gian qua:
- Kiên Giang là tỉnh có tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm khá cao, đường giao thông vận tải mặc dù đa dạng (có đường bộ, đường thủy, đường hàng không) nhưng chưa được quan tâm phát triển đúng mức nên gặp nhiều khó khăn trong việc giao thương, phát triển kinh tế. Nền kinh tế thuần nông của tỉnh bị nhiều ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, dịch họa, biến động thất thường của giá cả nông thủy sản từ đó làm cho tốc độ phát triển kinh tế không cao.
- Vị trí địa lý không thuận lợi (nằm ở điểm cùng của phía Tây Nam của tổ quốc), hệ thống giao thông chưa phát triển nên Kiên Giang chưa có khu công nghiệp nghiệp tập trung, ngành công nghiệp Kiên Giang chỉ dừng lại ở việc phát triển mạnh sản xuất xi măng, chế biến thủy hải sản chỉ dừng lại ở mức độ vừa phải. Vì vậy, không có các dự án đầu tư từ nước ngoài hoặc các dự án lớn cần nhiều vốn, nên hoạt động kinh doanh của Chi nhánh chỉ tập trung chủ yếu vào kinh tế hộ, hộ nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. do đó chi phí cho vay cao và cần nhiều con người để thực hiện công việc.
- Do kinh tế mang tính thuần nông lại chưa phát triển, trình độ dân trí và thu nhập của người dân còn thấp, các TCKT trên địa bàn không nhiều, lượng tiền nhàn rỗi của các doanh nghiệp ngày càng giảm do nhu cầu sử dụng để đầu tư đổi mới công nghệ, nhằm chuẩn bị cho quá trình hội nhập. Một số khách hàng lớn, khách hàng truyền thống đã thực hiện giao dịch với nhiều ngân hàng để có sự đối trọng hợp lý về phương diện lãi suất. Từ đó công tác HĐV của Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn.
- Hiện nay, số lượng các NHTMCP trên địa bàn ngày càng tăng. Tình hình cạnh tranh đã và đang diễn ra rất gay gắt, thực hiện lôi kéo khách hàng của các NHTM Nhà nước thông qua cạnh tranh không lành mạnh bằng cách giảm các điều kiện cho vay vốn, tăng mức cho vay quá cao,… từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chung của hệ thống ngân hàng.
- Về tiền lương: Hiện nay các NHTMCP đang thực hiện chi trả lương cho một số đối tượng cán bộ rất cao để thu hút cán bộ từ các NHTMQD đặc biệt là những cán bộ đã được các NHTMQD quy hoạch, đào tạo. Với mức lương và thu nhập của NHCT còn thấp so với các NHTM khác, do đó nếu không kịp thời điều chỉnh tiền lương và thu nhập cho phù hợp thì hiện tượng “chảy máu chất xám” từ hệ thống NHCT là điều không thể tránh khỏi.
- Việc xử lý tài sản thu hồi nợ quá hạn, đặc biệt là xử lý tài sản thu hồi nợ cho vay khắc phục hậu quả Bão số 5 và cho vay “đầu tư về nguồn” Vùng đệm U Minh gặp rất nhiều khó khăn do sự thiếu hỗ trợ từ phía các cơ quan có chức năng.
- Đối với cho vay DNNN, Chi nhánh gặp một số khó khăn, vướng mắc như sau:
◊ Năng lực tài chính:
Đa số các DNNN có tình hình tài chính yếu nên nhu cầu vay vốn thường cao hơn rất nhiều lần so vốn điều lệ. Nhu cầu vay vốn tăng đã gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc quyết định tín dụng, vì nếu không đáp ứng thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến không có nguồn trả nợ. Nếu tiếp tục đầu tư cho doanh nghiệp thì không tuân thủ đúng quy chế cho vay và chỉ đạo về chính sách tín dụng của NHCT.VN.
◊ Quyền sử dụng đất của các DNNN hầu hết là đất thuê trả tiền hàng năm, nên
không đủ điều kiện để nhận thế chấp. Do vậy, tài sản có thể nhận thế chấp, cầm cố được chủ yếu là tài sản gắn liền với đất và các phương tiện, máy móc thiết bị. Tuy nhiên,
chứng thư chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, quyền sử dụng của các loại tài sản này thường không đầy đủ hoặc chưa được chuyển đổi sở hữu sang cho pháp nhân mới theo quy định (đối với doanh nghiệp chuyển đổi). Mặt khác, các DNNN còn ngại thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản và đăng ký giao dịch bảo đảm. Vì vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu thế chấp, cầm cố tài sản cho ngân hàng. Do đó các khoản nợ vay của các DNNN phần lớn đều không có bảo đảm bằng tài sản.
Tóm lại, năng lực tài chính yếu cùng với việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là rủi ro lớn đối với hoạt động cho vay của các NHTM nói chung và của CN.NHCT.KG nói riêng. Với những con số xử lý rủi ro trong thời gian qua đã minh chứng cho điều nay.
- Vướng mắc về cơ chế, chính sách, các cơ chế tín dụng chậm được đổi mới, thiếu đồng bộ. Từ đó ảnh hưởng đến việc cho vay và xử lý nợ của NHTM. Ví dụ như:
+ Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN quy định đối với một khách hàng tại phòng giao dịch, điểm giao dịch không quá 500 triệu đồng, từ đó làm giảm tính tự chủ trong hoạt động, khả năng phục vụ khách hàng của ngân hàng.
+ Khoản 7, Điều 113 và Tiết c, Khoản 1, Điều 114 Luật đất đai năm 2003 quy định người có quyền sử dụng đất chỉ được thế chấp tài sản này tại TCTD (hoặc các TCKT, cá nhân) để vay vốn sản xuất kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc Luật không cho phép thế chấp QSD đất để vay vốn với mục đích khác ngoài SXKD như tiêu dùng, phục vụ đời sống. Quy định này quá chặt và không phù hợp với chính sách kích cầu của Nhà nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển,…
- Hầu hết các doanh nghiệp đều lập và gửi báo cáo tài chính rất chậm trễ. Phần lớn các báo cáo đều không qua kiểm toán. Việc này đã gây ra một số trở ngại lớn trong quan hệ tín dụng:
+ Ngân hàng không có cơ sở pháp lý để phân tích, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ;
+ Độ tin cậy cũng như mức độ chính xác, minh bạch của báo cáo tài chính chưa cao. Đồng thời chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật (Luật kế toán và các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính)
+ Không kiểm soát được trạng thái vốn tín dụng mà ngân hàng đã cho doanh nghiệp vay;
- Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Theo số liệu thống kê, xu hướng phát triển của các DNVVN trong những năm gần đây rất mạnh mẽ cả về số lượng và mức độ đóng góp. Đây là bộ phận năng động, hoạt động có hiệu quả và trãi rộng trên hầu hết các ngành nghề, là đối tượng để mở rộng tín dụng để phân tán rủi ro và đa dạng hóa các dịch vụ. Tuy nhiên, việc mở rộng cho vay đối tượng này còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như sau:
◊ Những khó khăn xuất phát từ quy định của NHCT.VN:
+ Quy trình thủ tục các sản phẩm tín dụng áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng, không phân biệt quy mô khách hàng, không phân biệt quy mô khoản vay nên có những điểm chưa phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (đến cuối năm 2006, đầu năm 2007 NHCT VN mới có những quy trình cụ thể cho các đối tượng vay vốn).
+ Có sự phân biệt đối xử giữa DNNN và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.
+ Một số khoản phí của NHCT cao hơn các ngân hàng khác, một số khoản phí NHCT áp dụng nhưng các ngân hàng khác chưa áp dụng phần nào đã ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách hàng.
◊ Những khó khăn, vướng mắc từ phía khách hàng:
+ Khó khăn lớn nhất từ phía khách hàng là quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ, năng lực tài chính không lành mạnh nên hạn chế khả năng đầu tư và khó đáp ứng được yêu cầu về mức vốn tự có tối thiểu để được vay vốn ngân hàng. Mức vốn tự có nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp khiến cho các doanh nghiệp dễ đổ bể khi đối mặt với những diễn biến bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đảm bảo tính minh bạch về các thông tin tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính thường không đầy đủ, không cập nhật, kém tin cậy, nhiều hệ thống sổ sách kế toán khác nhau. Hơn nữa, các giao dịch của DNVVN, nhất là các hộ kinh doanh, các cở sản xuất thường theo phương thức mua bán trao tay, không có hợp đồng kinh tế, một số trường hợp thậm chí không có hóa đơn, thanh toán bằng tiền mặt nên ngân hàng khó đánh giá doanh số hoạt động thực tế cũng như xác minh nguồn trả nợ.
+ Tính kế hoạch, tính chiến lược trong hoạt động SXKD không cao, đặc biệt là khả năng xây dựng kế hoạch tài chính, phương án kinh doanh, dự án đầu tư rất hạn chế; hoạt động kinh doanh chủ yếu theo thương vụ.
+ Phần lớn đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu quản lý điều hành dựa vào kinh nghiệm; bộ máy quản lý tài chính thương hay thay đổi, vì vậy khó khăn trong phối hợp với ngân hàng.
+ Về tài sản bảo đảm: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có sự phân biệt rạch ròi giữa tài sản thuộc sở hữu của cá nhân chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp nên gây khó khăn cho việc nhận TSBĐ của ngân hàng.