Tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu QLNN doi voi doanh nghiep co von FDI tai da nang (Trang 69)

2.5.1 Vị trí địa lý của Đà Nẵng vừa tạo ra lợi thế, vừa gây nên những khó khăn đáng kể cho công tác thu hút đầu tư và phát triển các doanh nghiệp có vốn khăn đáng kể cho công tác thu hút đầu tư và phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Khả năng cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư và hình thành các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các địa phương, trong khu vực và trên thế giới ngày càng gay gắt, đặc biệt trong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, sẽ đẩy

lên ở mức cao trong điều kiện khu vực hóa, toàn cầu hóa. Hơn nữa, yêu cầu về chất lượng cơ sở hạ tầng nơi tiếp nhận đầu tư và đòi hỏi của các nhà đầu tư ngày càng tăng cao. Trong khi đó, tiềm năng tuy rất lớn nhưng khả năng khai thác của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng là còn thấp.

Nằm ở trung độ của cả nước, Đà Nẵng có được những tiềm năng về vị trí địa lý, kế cận những di sản văn hóa thế giới và được ưu đãi bởi thiên nhiên kỳ vĩ có sông, biển, núi… Tuy nhiên, mặt trái của nó là hàng năm Đà Nẵng phải gánh chịu những cơn bão triền miên. Chính điều đó cũng là cản trở rất lớn cho việc các nhà đầu tư lựa chọn Đà Nẵng là điểm dừng chân lý tưởng để đầu tư.

Vấn đề được đặt ra là Đà Nẵng phải có phương hướng khắc phục nhanh chóng những hậu quả mà thiên tai gây ra, tạo được niềm tin vững chắc cho các nhà đầu tư khi đến với thành phố.

2.5.2 Tăng trưởng kinh tế ở tốc độ cao nhưng thiếu tính bền vững

Các số liệu đã phân tích ở phần thực trạng QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (2.2) và những thành tựu đạt được (2.4.1) của nó, ta nhận ra tốc độ phát triển của Đà Nẵng đạt mức “nóng” trong thời gian qua. Vấn đề đặt ra ở đây là sự phát triển bền vững của thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến. Muốn phát triển bền vững thì thành phố phải đảm bảo đủ ba yếu tố là kinh tế, xã hội và môi trường. Một khi kinh tế tăng trưởng mạnh nhưng bỏ qua yếu tố xã hội và môi trường thì sẽ tạo nên những hậu quả về sau. Các dự án đầu tư vào thành phố cần phải được kiểm định về chuyên môn, về trình độ công nghệ đưa vào Đà Nẵng theo dự án cũng như mức độ gây ô nhiễm môi trường của dự án có thể gây ra có trong mức cho phép hay không; một yếu tố khác là các dự án phải đảm bảo mang lại sự phát triển và hoàn thiện cho xã hội của thành phố như nâng cao chất lượng lao động, mức sống của người dân… Muốn như vậy các cán bộ làm công tác thẩm tra dự án phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có sự kết hợp giữa các cơ quan, ban, ngành khác để đảm bảo được tính khả thi của dự án và đảm bảo cho việc phát triển bền vững về sau.

Với diện tích là 1.256,53 km², dân số của thành phố đến năm 2007 là 806744 người, mức độ dân số như thế có thể xem là ổn định, nhưng tốc độ tăng dân số, đặc biệt là tốc độ tăng cơ học của Đà Nẵng những năm gần đây là khá cao. Nguồn lao động từ nông thôn, từ các tỉnh khác “đổ” về để sinh sống, làm việc, học tập; đặc biệt

khi Đà Nẵng phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất thì đã thu hút lượng lao động đông đảo không chỉ của riêng thành phố. Vấn đề cần quan tâm của các cơ quan chức năng và chính quyền thành phố là luôn đảm bảo được an ninh lương thực cho người dân cũng như hạn chế những bất ổn về trật tự xã hội, giảm thất nghiệp…

2.5.3 Thiếu cán bộ có trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn giỏi trong lĩnh vực quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài lĩnh vực quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đội ngũ lao động trong lĩnh vực thu hút đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay còn thiếu kinh nghiệm, trình độ quản lý và kỹ thuật nghiệp vụ còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của lĩnh vực đầu tư. Hơn nữa, trong xu thế phát triển chung thì vẫn phải tính đến những biến động khó lường của khủng hoảng tài chính, năng lượng, thiên tai…

Các nhà đầu tư đã tìm hiểu và đầu tư vào Đà Nẵng nhưng vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng của thành phố. Nếu so với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hay Bình Dương và một số tỉnh, thành khác thì con số vẫn không cao. Do Đà Nẵng chưa khai thác hết tiềm năng của mình, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được so với xu thế đầu tư hiện nay. Điều đó xuất phát từ công tác quản lý, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực còn thiếu và trình độ chưa đáp ứng được so với nhu cầu, vẫn còn nhiều bất cập.

Nhận thức xã hội về đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có tính đồng bộ, thiếu tính thống nhất trong xây dựng, chỉ đạo, quản lý thực hiện quy hoạch. Hệ thống chính sách, quy định pháp luật liên quan đến đầu tư và phát triển loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thiếu đồng bộ, chưa thật thông thoáng và quy định chưa chi tiết so với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế, chưa giải quyết được mối quan hệ giữa quản lý và phát triển.

Tiểu kết chương 2

Chương II đã đánh giá một cách đầy đủ và tổng quan về Đà Nẵng với vị trí địa lý thuận lợi, các yếu tố thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đó.

Bên cạnh đó cũng đã tổng kết về tình hình thu hút đầu tư và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; thực trạng công tác quản lý nhà nước về FDI và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; về công tác xây dựng và thực hiện qui hoạch, kế hoạch, chương

trình, đề án thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; thực trạng về nguồn nhân lực; thủ tục hành chính; công tác xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách về đầu tư và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và công tác xúc tiến đầu tư.

Thực trạng đã phân tích một cách đầy đủ, toàn diện giúp cho việc đánh giá công tác QLNN về thu hút đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Từ đó nêu lên những hạn chế, yếu kém và đưa ra được những nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó. Ngoài ra còn nêu lên được các thách thức đặt ra cho công tác QLNN đối với việc thu hút đầu tư và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trên đây là các cơ sở để xác định phương hướng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với thu hút đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chương 3

Một phần của tài liệu QLNN doi voi doanh nghiep co von FDI tai da nang (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w