Kiểm định Granger được thực hiện nhằm xác định mối quan hệ qua lại giữa mức sinh lời của chỉ số VN-INDEX và các biến lãi suất, tỷ giá, trái phiếu chính phủ, cung tiền và lạm phát. Kiểm định Granger có thể cho kết quả quan hệ một chiều (chỉ một bên ảnh hưởng đến bên còn lại), quan hệ hai chiều (hai bên ảnh hưởng lẫn nhau) hoặc không có ảnh hưởng nào giữa hai bên.
Sử dụng độ trễ tối ưu là 5 vừa xác định theo Bảng 4.2 để kiểm định nhân quả Granger với số quan sát là 97 ta có kết quả như sau:
Bảng 4.5: Kết quả ki m định nhân quả Granger giữa các biến số.
Giả thiết H0 Giá trị thống kê F
Xác xuất
(P-value) Kết luận
VR không ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 0.19485 0.9637 Chấp nhận H0 Cung tiền không ảnh hưởng đến VR 1.43323 0.2205 Chấp nhận H0 VR không ảnh hưởng đến cung tiền 0.98210 0.4335 Chấp nhận H0 Tỷ lệ lạm phát không ảnh hưởng đến VR 3.10758** 0.0126 Bác bỏ H0 VR không ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát 1.61537 0.1646 Chấp nhận H0 Trái phiếu chính phủ không ảnh hưởng đến VR 3.79067* 0.0038 Bác bỏ H0 VR không ảnh hưởng đến trái phiếu chính phủ 1.78054 0.1254 Chấp nhận H0 Lãi suất không ảnh hưởng đến VR 3.10008** 0.0128 Bác bỏ H0
VR không ảnh hưởng đến lãi suất 2.66917** 0.0272 Bác bỏ H0 Cung tiền không ảnh hưởng
đến tỷ giá hối đoái 1.42842 0.2222 Chấp nhận H0 Tỷ giá hối đoái không ảnh hưởng
đến cung tiền 1.40496 0.2306 Chấp nhận H0
Lạm phát không ảnh hưởng
đến tỷ giá hối đoái 0.23519 0.9460 Chấp nhận H0 Tỷ giá hối đoái không ảnh hưởng
đến lạm phát 1.38489 0.2380 Chấp nhận H0
Trái phiếu chính phủ không
ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 0.31807 0.9009 Chấp nhận H0 Tỷ giá hối đoái không ảnh hưởng
tới trái phiếu chính phủ 0.07254 0.9962 Chấp nhận H0 Lãi suất không ảnh hưởng
đến tỷ giá hối đoái 0.70403 0.6219 Chấp nhận H0 Tỷ giá hối đoái
không ảnh hưởng đến lãi suất 1.02454 0.4084 Chấp nhận H0 Lạm phát không ảnh hưởng đến cung tiền 3.78745* 0.0038 Bác bỏ H0 Cung tiền không ảnh hưởng đến lạm phát 2.38468** 0.0447 Bác bỏ H0
Trái phiếu chính phủ không ảnh hưởng
Cung tiền không ảnh hưởng đến
trái phiếu chính phủ 1.15984 0.3356 Chấp nhận H0 Lãi suất không ảnh hưởng đến cung tiền 1.02795 0.4064 Chấp nhận H0 Cung tiền không ảnh hưởng đến lãi suất 1.07481 0.3801 Chấp nhận H0
Trái phiếu chính phủ
không ảnh hưởng tới lạm phát 2.33752** 0.0485 Bác bỏ H0 Lạm phát không ảnh hưởng
tới trái phiếu chính phủ 9.18541* 5.E-07 Bác bỏ H0 Lãi suất không ảnh hưởng tới lạm phát 1.79070 0.1233 Chấp nhận H0 Lạm phát không ảnh hưởng tới lãi suất 3.63592* 0.0050 Bác bỏ H0
Lãi suất không ảnh hưởng
đến trái phiếu chính phủ 8.92738* 7.E-07 Bác bỏ H0 Trái phiếu chính phủ
không ảnh hưởng đến lãi suất 5.83667* 0.0001 Bác bỏ H0
Ghi chú: * là tại mức nghĩa 1%, ** là tại mức nghĩa 5%
Theo kết quả kiểm định tại Bảng 4.3, ta thấy yếu tố tỷ lệ lạm phát và trái phiếu chính phủ có ảnh hưởng 1 chiều tới mức sinh lợi của VN-INDEX tại mức ý nghĩa lần lượt là 5% và 1%, riêng yếu tố lãi suất có ảnh hưởng 2 (hai) chiều tới mức sinh lợi của VN-INDEX với mức ý nghĩa là 5%. Kết quả này có ý nghĩa rằng có mối quan hệ tương tác qua lại trong ngắn hạn giữa mức sinh lợi của chỉ số VN- INDEX và lãi suất, tỷ lệ lạm phát và trái phiếu chính phủ có mối quan hệ một chiều với mức sinh lợi của chỉ số VN-INDEX trong ngắn hạn. Ngoài ra lạm phát còn có ảnh hưởng 1 (một) chiều tới lãi suất, giữa lạm phát và trái phiếu chính phủ có ảnh hưởng 2 (hai) chiều, giữa cung tiền và lạm phát có ảnh hưởng 2 (hai) chiều; giữa trái phiếu chính phủ và lãi suất có mối quan hệ tương tác qua lại trong ngắn hạn. Yếu tố tỷ giá không có mối quan hệ nhân quả Granger với mức sinh lợi của VN- INDEX và cũng không ảnh hưởng tới các yếu tố vĩ mô khác.
Các kết quả của kiểm định nhân quả Granger có thể được giải thích như sau: - Đối với yếu tố lãi suất: giả thiết lãi suất không tác động Granger đến VR bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5% chứng tỏ những biến động của biến lãi suất sẽ ảnh hưởng
đến tỉ suất sinh lợi của VN-INDEX. Điều này hoàn toàn phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian vừa qua. Khi lãi suất tiền vay thay đổi (trong bài nghiên cứu sử dụng lãi suất cơ bản là công cụ để định hướng lãi suất trong các quan hệ tín dụng) sẽ tác động đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp (DN) trên thị trường nói chung và DN niêm yết trên HOSE nói riêng qua đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các DN trong tương lai, từ đó tác động giá chứng khoán làm biến động VN-INDEX.
- Đối với yếu tố tỷ lệ lạm phát và trái phiếu chính phủ ngoài tác động trực tiếp tới tỉ suất sinh lợi của VN-INDEX trong ngắn hạn, 02 yếu tố này còn ảnh hưởng trực tiếp tới lãi suất, qua đó ảnh hưởng gián tiếp tới sự biến động chỉ số VN- INDEX. Điều này là phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam vì trong quá khứ giai đoạn tốc độ lạm phát của nền kinh tế biến động mạnh, ở mức cao cũng là giai đoạn thoái trào của thị trường chứng khoán (thời điểm năm 2008). Trái phiếu chính phủ cũng là một kênh huy động vốn từ các doanh nghiệp và cá nhân nên khi lãi suất trái phiếu chính phủ biến động sẽ tác động trực tiếp đến hành vi của nhà đầu tư qua đó ảnh hưởng tới luồng tiền tham gia vào thị trường chứng khoán.
- Yếu tố cung tiền không tác động trực tiếp tới tỉ suất sinh lợi của VN-INDEX trong ngắn hạn, mà ảnh hưởng trực tiếp tới yếu tố tỷ lệ lạm phát, qua đó ảnh hưởng gián tiếp tới sự biến động chỉ số VN-INDEX. Điều này là phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam vì trong quá khứ giai đoạn Chính phủ tăng cung tiền, tốc độ lạm phát của nền kinh tế tăng mức cao cũng là giai đoạn thoái trào của thị trường chứng khoán (thời điểm năm 2008).
- Trong ngắn hạn mức sinh lợi của VN-INDEX có ảnh hưởng tới yếu tố lãi suất ở mức ý nghĩa 5%. Đây có thể được xem là một yếu tố chỉ báo cho nền kinh tế, tuy nhiên mức ảnh hưởng của thị trường chứng khoán tới nền kinh tế còn thấp vì quy mô thị trường, mức vốn hóa thị trường hiện nay chiếm tỷ lệ nhỏ so với GDP (cuối năm 2012 khoảng 20% GDP). Do đó, hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ là một yếu tố tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách chứ chưa phải là một yếu tố chỉ báo hàng đầu trong điều hành chính sách.