Do môi trường kinh tế:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH KIÊN GIANG (Trang 39 - 40)

 Kiên Giang là một tỉnh có ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng khá cao, thường xuyên gánh chịu thiên tai, lũ lụt, mất mùa,… đây là nguyên nhân bất khả kháng nằm ngoài tầm kiểm soát của các NHTM và khách hàng vay làm tăng NQH như ảnh hưởng của cơn Bão số 5 năm 1997 đã tạo ra một khoản nợ quá hạn lớn cho các NHTMQD mà cho đến nay sau hơn 10 năm việc xử lý nợ vẫn chưa được giải quyết “sạch sẽ”.

 Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có những điều chỉnh làm biến động môi trường kinh tế gây xáo trộn những dự báo trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều doanh

nghiệp không theo kịp nên bị động dẫn đến kinh doanh thua lỗ không đủ khả năng hoàn trả nợ ngân hàng.

 Cơ chế tiền lương đối với cán bộ ngân hàng còn mang tính bình quân, việc giao đơn giá tiền lương cho các NHTMQD chưa hợp lý, mang tính cào bằng thu nhập, chưa gắn hoàn toàn với hiệu quả kinh doanh. Chưa xây dựng cơ chế lương, phụ cấp, khen thưởng để kích thích cán bộ làm công tác tín dụng, cơ chế này chưa mang tính khuyến khích vật chất thực sự gắn với trách nhiệm và chất lượng tín dụng, chưa là động lực để người lao động phấn đấu hết mình vì công việc, đúng như bản chất của tiền lương.

 Nhiệm vụ của các NHTM còn gắn liền với mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương nên các NHTM chưa thực sự chủ động trong kinh doanh, còn ít nhiều chịu ảnh hưởng tác động của chính quyền địa phương và các đơn vị quản lý hành chính đối với các quyết định kinh doanh của các NHTM, cụ thể là hậu quả của việc cho vay khắc phục hậu quả Bão số 5 của Chính phủ, nợ cho vay vùng đệm U Minh, khu căn cứ cách mạng của tỉnh, đến nay vẫn chưa được Chính phủ và UBND xử lý.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH KIÊN GIANG (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w