Do môi trường pháp lý:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH KIÊN GIANG (Trang 40 - 41)

Trong thời gian qua nước ta đang trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế theo đó những chính sách, cơ chế của Nhà nước được ban hành mang tính vừa làm vừa sửa, các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng chưa đầy đủ, không được ban hành kịp thời, hiệu lực thực thi kém tạo nên môi trường pháp lý không an toàn và không ổn định cho hoạt động kinh tế và hoạt động ngân hàng gây ra những rủi ro cho các chủ thể vay vốn và các NHTM. Ví dụ như: Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm được xây dựng theo Bộ luật dân sự năm 2005. Nghị định này thay thế Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay; Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002. Mặc dù Nghị định đã ban hành hơn một năm, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn nào từ phía NHNN để thay thế Thông tư 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 hướng dẫn thực hiện bảo đảm tiền vay theo Nghị định 178 và 85. Cũng như những quy định không phù hợp với hoạt động của ngân hàng trong Bộ luật dân sự năm 2005: lãi suất cho vay không được vượt

quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố với loại cho vay tương ứng; Luật đất đai năm 2003: QSD đất chỉ được thế chấp vay vốn vào mục đích SXKD,…

b Những nguyên nhân chủ quan:- Nguyên nhân do khách hàng vay: - Nguyên nhân do khách hàng vay:

 Dư nợ tín dụng của các NHTMQD chiếm một tỷ trong rất lớn trong tổng dư nợ cho vay trên địa bàn. Đồng thời các NHTMQD cũng chính là người cho vay toàn bộ các DNNN trên địa bàn, trong khi đó các DNNN phần lớn thường làm ăn kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh kém, nguồn vốn tự có ít, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng, thường xuyên sử dụng vốn vay sai mục đích, dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư tài sản cố định mà ngân hàng khó kiểm soát được vốn sau khi giải ngân (như đã phân tích những khó khăn vướng mắc ở phần trên), không có tài sản bảo đảm tiền vay, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng,….Từ đó làm cho dư nợ của NHTMQD luôn tiềm ẩn rủi ro, chất lượng tín dụng thấp và gắn liền với sự yếu kém của các DNNN. Sau đây là những ví dụ cụ thể: NHNNo&PTNT, Ngân hàng ĐT&PT Kiên Giang phải gánh chịu hàng trăm tỷ đồng để cho vay nhà máy đường của tỉnh; Ngân hàng Ngoại Thương phải gánh hơn 100 tỷ đồng trong một thời gian dài của Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Kỉên Giang sau khi có quyết định bán Công ty cho Công ty khác để thu hồi nợ; Còn CN.NHCT.KG là khoản nợ trên 50 tỷ đồng của Công ty CBTPXK Kiên Giang, 35 tỷ đồng của Công ty XDGTTL Kiên Giang,… tất cả đều là DNNN và hầu như chưa có một khoản tổn thất lớn nào xuất phát từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

 Mặc dù Luật kế toán đã ra đời, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính đã có, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều kẽ hở, hiệu lực pháp luật vẫn còn điều gì đó chưa nghiêm, việc xử phạt nếu có cũng chỉ mang tính tượng trưng. Điều đó đã làm cho các báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường xuyên chậm trễ, thiếu sự minh bạch về tình hình tài chính, báo cáo không trung thực với ngân hàng để được vay vốn như trường hợp của Công ty XDGTTL Kiên Giang đã báo cáo rất chậm trễ, không trung thực về tình hình tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước; Các khách hàng vay vốn không sợ ngân hàng áp dụng các biện pháp chế tài khi sử dụng vốn vay sai mục đích từ đó làm tăng rủi ro cho khoản vay đưa đến hoạt động tín dụng kém chất lượng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH KIÊN GIANG (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w