóm dân cư bị ảnh hưởng… bất kể giới tính, nhóm tuổi, nhóm ngôn ngữ, các nhóm dân tộc thiểu số và các khu vực, theo nhu cầu đã được xác định.

2. Sự tham gia

- Trong đáp ứng nhân đạo, hành động nhân đạo cần phải tối đa hóa sự

tham gia của dân cư địa phương bị ảnh hưởng.

- Sự tham gia nên cho phép các tiểu nhóm khác nhau của người dân địa

phương để giữ lại hoặc tiếp tục kiểm soát các quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

- Xây dựng ý thức về sở hữu địa phương rất quan trọng để đạt được chất

lượng chương trình, sự công bằng và tính bền vững.

3. Không gây hại

- “Viện trợ nhân đạo là một phương tiện quan trọng của việc giúp đỡ

những người bị ảnh hưởng bởi trường hợp khẩn cấp, nhưng sự viện trợ này cũng có thể gây ra thiệt hại không có chủ ý” (Anderson, 1999).

- Làm việc về hỗ trợ tâm lý xã hội và sức khỏe tâm thần có tiềm năng gây

ra thiệt hại, bởi vì:

 Hỗ trợ tâm lý xã hội và sức khỏe tâm thần đương đầu

với các vấn đề rất nhạy cảm.

 Hỗ trợ tâm lý xã hội và sức khỏe tâm thần thiếu bằng chứng khoa

học phong phú mà chúng lại có sẵn cho một số ngành khác.

Nhân viên nhân đạo có thể làm giảm nguy cơ gây hại bằng nhiều cách khác nhau:

- Tham gia vào các nhóm phối hợp để học hỏi từ những người khác, và để

giảm thiểu sự trùng lặp, và những thiếu hụt trong việc ứng phó;

- Thiết kế can thiệp trên cơ sở thông tin đầy đủ;

- Có cam kết với việc lượng giá, công khai với các cuộc khảo sát và xem

xét bên ngoài;

- Phát triển sự nhạy cảm văn hóa và năng lực trong các lĩnh vực mà

họ can thiệp/làm việc;

- Luôn cập nhật bằng chứng dựa trên cơ sở thực hành hiệu quả;

- Phát triển sự hiểu biết, và luôn luôn phản ánh về các quyền chung của

con người, mối quan hệ quyền lực giữa những người bên ngoài và những người bị ảnh hưởng bởi trường hợp khẩn cấp, và giá trị của phương pháp tiếp cận có sự tham gia.

5. Hệ thống hỗ trợ tích hợp

- Các hoạt động và việc lên chương trình nên được lồng ghép càng nhiều

càng tốt.

- Các hoạt động được lồng ghép vào các hệ thống rộng hơn (ví dụ như cơ

chế hỗ trợ hiện có trong cộng đồng, hệ thống trường học chính thức/không chính thức, dịch vụ sức khỏe nói chung, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung, dịch vụ xã hội…) có xu hướng tiếp cận với nhiều người hơn, thường bền vững hơn, và có xu hướng ít mang đến sự mặc cảm.

6. Phương pháp tiếp cận nhiều lớp

- Trong trường hợp khẩn cấp, những người bị ảnh hưởng theo những cách

khác nhau và đòi hỏi các cách hỗ trợ khác nhau.

- Một điều quan trọng để tổ chức hỗ trợ tâm lý xã hội và sức khỏe tâm

thần là phát triển một hệ thống hỗ trợ bổ sung cho nhau gồm nhiều lớp để đáp ứng nhu cầu của các nhóm khác nhau.

Một phần của tài liệu Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp trung tâm nghiên cứu tư vấn CTXH PTCĐ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)