GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM 3DS MAX :

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐÀU SỬ DỤNG 3D STUDIO MAX ĐỂ XÂY DỰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH VỀ CÁC MẠNG TINH THỂ TRONG KIM LOẠI ĐỂ ÁP DỤNG VÀO DẠY HỌC PHẦN VẬT LÝ CHẤT RẮN (Trang 25 - 38)

3ds max là một trong những phần mềm được ứng dụng rất rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, toàn cảnh chương trình 3ds max lúc vừa khởi động được thể hiện như hình 7.

Hình 7: Giao diện ban đầu lúc vừa khởi động 3DS Max

• Pull-down menu (menu kéo xuống): đây là hệ thống menu chính được dùng để truy cập đến các lệnh điều khiển file, các xác lập tuỳ chọn và một vài công cụ khác.

• Right-click menu (menu chuột phải): thông thường khi click chuột phải sẽ nhận được một menu. Loại menu này phụ thuộc vào nơi chúng ta thực hiện click phải và phụ thuộc vật thể đang được chọn trong khi click.

• Command panel (bảng lệnh chính): cho phép truy cập đến hầu hết các công cụ cùng với nhiều tuỳ chọn có săôn để tạo hoặc hiệu chỉnh vật thể.

• Quad menu (menu phần tư): cho phép truy cập đến nhiều công cụ hiệu chỉnh cho vật thể và vật thể thứ cấp.

• Keyboard shortcut (phím tắt): sử dụng và thay đổi các phím tắt cho một hoặc tổ hợp hai phím để truy cập đến nhiều lệnh.

• Status bar (thanh trạng thái): nằm ở phía dưới cùng của màn hình, bao gồm nhiều lệnh khác nhau và các ô thông tin chẳng hạn như ô đọc toạ độ vị trí hiện hành của con trỏ, khoảng cách ô lưới hiện hành, số lượng vật thể đang được chọn và thông tin của lệnh hiện hành. Thanh trạng thái cũng có các nút điều khiển các tuỳ chọn truy chụp (snap) và các chức năng điều khiển thời gian.

• Time slider and Track Bar (thanh trượt Time và thanh Track bar): thanh trượt khung có thể được dịch chuyển để xác lập khung (frame) hiện hành của hoạt cảnh. Thanh Track bar thể hiện caúc khung chủ (key) được tạo thành bằng cách hiệu chỉnh vật thể khi nút Animation được bật.

• Transformation (phép biến đổi): Move (di chuyển), Rotate (xoay) và Scale (thu phóng) là ba phép biến đổi trong 3ds max 4.

Nhiều menu của 3ds max 4 có tính chất động và sẽ tự đáp ứng theo từng loại công cụ rất tiện dụng. Ví dụ, nếu muốn tạo một khối hộp và click chuột phải để truy cập đến menu phần tư thì sẽ được đáp ứng bằng menu phần tư Display (hiển thị) và Transform (biến đổi). Nếu chọn tuỳ chọn Convern To: Editable Mesh trong menu phần tư Transform, khối hộp sẽ trở thành vật thể lưới khả chỉnh có hình dạng khối hộp. Sau đó click chuột phải lần nữa vào nó thì sẽ được giới thiệu bởi menu phần tư khác là: Display, Transform, Tools 1 và Tools 2. Các menu Tool (công cụ) là các tuỳ chọn mới được bổ sung dành riêng để hiệu chỉnh các vật thể lưới khả chỉnh. Trong khi đó, tuỳ chọn Convert To: Patch sẽ đem lại các tuỳ chọn khác dành riêng để hiệu chỉnh loại vật thể tấm (patch).

Các phím tắt và menu tùy biến là các công cụ giúp ích rất nhiều trong việc tăng hiệu suất làm việc. Tuy nhiên việc sử dụng giao diện sắp xếp chuẩn và hệ thống menu mặc định sẽ giới thiệu cho chúng ta được nhiều tuỳ chọn thể hiện một cách thức trực quan hơn là các phím tắt.

Sau đây là diễn tả các menu được sắp xếp hợp lý của hệ thống menu và cách thức truy cập đến các tuỳ chọn trong phạm vi của các khu vực này. v Menu kéo xuống (Pull-down menu): các menu nằm trên đỉnh màn hình như

File, Edit, Tools v.V...được gọi là các menu kéo xuống. Hình 8 thể hiện tất cả các menu kéo xuống.

Hình 8: Các menu kéo xuống của 3ds max 4

Di chuyển con trỏ lên một trong các menu này và click để làm xuất hiện một menu kéo xuống gồm nhiều tuỳ chọn trong một vài dạng thức khác nhau, như ta thấy trong hình 9.

Hình 11

Di chuyển con trỏ lên một trong các menu này và click để làm xuất hiện một menu kéo xuống gồm nhiều tuỳ chọn trong một vài dạng thức khác nhau như ta có thể thấy trong menu Rendering bên cạnh, menu có các dạng thức khác nhau với nhiều chức năng khác nhau như được diễn tả dưới đây:

Chữ màu đen: các tuỳ chọn chữ không có dấu hiệu nào khác là các lệnh trực tiếp. Khi ta click, một lệnh nào đó sẽ được thực thi ngay lập tức, ví dụ lệnh

Show Last Rendering (hình 10) hiển thị các hình ảnh render vừa mới thực hiện, các lệnh thông dụng thường có phím tắt đi kèm nằm ở bên phải trong menu kéo xuống.

Chữ màu xám: dấu hiệu này cho biết lệnh không có hiệu lực tại thời điểm đó. Ví dụ như bạn không thể thực hiện lệnh Show Last Rendering như hiển thị trong hình trên.

Chữ có dấu ba chấm phía sau: khi được click, các lệnh này sẽ gọi ra một hộp thoaüi có các tuỳ chọn trên đó, ví dụ lệnh Enviroment...là một điển hình.

Chữ có dấu mũi tên đen phía sau: click các lệnh này sẽ gọi ra một menu thứ cấp với các tuỳ chọn mới. Điển hình như lệnh Track View .

Sau đây là minh hoạ một vài lệnh thường dùng trong menu File, Edit, Group, View, Rendering, Customize...

Hình 9: Menu kéo xuống Edit Hình 10: Menu

Hình 12 Ø File:

ü New:tạo tập tin mới hoàn toàn với phần mở rộng mặc định là “.max”, phím tắt là Ctrl+N. Nếu trong lệnh có kèm theo dấu “...” có nghĩa là khi ta click chuột vào sẽ hiện ra một hộp thoại mới với các tuỳ chọn hoặc xác lập khác cho lệnh đó. Chẳng hạn như lệnh

New ở trên khi ta click vào sẽ hiện ra hộp thoại như hình 12.

ü Reset: phục hồi lại toàn cảnh giống

như lúc vừa khởi động chương trình. Khi click vào sẽ hiện ra hộp thoại cần xác nhận xem bạn có thật sự muốn phục hồi không?

ü Open: mở tập tin đã tồn tại, khi click vào sẽ hiện ra hộp hội thoại như hình 13. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục History cho thấy thư mục mà ta đã mở trước đó, click vào nút có hình tam giác ngược bên phải để chuyển đổi thư mục làm việc.

Mục Look in cho biết ta đang ở thư mục hiện hành nào, click vào nút có hình tam giác ngược bên phải để chuyển đổi thư mục làm việc. Với các nút lệnh bên phải là: có các chức năng lần lượt như sau: đi đến thư mục vừa truy xuất trước đó, trở lên thư mục cha, tạo thư mục mới, cách thức hiển thị thư mục.

Mục File name thể hiện tên tập tin khi ta click chuột vào tập tin trong cửa sổ bên trên, hoặc ta có thể đánh trực tiếp tên tập tin vào hộp này để mở.

Hình 13: Hộp thoại open File

Mục Files of type hiển thị kiểu file muốn mở.

Dấu cộng bên trái mục save sẽ cộng thêm một đơn vị vào tên tập tin có trong hộp thoại file name. Giả sử hộp file name đang hiển thị tên file “ape” thì khi click vào dấu cộng tên này sẽ đổi thành “ape01” và thế là chương trình sẽ tự tìm đến file này để mở, nếu file không tồn tại chương trình sẽ báo lỗi và buộc ta chọn lại.

ü Save (ctrl+s): lưu tập tin, một hộp thoại chi tiết sẽ hiện ra khi ta click vào.

Các mục tương tự như open

chỉ khác ở hộp thoại save in

cho phép chọn thư mục cần lưu, dấu cộng bên trái nút save có nghĩa là lưu với tên có trong hộp thoại file name đồng thời cộng thêm một đơn vị vào tên file (hình 14).

Save as: lưu file bằng một tên khác với tên đã lưu trước đó.

Ø Menu Edit dùng để chọn vật thể như các lệnh “Select...”, nhân bản vật thể “Clone”, xoá vật thể “Delete”, các thao tác phục hồi vật thể “Undo, Redo, Hold, Fetch”...

Ø Menu Group chức năng nhóm các vật thể theo nhiều cách khác nhau.

Ø Menu View thể hiện cách thức hiển thị chương trình theo nhiều hình dáng khác nhau.

Ø Menu Rendering có chức năng kết xuất các hình ảnh mà chúng ta tạo được, và thể hiện ở nhiều dạng file như bmp, avi...

Hình 16

Hình 17

Ø Menu Customize với công cụ này chúng ta có thể load những file hình thức có săôn của chương trình để ứng dụng xử lý thích hợp cho từng công việc...

Để thực hiện công việc một cách hiệu quả ta cũng cần đến thanh công cụ bên dưới (bảng lệnh tab hình 15):

Muốn xuất hiện thanh công cụ này ta thực hiện như sau: chọn Customize\Load Custom UI Scheme\ 3d StudioMaxR3.Cui.

v Menu click chuột phải: có nhiều khu vực trong giao diện của 3ds max 4 mà ta có thể click chuột phải để làm xuất hiện một menu. Loại menu này sẽ phụ thuộc vào vị trí nơi ta click chuột phải và loại vật thể nào trong khung cảnh đang được chọn. Ví dụ menu hình 16 xuất hiện khi click chuột phải vào giữa các nút lệnh toolbar chính.

v Trong khung nhìn perspective nếu click chuột phải tại một vị trí bất kỳ ta sẽ nhìn thấy menu phần tư Transform và Display xuất hiện(hình 17).

v Nếu ta di chuyển con trỏ chuột đến khu vực bảng lệnh chính nằm phía cạnh phải của màn hình. Click phải để gọi một menu khác cho phép ta lướt qua bảng lệnh và các bảng cuộn của nó (hình 18)

Hình 15: Bảng lệnh tab

v Các thanh Toolbar và bảng lệnh tab: nằm ngay dưới menu kéo xuống (hình 19).

Hình 19: Menu kéo xuống

Tại đây ta có các nhóm nút lệnh liên quan đến nhiều phương diện của 3ds max 4 mà ta sẽ truy cập thường xuyên trong quá trình làm việc. Bao gồm các lệnh sau:

• Các lệnh Undo và Redo. • Các tuỳ chọn vật thể. • Các lệnh biến đổi. • Các tuỳ chọn hệ toạ độ. • Các công cụ gióng. • Các tuỳ chọn Render.

Phần lớn các công việc đều thông qua toolbar chính để chọn và biến đổi vật thể. Ví dụ việc chọn các vật thể như: chọn theo vùng (Selection Region), chọn theo tên (Select by Name) v.v...

Thông qua bảng lệnh tab ta có thể truy cập các lệnh khác bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Objects: tab này bao gồm các vật thể 3ds max 4 nguyên sinh (primitive) và nguyên sinh mở rộng (Extended primitive).

• Shapes: bao gồm các loại đường Spline 2D và các đường cong NURBS.

• Compounds: bao gồm các công cụ Morph (biến hình), Conform (phù hợp), Connect (nối liền) v.v...

• Light and Camera: ta có thể tạo các nguồn sáng và camera từ trong tab này.

• Particles: cho phép truy cập các lệnh tạo ra hệ thống hạt.

• Helper: các vật thể trợ giúp như Dummy (ảo), Point (điểm), Tape Measure (thước dây). Cùng với các khối Gizmo có tác dụng giống như những hộp chứa cho các hiệu quả khí quyển như sương mù (fog) hoặc đám cháy (combustion).

• Modifiers: tập hợp đầy đủ tất cả các phép hiệu chỉnh 2D và 3D.

• Modeling: chứa đựng các công cụ thường dùng trong việc tạo mô hình.

• Rendering: các tuỳ chọn render chuẩn cùng với các tuỳ chọn khác cho môi trường và bộ trình diễn RAM Player.

v Bảng lệnh chính: hầu hết các công cụ hiệu chỉnh được tìm thấy trong bảng lệnh này. Thường thì bảng lệnh chính nằm ở cạnh phải màn hình, trong đó bảng lệnh Create được mở săôn. Có tất cả sáu bảng lệnh như sau:

• Create (tạo vật thể): từ đây có thể truy cập các công cụ để tạo ra các vật thể 2D hoặc 3ds max 4, các hệ thống hạt, các bề mặt dạng tấm (patch) v.v...

• Modify (hiệu chỉnh): khi một vật thể được chọn trong khung cảnh, chúng ta có thể vào bảng lệnh modify để truy cập đến rất nhiều phép hiệu chỉnh ở cấp độ vật thể và vật thể thứ cấp.

• Hierarchy (phả hệ): chúng ta có thể hiệu chỉnh điểm chốt (pivot point), các tuỳ chọn chuyển động học đảo (Inverse Kinematics) và các điều chỉnh về liên kết (link).

• Motion (chuyển động): gaõn các phép điều khiển hoạt cảnh cho vật thể hoặc điều chỉnh các xác lập khung chủ cho hoạt cảnh.

• Display (hiển thị): tuỳ chọn để làm ẩn (hide), hoặc làm đông (freeze) các vật thể cùng các thuộc tính hiển thị khác nhau cho khung cảnh chẳng hạn như phương thức nhìn xuyên (see through), quỹ đạo (Trajectory) hoạt cảnh, hiển thị đỉnh (vertex tick) v.v...

• Utilities (tiện ích): có nhiều tiện ích đa dạng giúp thao tác cho khung cảnh. Nhiều tính năng ở đây có thể không có trong chương trình phần mềm chuẩn mà là các công cụ bổ sung như là phần thưởng được cài thêm vào.

Bảng lệnh được tạo thành từ nhiều phương thức truy cập khác nhau, bao gồm:

• Nút lệnh: các nút lệnh có biểu tượng cho biết chức năng của lệnh.

• Danh sách: khi click vào một danh sách, ta được các tuỳ chọn cho các phương pháp tạo hình mới hoặc cho các danh sách các phép hiệu chỉnh.

• Bảng cuộn: các bảng cuộn được cho biết bằng một thanh có dấu cộng (+) khi cuộn vào và dấu (-) khi bung ra. Có thể truy cập đến các bảng cuộn bằng cách click chuột phải vào bảng lệnh.

v Menu phần tư: xuất hiện khi click chuột phải, đây là tính năng mới của 3ds max 4. Mục đích của nó là làm tăng hiệu suất làm việc bằng cách đặt vào đó các lệnh và tuỳ chọn thường dùng rất tiện lợi.

v Phím tắt: có nhiều lệnh và tuỳ chọn của 3ds max 4 có thể được truy cập bằng cách sử dụng từ một đến tổ hợp ba phím tắt. Có một số trường hợp các phím tắt được gán săôn ví dụ như: phím H dùng để truy cập đến danh sách Select by Name (chọn theo tên) hoặc phím M dùng để gọi hộp thoại Material Editor (bộ biên tập vật liệu).

Các phím tắt hoàn toàn có thể được tuỳ biến và có thể được lưu dưới dạng file “*.kbd” để người dùng có thể mang hệ thống phím tắt của họ vào các máy tính khác.

v Định hướng khung nhìn: có hai phần cơ bản để định hướng khung nhìn: quan sát cách sắp xếp của khung nhìn và thay đổi vị trí các khung.

Để thay đổi cấu hình cách sắp xếp các khung nhìn, ta có thể click bất kỳ vào một khung nhìn nào đó và vào mục Viewport Configuration, click vào tab

Layout chúng ta sẽ thấy được các loại cấu hình sắp xếp (hình 20).

Bằng cách click chuột phải vào hình ảnh đại diện cho khung nhìn trong hộp thoại này, ta có thể làm xuất hiện một menu với danh sách gồm các loại khung nhìn để chọn (hình 21).

Các điều khiển định hướng khung nhìn bao gồm tám nút lệnh nằm ở góc dưới bên phải của màn hình. Hình 22 thể hiện các nút lệnh định hướng đối với khung nhìn Perspective (phối cảnh). Các loại khung nhìn khác nhau sẽ có các nút lệnh tương ứng khác nhau. Nếu click chuột phải vào khung nhìn Front để kích hoạt nó, chúng ta sẽ thấy nút lệnh nằm ở bên trái ngoài cùng của hàng dưới sẽ chuyển từ lệnh Field Of View (thị trường) thành lệnh Region Zoom (zoom theo vùng).

Hình 20: Tab Layout của hộp thoại Viewport Configuration

Hình 22:Tám nút lệnh nằm ở góc dưới bên phải màn hình là các công cụ điều chỉnh định hướng khung nhìn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 21: Click chuột phải vào hình ảnh đại diện khung nhìn để chọn khung nhìn khác.

Các phím tắt cũng có thể được gán cho các công cụ định hướng khung nhìn. Ví dụ phím I đại diện cho lệnh Pan Viewport. Lệnh này cho phép sử dụng trong lúc đang thực thi giữa chừng một lệnh khác, nó dịch chuyển màn hình sao cho con trỏ chuột luôn nằm ở trung tâm của khung nhìn. Phím W là một phương pháp sử dụng thường xuyên để chuyển đổi khung nhìn sang kích thước cực đại toàn màn hình hoặc ngược lại.

v Thanh trạng thái: thể hiện các thông tin và nút lệnh, bao gồm như sau:

• Cửa sổ MAXScript Mini Listener chia làm hai dòng, màu hồng ở phía trên và màu trắng ở phía dưới.

• Dòng trạng thái cho biết số vật thể đang được chọn.

• Dòng nhắc nằm ngay dưới dòng trạng thái, thường hiển thị các chỉ dẫn cho biết chương trình đang cần gì hoặc những gì ta có thể thực hiện kế tiếp. Các ToolTip cũng xuất hiện ở đây khi ta đặt con trỏ lên các nút lệnh.

• Nút chuyển đổi chế độ khoá tập chọn.

• Khung hiển thị toạ độ cho biết toạ độ hiện hành của con trỏ.

• Khung hiển thị xác lập lưới.

• Khung hiển thị mốc thời gian.

• Nút chuyển đổi vùng ưu tiên phím tắt.

• Nút chuyển đổi phương thức chọn cửa sổ/chọn cắt.

• Nút chuyển đổi quyền ưu tiên giảm cấp.

• Nút chuyển đổi chế độ truy chụp.

v Thanh trượt Time và thanh Track bar: cho phép thao tác và quan sát các khung chủ của hoạt cảnh. Khi nút Animation được bật chuyển sang màu đỏ

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐÀU SỬ DỤNG 3D STUDIO MAX ĐỂ XÂY DỰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH VỀ CÁC MẠNG TINH THỂ TRONG KIM LOẠI ĐỂ ÁP DỤNG VÀO DẠY HỌC PHẦN VẬT LÝ CHẤT RẮN (Trang 25 - 38)