Chương 4 BÀN LUẬN
4.3. Tần suất tiêu thụ LTTP của sinh viên
Kết quả nghiên cứu cho thấy thực phẩm cung cấp năng lượng chính cho khẩu phần hàng ngày của sinh viên Đại học Y Hà Nội là gạo với 2,3 bữa 1 ngày, trong khi đó nhóm khoai sắn không thấy xuất hiện trong khẩu phần ăn hàng ngày của sinh viên.
Các thực phẩm cung cấp protein động vật như thịt, cá, trứng, sữa cho thấy: ngoại trừ thịt có tần suất sử dụng trong ngày khá cao (1,4 lần) còn các thực phẩm còn lại đều xuất hiện trong ngày với tần số rất thấp (cá: 0,1 bữa; trứng: 0,2 bữa, sữa: 0,3 bữa). Tần suất sử dụng các nhóm thực phẩm trong tuần cũng không cao (cá 1,8 bữa, trứng: 2,2 bữa, sữa: 0,9 bữa), nhóm nam sử dụng ít hơn nhóm nữ. Đây là nhóm thực phẩm quan trọng cung cấp nhiều acid amin không thể thiếu cho chế độ lao động trí óc của sinh viên, đặc biệt sữa là nguồn cung cấp calci quý hiếm cũng như các vitamin A, D, B2. Điều này giải thích phần nào nguyên nhân lượng calci và các vitamin trong khẩu phần sinh viên lại thấp.
Lượng dầu mỡ sử dụng trong ngày cũng đứng cao thứ 3 trong khẩu phần hàng ngày (1,9 bữa/ngày). Chứng tỏ khẩu phần ăn của sinh viên được chế biến bằng xào và nấu là khá nhiều.
Nhóm thực phẩm rau được sử dụng nhiều thứ 2 trong ngày với tần suất 2 bữa/ngày, tuy nhiên nhóm quả chín được sử dụng lại thấp về cả tần suất sử dụng trong ngày lẫn trong tuần (0,4 lần/ngày và 1,4 lần/tuần) ở nhóm nam sử dụng ít thường xuyên hơn nữ (nam: 1,1 lần/tuần; nữ: 1,6 lần/tuần), điều này hạn chế phần nào nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất cho khẩu phần ăn của sinh viên.
So sánh hai giới: Kết quả nghiên cứu cho thấy mức sử dụng gạo trong ngày của nhóm sinh viên nữ cao hơn nam (nữ: 2,4 bữa; nam: 2,3 bữa) điều này có thể do việc thực hiện đủ 3 bữa ăn trong ngày, đặc biệt là bữa ăn sáng của nhóm nữ nhiều hơn nhóm sinh viên nam.
Các thực phẩm cung cấp protein động vật (cá, trứng, sữa) ở nhóm sinh viên nữ sử dụng trong tuần đều cao hơn nam, riêng thịt, thực phẩm chứa nhiều chất sắt rất cần thiết cho khối nữ lại thấp hơn nam (nữ: 1,4 lần/ngày; nam: 1,5 lần), đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu sắt trong khẩu phần ăn của sinh viên nữ.
Với tần suất sử dụng các thực phẩm đã kể trên cho thấy khẩu phần ăn của sinh viên tuy cải thiện hơn so với mức tiêu thụ của toàn dân năm 2000 về lượng nhưng với tần suất tiêu thụ còn thấp, do vậy giá trị dinh dưỡng khẩu phần của sinh viên còn chưa được cao.
KẾT LUẬN
5.1. Mức tiêu thụ LTTP của sinh viên đại học Y Hà Nội năm thứ nhấtMức tiêu thụ lương thực, thực phẩm: gạo, ngũ cốc 376,7; rau các loại Mức tiêu thụ lương thực, thực phẩm: gạo, ngũ cốc 376,7; rau các loại 218,7; quả chín 55,1; dầu mỡ 13,8 ; thịt các loại 95,2; cá và hải sản 39,9 . Gạo, ngũ cốc và thịt trong khẩu phần của sinh viên nam cao hơn khẩu phần của nữ (p<0,001).
Lạc vừng và đồ ngọt trong khẩu phần nữ cao hơn của nam (p<0,05). Đã có sự cải thiện so với tổng điều tra 2000.
Tần suất tiêu thụ LTTP: gạo 2,3 bữa/ngày, rau 2 bữa/ngày, dầu 2 bữa/ngày; thịt 1,4 bữa/ngày, cá 1,8 bữa/tuần, trứng: 2,2 bữa/tuần, sữa: 0,9 bữa/tần, đậu đỗ: 1,6 lần/tuần, quả chín: 1.4 bữa/tuần. Khoai, đồ hộp và rượu bia sinh viên tiêu thụ ở mức thỉnh thoảng