Qua theo dõi những lợn mắc bệnh viêm phổi, chúng tôi ghi chép lại những biểu hiện lâm sàng của bệnh (triệu chứng) điển hình của bệnh viêm phổi. Với những lợn bị chết do bệnh viêm phổi chúng tôi tiến hành mổ khám xem bệnh tích và ghi lại những bệnh tích chủ yếu của bệnh.
Kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng và bệnh tích để tìm ra nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phổi ở đàn lợn của trại. Kết quả theo dõi triệu chứng và bệnh tích điển hình được thể hiện qua bảng 2.7.
Bảng 2.7: Những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh
Chỉ
tiêu Lợn mắc bệnh Lợn chết do hội chứng hô hấp
Biểu hiện lâm sàng - Ho, ho khan, khó thở, há mồm ra để thở - Tần số hô hấp tăng nhanh
- Chảy nước mũi - Mắt có dử, lông xù, hông xẹp - Hay nằm ở vùng ít ánh sáng và gió - Ho, khó thở, há mồm ra để thở, tần số hô hấp tăng cao. - Sốt cao, ủ rũ, tách đàn. Bệnh tích
- Phổi viêm lan rộng có màu hồng hoặc nâu xám, có hiện tượng nhục hoá, gan hoá. - Hạch lâm ba phổi sưng to
- Khí quản có nhiều bọt khí - Xoang ngực tích nước.
- Phổi bị viêm dính vào thành ngực, phổi bị chuyển màu nâu sẫm
Qua bảng 2.7 cho thấy lợn có biểu hiện hội chứng hô hấp đều có các biểu hiện lâm sàng (triệu chứng) và bệnh tích điển hình.
Về triệu chứng: ho, lúc đầu ho khan, thở nhanh, tần số hô hấp tăng dần, há mồm ra để thở, đặc biệt những ngày thay đổi thời tiết, buổi sáng sớm và chiều tối. Mắt có dử, lông xù, hông xẹp và hay năm ở vùng có ít áng sáng và gió thường là ở góc tường.
Về bệnh tích: Chủ yếu ở cơ quan hô hấp. Đặc biệt là ở phổi, phổi bị viêm lan rộng, có màu hồng hoặc nâu xám, có hiện tượng nhục hoá, gan hoá, sưng to, xoang ngực tích nước. Đối với bệnh viêm phổi - màng phổi có hiện tượng một số vùng của phổi bị viêm dính vào thành ngực, phổi chuyển màu sẫm.
2.4.8. Quy trình phòng bệnh tại trại lợn Anh Đức
Bước 1: Chuẩn bị sau khi xuất lợn
- Dọn vệ sinh chuồng: Thu hết thức ăn thừa sau khi xuất lợn, dọn hết phân thô trên nên, chuồng, hành lang, máng nước
- Cọ rửa chuồng: cọ tường trước, cọ nền sau, vừa múc nước dội vừa cọ, cọ tới đâu sạch tới đó. Cọ rửa máng ăn cọ từ trong ra ngoài, cọ từ trên xuống, cọ rửa khung sắt của máng, cọ rửa đĩa máng và xung quanh đĩa máng. Cọ rửa ô chuồng và song sắt ngăn cách giữa các ô chuồng.
- Vệ sinh sạch phần còn lại của nền chuồng và máng nước
- Vệ sinh quạt: Dùng máy áp lực xịt sạch cánh quạt, trục, chớp,sắt bảo vệ. - Sửa chữa những hư hỏng trong quá trình nuôi: Như bạt trần trong chuồng nuôi, quạt hút gió trong chuồng nuôi, cửu kính hai bên sườn chuồng, máng ăn, ống nước, núm uống, cầu dao, dây điện, ổ điện, song sắt ngăn giữa các ô chuồng và cửa của chuồng.
- Quét sơn cho khung sắt bảo vệ máng ăn và song sắt ngăn giữa các ô chuồng và cửa của chuồng.
- Quét vôi tường hành lang chuồng, tường ô chuồng, quét vôi nền chuồng, máng nước và lau sạch các ô cửa kính.
- Chuẩn bị úm: Sau khi khung sắt và ván úm đã được rửa sạch phơi khô và được phun sát trùng liên tục 3 ngày vào chiều tối, đưa vào chuồng và lắp ghép úm. Đồng thời lắp hệ thống đèn sưởi cho các ô úm mùa đông dùng 4 đèn 200w mùa hè dùng 2 đèn 200w.
- Chuẩn bị các dụng cụ khác như: Chổi, xô múc nước, bàn chải, gáo, xe chở cám
Bước 2: Chuẩn bị trước khi nhập lợn con - Chuẩn bị nhân lực
+ Chủ trại hoặc quản lý trại: Nhận lợn và ghi cân
+ Kỹ sư: Giám sát quá trình giao nhận lợn và hướng dẫn trại tách lợn yếu lợn bệnh
+ Công nhân: Xuống lợn, cân lợn, bắt lợn, tách lợn yếu lợn bệnh, lùa lợn vào chuồng
Trong quá trình nhập lợn tất cả mọi người phải mặc quần áo bảo hộ và đi ủng đã được làm sạch
- Chuẩn bị dụng cụ
+ Chuẩn bị hệ thống sát trùng: Nhà sát trùng xe, máy phun sát trùng, bể chữa nước sát trùng được làm sạch và pha thuốc sát trùng.
+ Chuẩn bị khu nhập lợn: Quét dọn sạch sẽ, phun thuốc sát trùng toàn khu vực nhập lợn.
+ Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết khác: Biên bản giao nhận lợn con, giấy, bút, máy tính, cân đồng hồ, cân bàn.
+ Chuẩn bị trong chuồng nuôi: Quét sạch nền chuồng và hành lang, đẩy sạch máng tắm và xả nước sạch vào để mức nước là 2 phân. Phun sát trùng toàn chuồng, pha thuốc sát trùng vào bể hoặc chậu sát trùng ở cửa. Lau sạch máng ăn và máng tập ăn, kiểm tra lại núm uống và áp lực nước. Kiểm tra lại các lồng úm, thắp bóng đèn các lồng úm trước khi nhập lợn con. Chuẩn bị thuốc cho nhập lợn con, lau sạch hộp đựng thuốc, kiểm tra lắp mới nhiệt kế.
+ Pha điện giải chuẩn bị cho lợn con: Rửa thùng pha thuốc trước khi pha, cho nước sạch và pha thuốc điện giải là vitamin C gói 1kg cho 2000 lít nước
Bước 3: Khi nhập lợn con
- Phun sát trùng kỹ xe chuyển lợn con, mở cửa thùng xe phun kỹ bên trong. - Xuống lợn, kiểm tra lại lợn tách những con ốm riêng một khu, cân lại lợn và ghi lại số cân, kiểm tra lại số lượng lợn
- Đuổi lợn bình thường vào ô chuồng, đổi lợn bệnh vào ô bệnh Bước 4: Sắp xếp lợn trong các ô chuồng
Hai ô cuối cùng dành cho lợn bệnh, ghép ngay những con nhỏ khoẻ lên ở ô trên, nhưng con to khoẻ nhốt lên trên. Từ trên xuống dưới lợn từ to đến nhỏ, mật độ giảm dần từ ô từ đầu chuồng tới cuối chuồng.
Bước 5: Chăm sóc lợn con khi mới về trại
- Tập cho lợn con quen dần với máng ăn tự động bằng cách lắc nhẹ cần gạt cho lợn học lắc, rắc cám vào máng bổ sung cho lợn. Tách những lợn chưa biết ăn để tập ăn và chăm sóc riêng.
- Pha điện giải là vitamin C trong bình cung cấp nước uống cho lợn ngay khi vừa nhập lợn
Bước 6: Chăm sóc nuôi dưỡng lợn tốt trong suốt quá trình nuôi - Cho ăn theo đúng khẩu phần ăn của từng lứa tuổi
Tuần tuổi 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tiêu chuẩn ăn 0,15 0,30 0,50 0,60 0,80 1,05 1,22 1,41 1,58
Tuần tuổi 13 14 15 16 17 18 19 20 21
Tiêu chuẩn ăn 1,76 1,82 1,90 2,0 2,09 2,20 2,20 2,20 2,20
Tuần tuổi 22 23 24 25 26 27 28 29
Tiêu chuẩn ăn 2,20 2,20 2,20 2,20 2,20 2,20 2,20 2,20 - Vệ sinh chuồng nuôi ngày 2 lần đảm bảo nền chuồng sạch và khô - Đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho từng lứa tuổi
Tuần tuổi 3 4 5 6
nhiệt độ thích hợp 33o
C - 34oC 32oC - 33oC 31oC - 32oC 30oC - 31oC
Tuần tuổi 7 8 – 20 20 - xuất bán
nhiệt độ thích hợp 29o
C - 30oC 29oC - 28oC 27oC - 28oC
+ Khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng cao hơn nhiệt độ cho phép: Bật giàn mát để hạ nhiệt độ, nếu nhiệt độ chuồng vẫn cao hơn nhiệt độ tiêu chuẩn thì ta bật thêm quạt hút tăng quạt từ từ điều chỉnh cho nhiệt độ thích hợp.
+ Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tiêu chuẩn giảm số lượng quạt dần dần theo từng đơn vi quạt nhỏ sau đó mới tắt giàn mát. Khi mùa đông ta thắp thêm bóng úm cho lợn và che giàn mát lại, che từ 50 - 80% tuy thuộc vào nhiệt độ và gió bên ngoài.
- Trong quá trình nuôi các phương tiện vào trại phải đi qua hố sát trùng và phun sát trùng kỹ các phương tiện. Công nhân, kỹ sư trước khi vào chuồng nuôi phải tắm sát trùng và nhũng ủng vào hổ sát trùng. Thứ 2 và thứ 6 hàng tuần vệ sinh, rắc vôi xung quanh chuồng nuôi và phun thuốc sát trùng trong và ngoài chuông nuôi. Thứ 3 và thứ 7 hàng tuần thay nước sát trùng trước chuồng nuôi.
2.4.9. Quy trình điều trị bệnh tại trại lợn Anh Đức
Hàng ngày, cùng với cán bộ kỹ thuật của trại theo dõi, quan sát tất cả các ô chuồng, phát hiện những biểu hiện bất thường. Khi mới mắc bệnh, lợn không biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn, sốt, lười hoạt động.Thấy con vật lông xù, ở mắt có nhử, môi khô, hông xẹp thường nằm ở góc chuồng vùng ít ánh sáng và gió.
Bước 2: Tách lợn bệnh vào ô dành cho lợn bệnh
Những lợn có những bất thường ở trên lùa vào ô chuồng dành cho lợn bệnh để tiện cho việc chăm sóc, điều trị, theo dõi những biểu hiện của bệnh và cách ly tránh lây lan ra cả ô chuồng. Ô chuồng dành cho lợn bệnh phải được bố trí ở cuối hướng gió, theo thiết kế của trại là ở sát với quạt gió.
Bước 3: Điều trị bệnh Phát hiện lợn bệnh điều trị bệnh cho lợn bằng thuốc Tylogenta 1ml/10kg thể trọng. Tiêm bắp thịt ngày 1 lần trong 3 - 4 ngày.
Trường hợp lợn bệnh sốt tiêm Anagine với liều 5ml/con và trong quá trình điều trị bổ sung vitamin bằng cách hoà vào nước cho lợn uống
Trường hợp sau 4 ngày liên tục tiêm Tylogenta lợn vẫn chậm chạp ít ăn hay không chịu ăn ta chuyển thuốc Hitamox với liều 1ml/20kg thể trọng/ ngày, Tiêm bắp thịt ngày 1 lần trong 3 - 4 ngày.
Trường hợp lợn nhiễm bệnh với số lượng nhiều kết hợp tiêm thuốc Tylogenta 1ml/10kg thể trọng với cho lợn ăn thức ăn có trộn với thuốc CTC tăng hiệu quả điều trị.
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị
2.2.5.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại trại lợn thịt công ty cổ phần và xây dựng Anh Đức với đề tài: “Đánh giá tình hình dịch bệnh và áp dụng quy trình phòng trị hội chứng hô hấp ở lợn thịt tại trại lợn Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Anh Đức - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh”.
Từ các kết quả thu được và qua phần thảo luận, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:
Tỷ lệ biểu hiện hội chứng hô hấp trên đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn thịt công ty cổ phần xây dựng và thương mại Anh Đức là tương đối cao (19,44%).
Lợn nuôi thịt ở tất cả các lứa tuổi đều mắc, tuy nhiên lợn ở giai đoạn cai sữa - 1 tháng nuôi mắc thấp nhất (16,50%), ở giai đoạn 3 - 4 tháng nuôi mắc nhiều nhất (22,19%).
Cả lợn đực và cái đều biểu hiện hội chứng hô hấp. Tuy nhiên, lợn cái có tỷ lệ cao hơn lợn đực (0,97%).
Tỷ lệ lợn chết trong số lợn biểu hiện hội chứng hô hấp theo các tháng nuôi là rất thấp. Tháng nuôi 3 có tỷ lệ lợn chết cao nhất (2,56%), tháng nuôi thứ 4 có tỷ lệ chết thấp hơn (1,14%).
Khi phát hiện lợn có biểu hiện hội chứng hô hấp chúng tôi đã cách ly và điều trị với thuốc Tylogenta và Hitamox đã đạt được hiệu quả khá cao số lợn đã khoẻ lại chiếm 98,37%.
Hầu hết các lợn biểu hiện hội chứng hô hấp đều thể hiện triệu chứng và bệnh tích rất rõ ràng.
Về triệu chứng: Ho, lúc đầu ho khan, khó thở, thở thể bụng, đặc biệt khi thời tiết thay đổi và vào buổi sáng sớm, chiều tối.
Về bệnh tích: Chủ yếu ở cơ quan hô hấp. Đặc biệt là ở phổi, phổi bị viêm lan rộng, có màu hồng hoặc nâu xám, có hiện tượng nhục hóa, gan hóa, sưng to, xoang ngực tích nước, phổi bị viêm dính vào thành ngực, phổi chuyển màu sẫm.
Quy trình phòng bệnh tại trại lợn Anh Đức gồm 6 bước: Bước 1: Chuẩn bị sau khi xuất lợn
Bước 2: Chuẩn bị trước khi nhập lợn con Bước 3: Khi nhập lợn con cần làm
Bước 4: sắp xếp lợn trong các ô chuồng Bước 5: Chăm sóc lợn con khi mới về trại
Bước 6: Chăm sóc nuôi dưỡng lợn tốt trong suốt quá trình nuôi Quy trình điều trị bệnh tại trại lợn Anh Đức
Bước 1: Theo dõi và phát hiện lợn bệnh Bước 2: Tách lợn bệnh dành cho lợn bệnh Bước 3: Điều trị bệnh
2.2.5.2. Tồn tại
Do thời gian thực tập, phạm vi nghiên cứu và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên kết quả thu được chưa đáp ứng được yêu cầu như mong muốn.
Về bản thân do lần đầu tiên nghiên cứu khoa học nên chưa có kinh nghiệm làm việc, phương pháp nghiên cứu còn hạn chế. Do vậy kết quả thu được chưa được nhiều.
2.2.5.3. Đề nghị
Qua thời gian thực tập, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề nghị như sau: - Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tu sửa chuồng trại, công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thú y. Thường xuyên phun thuốc sát trùng ngay cả khi trại không có dịch.
- Tăng cường công tác quản lý đàn lợn, giảm tối thiểu việc di chuyển đàn và nuôi nhốt với mật độ quá đông.
- Khuyến cáo cơ sở lựa chọn loại kháng sinh có tính mẫn cảm cao với mầm bệnh theo kết quả thử kháng sinh đồ để nâng cao hiệu quả điều trị đồng thời tiếp tục có những nghiên cứu mới để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp hơn nữa.
- Thực hiện tốt hơn nữa quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y để giảm tỷ lệ mắc bệnh đối với đàn vật nuôi. Chú ý thực hiện tốt quy trình tiêm vacxin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), ”Tình hình nhiễm bệnh Actinobacillus Pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi viêm - màng phổi ở lợn”, Tạp hí khoa học thú y, tập XIV (2), trang 56 - 59.
2. Nguyễn Xuân bình (2005), Phòng trị bệnh cho lợn nái, lợn con, lợn thịt. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2007), Hội thảo PRRS, Khoa thú y, trường Đại học Nông nghệp I.
4. Phạm Sỹ Lăng, Phan Lục, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở
lợn và biện pháp phòng trị. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (2006), Thực hành điều trị thú y. Nxb Nông
nghiệp Hà Nội.
6. Trương Lăng và Xuân Giao (2006), Hướng dẫn điều trị các bệnh ở lợn, Nxb lao động xã hội.
7. Trịnh Phú Ngọc (1998), “Phân lập và xác định một số tính chất vi khuẩn học của Streptococcus gây bệnh ở một số tỉnh phía Bắc”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y (2), Nxb khoa học kỹ thuật, trang. 23 - 32.
8. Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thị Nội (1991), Một số vi khuẩn thường gặp trong bệnh ho thở truyền nhiễm ở lợn, Công trình nghiên cứu KHKT 1990 - 1991. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Nhiên (1996), Vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong hội chứng ho thở truyền nhiễm ở lợn và biện pháp phòng trị, Luận án
tiến sỹ khoa học nông nghiệp.
10. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn Nguyễn Bích Thuỷ, Vũ Ngọc Thuỷ (2002), Kết quả xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp ở lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc. Báo
cáo khoa học viện thú y Nha Trang.
11. Lê Văn Tạo (2007), Một số bệnh truyền nhiễm ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Lao động - Xã hội.
12. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), Vi
sinh vật thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Thiện (2000), Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp.
II. TÀI LIỆU DỊCH TỪ TIẾNG NƯỚC NGOÀI
14. Herenda.D,P.G, Chambers, Ettriqui, Soneviratna, I.J.P.Daislva (1994), “bệnh viêm phổi”, Cẩm nang về kiểm tra thịt tại lò mổ dùng cho các