XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HÔ Ù TRỢ DẠY MẠNG TINH THỂ: 1 GIỚI THIỆU:

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐÀU SỬ DỤNG 3D STUDIO MAX ĐỂ XÂY DỰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH VỀ CÁC MẠNG TINH THỂ TRONG KIM LOẠI ĐỂ ÁP DỤNG VÀO DẠY HỌC PHẦN VẬT LÝ CHẤT RẮN (Trang 41 - 46)

3.1. GIỚI THIỆU:

Ngày nay có rất nhiều công cụ để giúp chúng ta tạo ra nhiều ứng dụng phù hợp và hiệu quả ở nhiều lĩnh vực công tác trong đó có giáo dục. Đối với giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, giáo viên cần thiết cho người học tiếp xúc, làm quen với công nghệ thông tin nhất là trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão hiện nay. Trong đó Internet là một điển hình, một hình thức truy cập (cập nhật) và tìm kiếm thông tin hiệu quả nhưng lại rất nhanh chóng. Do đó, người học cần có kiến thức về công nghệ thông tin cũng như biết cách lướt trên các trang web để truy cập, tìm kiếm những thông tin

hữu ích phục vụ tốt cho công việc học tập của mình. Vì vậy ở đây, bản thân xây dựng chương trình dạy học về cấu trúc mạng tinh thể dưới dạng các trang web đơn giản để từ đó người học làm quen với cách tiếp xúc các trang web. Qua đó sẽ giúp ích cho những người có nhu cầu tìm kiếm thông tin trên mạng thì truy cập dễ dàng hơn.

Để chương trình hoạt động được thì máy tính phải có cài đặt trình duyệt Internet Explorer Browser 4.0 (IE 4) trở lên và tốt nhất là máy tính nên cài từ hệ điều hành Window 95 trở về sau, nếu máy có cấu hình Pentium 3 trở lên thì càng tốt và nên có bộ nhớ Ram từ 64M trở lên, có như vậy thì chương trình chạy sẽ tốt hơn và tốc độ chương trình ít bị hạn chế.

Dưới đây là giao diện của trang web đầu tiên (trang chủ) lúc vừa khởi động chương trình, từ trang chủ này chúng ta sẽ lần lượt đi đến để tìm hiểu một số dạng cấu trúc mạng tinh thể điển hình.

Hình 23: Giao diện chương trình hỗ trợ dạy mạng tinh thể.

Khi cửa sổ chương trình hiện lên, để tiếp tục thì kích nút “Tiếp tục” ngược lại để thoát khỏi chương trình thì kích nút “Thoát”. Nếu kích nút tiếp tục, màn hình sẽ hiện lên cửa sổ bao gồm các mục như bên dưới.

Hình 24: Ba kiểu mạng tinh thể cần mô phỏng

Nếu muốn mô phỏng cấu trúc tinh thể của kiểu mạng nào hãy kích vào kiểu ấy thì chúng ta sẽ được một cửa sổ mới thể hiện những mô phỏng về dạng mạng này. Tương tự như cửa sổ trước nếu muốn thoát khỏi chương trình thì kích nút thoát còn nếu muốn quay về cửa sổ trước đó thì kích nút “Quay lại”. Giả sử ta cần mô phỏng cấu trúc mạng tinh thể kiểu FCC (lập phương tâm mặt) thì khi kích vào chữ lập phương tâm mặt, màn hình sau sẽ xuất hiện:

Để được giới thiệu sơ lược về mạng tinh thể kiểu lập phương tâm mặt thì kích vào mục giới thiệu, nếu cần xem mô phỏng về nguyên tử đơn hay nguyên tử khối thì kích vào các mục tương ứng như sau:

Để thực hiện lại kích vào nút play hoặc kích vào màn hình mô phỏng một lần để dừng (nếu trong lúc đang mô phỏng và kích lại lần nữa để tiếp tục nếu mô phỏng đã dừng lại).

Tương tự như các cửa sổ trước để quay về cửa sổ trước đó thì kích vào mục “Quay về” hoặc đóng cửa sổ lại thì kích mục “Thoát”. Đó là mô tả các bước dùng để thực hiện mô phỏng cấu trúc mạng tinh thể kiểu lập phương tâm mặt, còn đối với các kiểu mạng khác thì khi kích vào từng mục ta sẽ được đưa đến một cửa sổ tương ứng để mô phỏng.

Phần đầu của đề tài có đề cập đến vấn đề “trao đổi thông tin trên mạng” chính vì lý do đó nên phần mô phỏng trên các trang web như vừa giới thiệu đã được upload lên mạng nhờ vào một số website chuyên cung cấp tên miền miễn phí như: geoticies.com, brinkster.com...và ở đây tôi đã chọn brinkster.Com vì thế địa chỉ của trang web này sẽ là

“http://www34.brinkster.com/mangtinhthe/mangtinhthe.htm”. Khi truy cập vào đây chúng ta sẽ tìm thấy thông tin về một số kiểu mạng tinh thể đơn giản như đã đề cập trong đề tài.

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐÀU SỬ DỤNG 3D STUDIO MAX ĐỂ XÂY DỰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH VỀ CÁC MẠNG TINH THỂ TRONG KIM LOẠI ĐỂ ÁP DỤNG VÀO DẠY HỌC PHẦN VẬT LÝ CHẤT RẮN (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)