Trong DMTBV, tỷ lệ thuốc nội và thuốc ngoại phản ánh quan điểm lựa chọn thuốc của bệnh viện: ưu tiên thuốc nội hay thuốc ngoại. Tỷ lệ thuốc nội và thuốc ngoại trong danh mục thuốc Viện Y học Hàng không năm 2013 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3. Tỷ lệ thuốc nội và thuốc ngoại
Nguồn gốc Số lượng
Tỷ lệ (%)
Giá trị tiền thuốc (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Thuốc nội 242 57,6 3.488,5 46,0 Thuốc ngoại 178 42,4 4.091.9 54,0 Tổng số 420 100,0 7.580,4 100,0
0 10 20 30 40 50 60
Số lượng Giá trị tiền thuốc
Thuốc nội Thuốc ngoại
Hình 3.1. Tỷ lệ thuốc nội và thuốc ngoại
Nhận xét:
Từ bảng trên ta thấy: số lượng thuốc nội (57,6%) lớn hơn hẳn số lượng thuốc ngoại (42,4%) đã cho thấy Viện YHHK ưu tiên cho việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước; tuy nhiên do giá thành của thuốc nội thấp hơn nhiều giá thuốc ngoại nên giá trị tiền thuốc sử dụng của thuốc ngoại (54,0%) lớn hơn thuốc nội (46,0%).
3.1.4. Thuốc mang tên gốc và mang tên biệt dược
Dựa vào tỷ lệ thuốc mang tên gốc và thuốc mang tên biệt dược sẽ đánh giá được tính kinh tế trong việc mua thuốc. Tỷ lệ đó được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.4. Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và tên biệt dược
Nội dung Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Giá trị tiền thuốc (triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
Thuốc mang tên gốc 135 32,1 1.048,6 13,8 Thuốc mang tên biệt dược 285 67,9 6.531,8 86,2
Tổng số 420 100,0 7.580,4 100,0
Tỷ lệ thuốc mang tên biệt dược cao gấp hơn 2 lần thuốc mang tên gốc về số lượng nhưng lại gấp 6 lần về giá trị tiền thuốc; điều đó chứng tỏ việc sử dụng nhiều thuốc mang tên biệt dược sẽ dẫn đến lãng phí nguồn kinh phí mua thuốc.
Tuy nhiên, do sự trùng lặp hoạt chất của các sản phẩm, 1 hoạt chất có thể có nhiều nhà sản xuất nên phải dùng tên biệt dược để phân biệt; vì vậy cần có các biện pháp để lựa chọn thuốc mang tên biệt dược mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao.