Cơ cấu các mặt hàng của Công ty Cổ phần Dược và VTYT Thái Nguyên cung

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả cung ứng thuốc cho các bệnh viện công lập của công ty cổ phần và vật tư y tế thái nguyên năm 2011 (Trang 50)

Nguyên cung ứng vào các bệnh viện trong năm 2011.

Trong kết quả cung ứng thuốc của Công ty Cổ phần Dược và VTYT Thái Nguyên vào các bệnh viện trong năm 2011 ta thấy, tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước được cung ứng với khối lượng gấp 6,84 lần số lượng của thuốc nhập khẩu, nhưng về giá trị cung ứng thì chỉ gần bằng giá trị của thuốc nhập khẩu, điều này cho thấy phần lớn các thuốc sản xuất trong nước được cung ứng là các thuốc thông thường, có giá thành rẻ, rất ít thuốc đặc trị; ngược lại các thuốc nhập khẩu thường có giá khá cao do nhiều thuốc đặc trị, thuốc chuyên khoa ngoài ra các thuốc kháng sinh, vitamin, thuốc hạ nhiệt giảm đau

cũng được sử dụng nhiều do có chất lượng cao hơn và phần nào là do tâm lý chuộng thuốc ngoại.

Các thuốc đơn chất chiếm đa số trong cơ cấu cung ứng vào các bệnh viện, đạt khoảng 70% về khối lượng tiêu thụ và 73% về giá trị tiêu thụ, thuốc phối hợp chỉ chiếm khoảng 30% về khối lượng và 27% về giá trị; trong đó các thuốc đơn chất sản xuất trong nước có khối lượng tiêu thụ gấp 5 lần thuốc đơn chất nhập khẩu nhưng về giá trị tiêu thụ lại thấp hơn; thuốc phối hợp sản xuất trong nước có khối lượng tiêu thụ gấp hơn 25 lần nhưng giá trị tiêu thụ chỉ gấp 1,32 lần so với thuốc phối hợp nhập khẩu.

Xét cơ cấu thuốc đã cung ứng theo gói thầu ta thấy, gói thầu thuốc biệt dược tuy chiếm tỷ chỉ khoảng 14% về khối lượng, song giá trị lại chiếm trên 45%; đặc biệt thuốc biệt dược nhập khẩu chiểm tỷ lệ rất khiêm tốn khoảng 1,61% về khối lượng, nhưng về giá trị lại đạt tới trên 31,56%. Như vậy có thể thấy các thuốc trúng thầu trong gói thầu biệt dược có vai trò hết sức quan trọng. Theo qui định tại Thông tư 10/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/08/2007 thì danh mục thuốc mời thầu theo tên biệt dược phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua thuốc phê duyệt, cụ thể tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên là Uỷ ban Nhân dân tỉnh; với qui định chưa thật chặt chẽ như vậy thì thường trong danh mục kế hoạch được phê duyệt cho gói thầu biệt dược ngoài các biệt dược gốc luôn có xen lẫn các thuốc khác, sử dụng tên thương mại để mời thầu và với tính chất “chỉ thầu” như vậy các thuốc này thường trúng thầu với giá rất cao. Đây thực sự là kẽ hở trong qui định đấu thầu khiến sự cạnh tranh trong đấu thầu thuốc trở nên thiếu lành mạnh. Gói thầu thuốc generic vẫn chiếm chủ đạo về khối lượng tiêu thụ nhưng thuốc generic nhập khẩu vẫn vượt trội về tỷ lệ giữa giá trị cung ứng và khối lượng cung ứng.

Kết quả phân tích theo ABC cho thấy doanh số cung ứng lớn nhất là các thuốc nhóm A, mặc dù chỉ cố 73 mặt hàng (chiếm 15,50% số lượng mặt hàng

đã cung ứng) nhưng đã đem lại khoảng 75% doanh số cung ứng vào các bệnh viện cho công ty và cũng đạt khoảng 43% về khối lượng tiêu thụ. Đây có thể nhận định là nhóm hàng chủđạo cần được quan tâm khai thác.

Trong Nhóm A, thuốc sản xuất trong nước được cung ứng với khối lượng rất lớn tới 82,49%, nhưng về giá trị cung ứng chỉ đạt 45,33%, như vậy các thuốc sản xuất trong nước cung ứng vào các bệnh viện có giá bình quân thấp và tập trung vào các thuốc có số lượng sử dụng lớn. Thuốc ngoại chỉ chiếm từ 17,51% về khối lượng nhưng lại chiếm từ 54,67% giá trị cung ứng.

Các thuốc thuộc gói thầu biệt dược trong nhóm A đóng góp giá trị tiêu thụ vượt trội so với các thuốc thuộc gói thầu genegic (gấp 1,38 lần), nhưng về khối lượng các thuốc generic có khối lượng tiêu thụ lớn hơn rất nhiều (gấp 2,49 lần). Như vậy, tỷ lệ thuốc generic được sử dụng để thay thế thuốc biệt dược vốn có giá thành cao đã thể hiện khá rõ.

Cơ cấu các thuốc cung ứng trong nhóm A theo mã ATC cho thấy thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm có tỷ lệ cung ứng cao nhất đạt 50,96% về khối lượng và 30,86% về giá trị; nhóm hóc môn và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết đứng thứ 2 về giá trị tiêu thụ (9,30%); Nhóm các thuốc tim mạch đứng thứ 3 về doanh số (8,96%); Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương đứng thứ 4 (7,75%). Với 4 nhóm thuốc trên đã đóng góp gần 80% doanh số của nhóm A, như vậy các nhóm thuốc này có thể coi là các nhóm thuốc chủ đạo cần được công ty đặc biệt quan tâm khai thác;

Qua phân tích nhóm thuốc gồm 15 thuốc có doanh số tiêu thụ lớn nhất nhóm A (chiếm 44,24% doanh số nhóm A) cho thấy các thuốc nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu cung ứng của nhóm, đặc biệt là các thuốc nhập khẩu, tập trung ở các hoạt chât như: Cefotaxim, Ceftazidim, Cefoperazon + Sulbactam, Ampicillin + Sulbactam, Amoxicilin + Acidclavulanic. Bên cạnh đó các thuốc kháng sinh

dạng uống sản xuất trong nước như: Amoxycilin, Cephalexin, Sulfamethoxazon 400mg + Trimethoprim 80mg cũng đã có giá trị tiêu thụ hết sức ấn tượng, đây là các thuốc được sử dụng phổ biến tại các cơ sở điều trị do đó có số lượng sử dụng là rât lớn. Các thuốc Nhóm hóc môn và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết cũng có giá trị tiêu thụ không nhỏ, nên chú ý các thuốc nhóm Glucocorticoid và thuốc điều trị tiểu đường, do mức độ phổ biến trong điều trị và xu hướng các bệnh xã hội hiện tại đang có nguy cơ bùng phát.

Mặt khác, trong cơ cấu tiêu thụ của 15 thuốc có doanh số hàng đầu này thì chỉ có 03 thuốc do Công ty Cổ phần Dược và VTYT Thái Nguyên chủ động khai thác và làm thị trường, sự phụ thuộc quá lớn của Công ty vào sự uỷ thác phân phối của các đối tác khác thể hiện Công ty chưa thực sự chủ động trong công tác đấu thầu; với lĩnh vực đóng góp tới 80% tổng doanh thu hàng năm của Công ty mà vẫn ở mức độ phụ thuộc như vậy thì hoạt động kinh doanh của Công ty có mức độ rủi ro rất lớn và thiếu tính linh hoạt, bền vững.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả cung ứng thuốc cho các bệnh viện công lập của công ty cổ phần và vật tư y tế thái nguyên năm 2011 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)