Hành lang kinh tế Đông - Tây là một trong năm hành lang kinh tế được phát triển theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển Châu Á ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông. Đây là tuyến giao thông dài 1450 km đi qua 4 nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine đến cửa khẩu Myawaddy (Myanma), đi qua 7 tỉnh của Thái Lan tới Lào và cuối cùng đến Việt Nam (chạy từ cửa khẩu Lao Bảo qua các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đến cảng Đà Nẵng). Hành lang kinh tế Đông tây là tuyến đường huyết mạch nối liền khu vực tiểu vùng sông Mê Kông với không gian kinh tế sông Hằng (Ấn Độ), rút ngắn khoảng cách và chi phí cho việc mở rộng giao lưu kinh tế giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Hiện nay, hệ thống đường bộ trên lãnh thổ Lào, Thái Lan và tuyến đường bộ từ Đà Nẵng đến Savanakhet đã hoàn tất. Việc hoàn thành cây cầu quốc tế thứ hai bắt qua sông Mê Kông dự kiến vào cuối năm 2009 sẽ tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và hành khách bằng đường bộ từ Đà Nẵng đến các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và ngược lại. Hành lang kinh tế Đông - Tây không chỉ đem lại cơ hội cho các quốc gia trên tuyến đường đẩy mạnh hợp tác khu vực và nâng cao mức sống cho nhân dân mà còn tạo khả năng cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các vùng nguyên liệu, thị trường dịch vụ, vốn, công nghệ, lao động… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và buôn bán qua biên giới, đa dạng hoá hoạt động kinh tế và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển du lịch.
Trong tương lai không xa khi dự án được hoàn thành, cảng Đà Nẵng sẽ là một trong những trọng điểm của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây và là cửa ngõ ra Thái Bình Dương, cảng xuất nhập khẩu hàng hoá của cả vùng nội địa giàu tiềm năng chưa được khai thác ở Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan, Myanma và miền Trung Việt Nam. Khi việc tự do hoá thương mại và đầu tư khu vực ASEAN được thực hiện thì vị trí của thành phố cảng là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho Đà Nẵng mở rộng giao lưu kinh tế với các nước, và cũng là cơ hội lớn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó tạo lực để thành phố trở thành trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm