Trong phần phân tích này, chúng ta sẽ sử dụng phân rã phương sai để đánh giá sự tác động của mỗi yếu tố trong quá khứ là: tỷ giá hối đoái, cung tiền, lạm phát, trái phiếu chính phủ, lãi suất và mức sinh lời của VN-INDEX góp phần vào việc giải thích sự biến động của VR trong mối quan hệ cân bằng động ngắn hạn với số kỳ lựa chọn là 12 tháng.
Phương trình thể hiện các mối quan hệ của lãi suất:
ITR = - 0.010881*VR(-3) - 0.093111*EXR(-4) + 0.061798*M2(-5) - 0.163003*GEB(-2) + 0.989853*ITR(-1) + 0.023362
Ta có kết quả phân tích phân rã phương sai tại Bảng 4.6
Bảng 4.6: Kết quả phân tích phân rã phương sai của mức sinh lời từ chỉ số VN-INDEX
Variance Decomposition of VR:
Period S.E. VR EXR M2 INF GEB ITR
1 0.093305 100.0000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 2 0.104161 90.84423 0.356192 5.720227 2.353979 0.698727 0.026642 3 0.112325 78.81012 0.311710 5.140761 2.382241 5.269405 8.085759 4 0.113673 77.75204 1.110799 5.357250 2.420596 5.259208 8.100105 5 0.118810 71.75911 1.181732 7.510426 2.590682 8.215861 8.742193 6 0.125134 64.77205 1.073141 8.817367 8.916168 8.199382 8.221891 7 0.128985 61.68340 1.098653 9.764440 10.55258 9.147414 7.753509 8 0.129855 60.87031 1.639830 9.863546 10.44284 9.471774 7.711703 9 0.130969 59.99983 1.674787 9.835810 10.64187 10.10105 7.746646 10 0.134510 59.19767 1.607174 9.445422 11.46096 10.63532 7.653451 11 0.135847 58.68027 1.614113 9.396901 12.10090 10.49176 7.716049 12 0.136387 58.52027 1.617246 9.348790 12.02711 10.46791 8.018671
Cholesky Ordering: VR EXR M2 INF GEB ITR
Từ Bảng kết quả phân tích phân rã phương sai ta có đồ thị kết quả phân rã phương sai tại hình 4.1:
Hinh 4.1: Đồ thị phân rã phương sai của các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến VN-INDEX Return
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ITR GEB INF M2 EXR VR
Nhận xét: Hình 4.1 trình bày kết quả phân rã phương sai cho các biến tỷ giá hối đoái, cung tiền, lạm phát, trái phiếu chính phủ, lãi suất và mức sinh lời của chỉ số VN-INDEX với khoảng thời gian là 12 tháng để xem xét mức độ quan trọng của các biến trong việc giải thích sự biến động của chỉ số VN-INDEX. Kết quả như sau: Trong khoảng thời gian ngắn (1 đến 2 tháng), những thay đổi trong mức sinh lợi của VN-INDEX bị ảnh hưởng chủ yếu từ dữ liệu quá khứ của chính nó hơn là phụ thuộc vào những yếu tố khác. Điều này thể hiện các thông tin kinh tế vĩ mô có độ trễ khi tác động tới thị trường chứng khoán, cụ thể cho từng yếu tố ảnh hưởng được xem xét như sau:
Yếu tố tỷ giá hối đoái: VR chịu ảnh hưởng không đáng kể trong 3 tháng đầu từ (dưới 1%), từ tháng thứ 4 trở đi VR chịu ảnh hưởng khoảng 1% bởi tỷ giá hối đoái, mức này là thấp so với các yếu tố vĩ mô khác.
Yếu tố cung tiền: từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4 VR chịu ảnh hưởng ở mức 5% bởi cung tiền, từ tháng thứ 5 trở đi VR chịu ảnh hưởng bởi cung tiền ở mức từ 7,5% đến 10%.
Yếu tố tỷ lệ lạm phát: lạm phát trong 5 tháng đầu có ảnh hưởng dưới 3% tới những thay đổi trong mức sinh lợi của VN-INDEX (VR). Nhưng bắt đầu từ tháng thứ 6 đến cuối năm lạm phát cũng góp phần đáng kể vào những thay đổi của VR (tăng dần ở mức từ 9% đến 12%) cao nhất khi so sánh với mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô khác trong bài nghiên cứu.
Yếu tố trái phiếu chính phủ: trong ngắn hạn (khoảng 2 tháng đầu) trái phiếu chính phủ ít ảnh hưởng (dưới 1%) tới những thay đổi của VR, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 4 VR chịu ảnh hưởng ở mức 5% bởi trái phiếu chính phủ, từ tháng thứ 5 trở đi VR chịu ảnh hưởng bởi trái phiếu chỉnh phủ ở mức từ 8% đến 10%.
Yếu tố lãi suất: trong ngắn hạn (khoảng 2 tháng đầu) lãi suất không có ảnh hưởng tới những thay đổi của VR. Nhưng bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi đến cuối năm, lãi suất có mức độ ảnh hưởng tới VR luôn ở mức từ 7,6% đến 8,7%, cũng góp phần đáng kể vào những thay đổi của VR.
Tổng hợp: qua các thời kỳ, ngoại trừ ảnh hưởng của chính nó thì mức sinh lợi của chỉ số chứng khoán chịu tác động chủ yếu bởi cung tiền, lạm phát, trái phiếu chính phủ và lãi suất.