Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại viện y học hàng không năm 2013 (Trang 34)

Tính số bệnh án và đơn thuốc ngoại trú cần lấy.

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu trong dịch tễ dược học [1], ta có: n = Z2 (1-α/2) P(1-P)

d2 Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu (số bệnh án và đơn thuốc cần có để khảo sát) α: mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05 ứng với độ tin cậy là 95% Z : độ sai lệch của hệ số giới hạn tin cậy (1-α/2). Với α = 0,05, tra bảng với (1-α/2) ta có Z = 1,96

d: độ sai lệch giữa tham số mẫu và tham số quần thể. Chọn d = 0,05 P: tỷ lệ nghiên cứu ước tính. Giá trị P giả định là 0,5

Thay vào công thức ta được n = 385. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn 400 đơn thuốc ngoại trú và 400 bệnh án để nghiên cứu.

2.4.3.2. Phương pháp chọn mẫu

+ Đối với bệnh án: Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu hệ thống.

Tổng số bệnh án của bệnh viện trong năm 2013 là N (N =3.215), thì mỗi bệnh án được lấy ra bằng cách áp dụng khoảng hằng định k.

k = N : 400 = 3.215 : 400 = 8

Trong khoảng từ 1 đến 10 chọn ngẫu nhiên được số 5 thì các bệnh án được lấy ra có số thứ tự lần lượt là 5+1.k, 5+2.k, 5+3.k, 5+4.k, ... (tương ứng với các bệnh án số 13, 21, 29, 37....) cho đến khi đủ 400 bệnh án. + Đối với đơn thuốc ngoại trú: lấy 400 đơn thuốc ngoại trú từ thứ 2 ngày 09/9/3013 đến thứ 6 ngày 13/9/2013 đến khi đủ số lượng.

2.4.4. Phương pháp phân tích số liệu

2.4.4.1. Phương pháp phân tích theo tỷ lệ

Là phương pháp tính tỷ lệ phần trăm của giá trị số liệu của một hoặc một nhóm đối tượng nghiên cứu so với tổng số.

2.4.4.2. Phương pháp phân tích ABC

Dựa trên các thông tin về đơn giá, số lượng tiêu thụ của từng sản phẩm, đơn giá, tiến hành phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách.

Các bước trong phân tích ABC (7 bước) - Bước 1: Liệt kê sản phẩm.

- Bước 2: Điền các thông tin: đơn giá, số lượng sản phẩm.

- Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm (đơn giá x số lượng). Tổng số tiền bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm.

- Bước 4: Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền.

- Bước 5: Sắp xếp lại sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần. - Bước 6: Tính giá trị phần trăm tích lũy cho mỗi sản phẩm, bắt đầu

với sản phẩm số một sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.

- Bước 7: Phân loại theo tiêu chuẩn có tên là ABC như sau:

+ Nhóm A: Gồm các sản phẩm chiếm 75-80% tổng giá trị tiền. + Nhóm B: Gồm các sản phẩm chiếm 15-20% tổng giá trị tiền. + Nhóm C: Gồm các sản phẩm chiếm 5-10% tổng giá trị tiền. Thông thường, sản phẩm nhóm A chiếm 10-20% tổng sản phẩm, nhóm B chiếm 10-20% và 60-80% còn lại là nhóm C.

Số liệu liên quan đến cơ cấu tiêu thụ thuốc được phân tích theo các chỉ số sau:

- Giá trị tiêu thụ (GTTT): là giá trị tiền thuốc được tiêu thụ tính cho từng nhóm.

- Số lượng tiêu thụ (SLTT): là số lượng tiêu thụ tính cho từng nhóm; trong đó mỗi thuốc được quy ra đơn vị đóng gói nhỏ nhất (viên, lọ, ống, chai, tuýp).

- Thuốc nội: là thuốc sản xuất trong nước hoặc thuốc liên doanh. - Thuốc ngoại: là thuốc nhập khẩu.

2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý và trình bày bằng phần mềm Excel for Windows và Word for Windows.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phân tích Danh mục thuốc sử dụng tại Viện Y học Hàng không năm 2013

3.1.1. Mô hình bệnh tật tại Viện Y học Hàng không năm 2013

Đề tài đã thu thập và phân tích số liệu về bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Y học Hàng không trong năm 2013 để lập ra mô hình bệnh tật theo phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10) và được sắp xếp theo tỷ lệ từ cao đến thấp như bảng sau:

Bảng 3.1. Mô hình bệnh tật tại Viện Y học Hàng không năm 2013

STT Mã ICD-10 Tên bệnh Số lượng Tỷ lệ %

1 M00-M99 Bệnh cơ xương khớp và mô

liên kết 762 23,4

2 I00-I99 Bệnh hệ tuần hoàn 562 17,3

3 J00-J99 Bệnh hệ hô hấp 474 14,6

4 A00-B99 Bệnh nhiễm trùng và ký sinh

trùng 371 11,4

5 K00-K93 Bệnh hệ tiêu hóa 327 10,1

6 R00-R99 Bệnh phát hiện qua cận lâm

sàng 134 4,1

7 E00-E90 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và

chuyển hóa 132 4,1

8 N00-N99 Bệnh hệ thống sinh dục - tiết

niệu 123 3,8

9 G00-G99 Bệnh hệ thần kinh 90 2,8

10 C00-D48 Bướu tân sinh (Ung thư) 86 2,6 11 L00-L99 Các bệnh da và mô dưới da 42 1,3

12 S00-T98

Vết thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài

42 1,3

13 H60-H95 Bệnh tai và xương chũm 41 1,3

14 H00-H59 Các bệnh về mắt 30 0,9

15 D50-D89

Bệnh của máu và cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến một số cơ chế miễn dịch

26 0,8

16 Bệnh khác 10 0,3

Tổng số 3.252 100,0

Nhận xét:

Trong năm 2013, mô hình bệnh tật tại Viện Y học Hàng không khá đa dạng với 16 chương bệnh, các chương bệnh có tỷ lệ mắc cao là: bệnh cơ xương khớp và mô liên kết chiếm 23,4%, bệnh hệ tuần hoàn chiếm 17,3%, bệnh hệ hô hấp chiếm 14,6%, bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng chiếm 11,4% và bệnh hệ tiêu hóa chiếm 10,1%.

3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý

Trên cơ sở Danh mục thuốc thiết yếu, Danh mục thuốc chủ yếu và Danh mục thuốc bệnh viện năm 2012, Hội đồng thuốc và điều trị đã tiến hành xây dựng DMTBV năm 2013. Cấu trúc danh mục thuốc năm 2013 có bổ sung các thuốc cần thiết cho điều trị và loại bỏ những thuốc không sử dụng trong năm 2012.

Bảng 3.2. Cơ cấu DMTBV theo nhóm tác dụng dược lý

TT Nhóm thuốc Số lượng Tỷ lệ (%) Hoạt chất Khoản mục Hoạt chất Khoản mục 1 Thuốc tim mạch 41 82 16,9 19,5

2 Thuốc điều trị ký sinh trùng,

chống nhiễm khuẩn 33 70 13,6 16,7 3 Thuốc đường tiêu hóa 29 54 12,0 12,9

4

Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gout và các bệnh xương khớp

15 33 6,2 7,9

5 Hormon và các thuốc tác động

vào hệ thống nội tiết 12 28 5,0 6,7

6 Khoáng chất và vitamin 16 25 6,6 6,0 7 Thuốc chế phẩm y học cổ truyền 9 15 3,7 3,6

8 Thuốc gây tê, mê 11 12 4,6 2,9

9 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi

họng 9 12 3,7 2,9

10

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

9 12 3,7 2,9

11 Thuốc điều trị bệnh da liễu 8 11 3,3 2,6 12 Thuốc chống dị ứng và dùng trong

các trường hợp quá mẫn 7 10 2,9 2,4

13 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 8 9 3,3 2,1 14 Thuốc chống co giật, chống động

kinh 5 9 2,1 2,1

15 Thuốc tác dụng đối với máu 6 8 2,5 1,9 16 Thuốc chống rối loạn tâm thần 6 7 2,5 1,7

17 Thuốc giãn cơ 5 6 2,1 1,4

18 Thuốc lợi tiểu 3 5 1,2 1,2

mặt

20 Thuốc giải độc và các thuốc dùng

trong trường hợp ngộ độc 2 2 0,8 0,5 21 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 2 2 0,8 0,5

22 Thuốc dùng chẩn đoán 2 2 0,8 0,5

23 Thuốc chống parkinson 1 2 0,4 0,5

24 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 1 1 0,4 0,2

Tổng cộng 242 420 100,0 100,0

Nhận xét:

DMTBV năm 2013 được chia làm 24 nhóm tác dụng dược lý với 420 thuốc bao gồm cả thuốc mang tên gốc và thuốc mang tên biệt dược, trong đó có 15 thuốc có nguồn gốc dược liệu. Qua bảng trên ta thấy:

- Nhóm thuốc tim mạch có số lượng hoạt chất và tổng số lượng thuốc nhiều nhất: số lượng hoạt chất là 41 chiếm 16,9%, tổng số lượng thuốc là 82 chiếm 19,5%, kết quả này cũng khá phù hợp với mô hình bệnh tật bởi bệnh tim mạch gồm nhiều nhóm bệnh và cần phải sử dụng nhiều loại thuốc để điều trị. Như vậy, mỗi hoạt chất tương ứng với 02 biệt dược; lượng hoạt chất nhiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho bác sỹ trong kê đơn, thay thế thuốc. Tuy nhiên, việc tồn tại quá nhiều tên biệt dược cho cùng 1 hoạt chất là chưa hợp lý như: hoạt chất Perindopril có 6 biệt dược, mỗi hoạt chất Trimethazidine, Nifedifin, Losartan đều có 4 biệt dược.

- Tiếp theo là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với số lượng hoạt chất là 33 chiếm 13,6%, tổng số lượng thuốc là 70 chiếm 16,7%. Với lượng hoạt chất và biệt dược trong nhóm lớn cho thấy danh mục đủ các loại kháng sinh để phục vụ công tác điều trị.

- Nhóm thuốc đường tiêu hoá đứng thứ ba với số lượng hoạt chất là 29 chiếm 12,0% và tổng số lượng thuốc là 54 chiếm 12,9%.

- Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gout và các bệnh xương khớp chỉ chiếm 7,9% số lượng thuốc trong DMTBV trong khi chương bệnh cơ xương khớp là nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong mô hình bệnh tật (23,43%). Như vậy nhóm thuốc trị bệnh cơ xương khớp vẫn chưa đa dạng so với nhu cầu điều trị bệnh của toàn viện. - Nhóm hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có 12 hoạt chất chiếm 5,0% và tổng số lượng thuốc là 28 chiếm 6,7%.

- Một số nhóm thuốc có tổng số lượng rất ít, chỉ từ 1 đến 2 biệt dược như: thuốc tẩy trùng và sát khuẩn (01), thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc (02), thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu (02), thuốc chống parkinson (02), thuốc dùng chẩn đoán (02)...

3.1.3. Thuốc nội và thuốc ngoại trong danh mục thuốc bệnh viện

Trong DMTBV, tỷ lệ thuốc nội và thuốc ngoại phản ánh quan điểm lựa chọn thuốc của bệnh viện: ưu tiên thuốc nội hay thuốc ngoại. Tỷ lệ thuốc nội và thuốc ngoại trong danh mục thuốc Viện Y học Hàng không năm 2013 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3. Tỷ lệ thuốc nội và thuốc ngoại

Nguồn gốc Số lượng

Tỷ lệ (%)

Giá trị tiền thuốc (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Thuốc nội 242 57,6 3.488,5 46,0 Thuốc ngoại 178 42,4 4.091.9 54,0 Tổng số 420 100,0 7.580,4 100,0

0 10 20 30 40 50 60

Số lượng Giá trị tiền thuốc

Thuốc nội Thuốc ngoại

Hình 3.1. Tỷ lệ thuốc nội và thuốc ngoại

Nhận xét:

Từ bảng trên ta thấy: số lượng thuốc nội (57,6%) lớn hơn hẳn số lượng thuốc ngoại (42,4%) đã cho thấy Viện YHHK ưu tiên cho việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước; tuy nhiên do giá thành của thuốc nội thấp hơn nhiều giá thuốc ngoại nên giá trị tiền thuốc sử dụng của thuốc ngoại (54,0%) lớn hơn thuốc nội (46,0%).

3.1.4. Thuốc mang tên gốc và mang tên biệt dược

Dựa vào tỷ lệ thuốc mang tên gốc và thuốc mang tên biệt dược sẽ đánh giá được tính kinh tế trong việc mua thuốc. Tỷ lệ đó được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.4. Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và tên biệt dược

Nội dung Số

lượng

Tỷ lệ (%)

Giá trị tiền thuốc (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Thuốc mang tên gốc 135 32,1 1.048,6 13,8 Thuốc mang tên biệt dược 285 67,9 6.531,8 86,2

Tổng số 420 100,0 7.580,4 100,0

Tỷ lệ thuốc mang tên biệt dược cao gấp hơn 2 lần thuốc mang tên gốc về số lượng nhưng lại gấp 6 lần về giá trị tiền thuốc; điều đó chứng tỏ việc sử dụng nhiều thuốc mang tên biệt dược sẽ dẫn đến lãng phí nguồn kinh phí mua thuốc.

Tuy nhiên, do sự trùng lặp hoạt chất của các sản phẩm, 1 hoạt chất có thể có nhiều nhà sản xuất nên phải dùng tên biệt dược để phân biệt; vì vậy cần có các biện pháp để lựa chọn thuốc mang tên biệt dược mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao.

3.1.5. Thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc bệnh viện

Tỷ lệ thuốc chủ yếu có trong DMTBV được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5. Thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc bệnh viện

Nội dung Số

lượng

Tỷ lệ (%)

Giá trị tiền thuốc (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Thuốc có trong DMTCY 419 99,76 7.579,8 99,99 Thuốc không có trong

DMTCY 1 0,24 0,6 0,01

Tổng số 420 100,0 7.580,4 100,0

Nhận xét:

DMTBV năm 2013 của Viện YHHK được xây dựng dựa trên căn cứ chính là DMTCY sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành. Có đến 99,76% số lượng thuốc nằm trong DMTCY với giá trị tiền thuốc chiếm 99,99%.

Chỉ có 1 thuốc không nằm trong DMTCY với giá trị tiền thuốc chiếm 0,01%; đó là một thuốc điều trị bệnh da liễu gồm nhiều thành phần trong đó có hoạt chất chưa có trong DMTCY.

3.1.6. Cơ cấu danh mục thuốc theo quy chế chuyên môn

không kê đơn. Cơ cấu các nhóm thuốc trên trong danh mục thuốc Viện YHHK năm 2013 được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 3.6. Cơ cấu danh mục thuốc theo quy chế chuyên môn

Nhóm thuốc Số

lượng

Tỷ lệ (%)

Giá trị tiền thuốc (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Thuốc gây nghiện 3 0,71 1,2 0,02

Thuốc hướng tâm thần và

tiền chất 5 1,19 11,3 0,15

Thuốc thường 412 98,10 7.567,9 99,83

Tổng số 420 100,0 7.580,4 100,0

Nhận xét:

Thuốc gây nghiện chiếm tỷ lệ 0,71% về số lượng và 0,02% về giá trị tiền thuốc. Thuốc hướng tâm thần và tiền chất chiếm tỷ lệ 1,19% về số lượng và 0,15% về giá trị tiền thuốc.

3.1.7. Cơ cấu các loại thuốc đặc biệt

Căn cứ vào danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư 31/2011/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2011 và căn cứ vào kết quả đấu thầu thuốc năm 2013; Viện YHHK đã quy định về các thuốc đặc biệt và sử dụng thuốc đặc biệt như sau: các thuốc có ký hiệu (*) bên cạnh tên hoạt chất là những thuốc dự trữ, hạn chế sử dụng, chỉ sử dụng khi các thuốc khác trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải được hội chẩn (trừ trường hợp cấp cứu). Khoa Dược chỉ cấp thuốc khi có biên bản hội chẩn.

Trong DMTBV năm 2013, có 04 hoạt chất đánh dấu (*) là Ceftriaxon, Amikacin, Levofloxacin (tiêm truyền) và Acid amin (tiêm truyền) với tổng số 08 loại biệt dược, cụ thể như sau:

Bảng 3.7. Cơ cấu các loại thuốc đặc biệt

Nội dung Số

lượng

Tỷ lệ (%)

Giá trị tiền thuốc (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Thuốc có đánh dấu (*) 8 1,9 346,3 4,6

Thuốc không đánh dấu 412 98,1 7.234,1 95,4

Tổng số 420 100,0 7.580,4 100,0

Nhận xét:

Thuốc có đánh dấu (*) bên cạnh tên hoạt chất có 8 thuốc chiếm 1,9% về số lượng và giá trị tiền thuốc là 346,3 triệu đồng chiếm tỷ lệ 4,6% tổng giá trị tiền thuốc.

3.1.8. Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân tích ABC

Phân loại các thuốc đã sử dụng tại Viện Y học Hàng không năm 2013 theo phương pháp phân tích ABC thu được kết quả như sau:

Bảng 3.8. Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân tích ABC

Nhóm Số lượng (thuốc) Tỷ lệ (%) Giá trị tiêu thụ (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Nhóm A 56 13,3 5.697,9 75,2 Nhóm B 60 14,3 1.152,6 15,2 Nhóm C 304 72,4 729,9 9,6 Tổng số 420 100,0 7.580,4 100,0 Nhận xét:

Nhóm A chỉ chiếm 13,3% về số lượng nhưng lại chiếm tới 75,2% về giá trị tiêu thụ cho thấy những thuốc trong nhóm A có giá cao và số lượng tiêu thụ lớn. Ngược lại, các thuốc ở nhóm C lại chiếm tới 72,4% về số lượng nhưng chỉ chiếm 9,6% về giá trị tiêu thụ nên thuốc nhóm C được sử dụng nhiều nhưng với số lượng ít.

3.1.8.1. Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại viện y học hàng không năm 2013 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)