Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình dịch bệnh và áp dụng quy trình phòng trị hội chứng hô hấp ở lợn thịt tại trại lợn Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Anh Đức - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh (Trang 39)

Nguyễn Như Thanh và Cs (2001) [12] đã mô tả về đặc điểm hình thái, đặc điểm nuôi cấy, tính chất sinh vật hoá học, cấu trúc kháng nguyên, các enzim, tính chất gây bệnh, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, chẩn đoán, điều trị bệnh của Streptococcus suis, Pasteurella multocida.

Đặng Xuân Bình và cs (2007) [1] đã nghiên cứu tình hình nhiễm

Actinobacillus pneuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã rút ra kết luận như sau:

- Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình là 36,53% theo cá thể.

- Lợn mắc bệnh viêm phổi đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus

pneuropneumoniae với tỷ lệ đạt từ 31,25 - 55,55%, trung bình là 37,83%. Nguyễn Xuân bình (2005) [2] đã đưa ra cách phòng và trị bệnh cho lợn nái, lợn con và lợn thịt. Đối với những nơi lợn chưa mắc bệnh suyễn thì nên tự túc về con giống. Nếu mua nơi khác về nuôi phải nhốt riêng ít nhất 2 tuần để theo dõi.

Nghiên cứu của Trịnh Phú Ngọc (1998) [7] về đặc tính sinh hóa của

Streptococcus spp, đã phân lập được vi khuẩn ở các trại nuôi lợn tập trung và chăn nuôi gia đình ở miền Bắc, xác định được đặc tính sinh hóa học của các chủng vi khuẩn phân lập được. Những báo cáo khoa học này là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về vai trò của nhóm vi khuẩn này trong bệnh viêm phổi ở lợn.

Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thị Nội (1991) [8] đã dùng Tylosine kết hợp với vaccine để phòng bệnh suyễn lợn. Nguyễn Ngọc Nhiên (1996) [9] đã có những nghiên cứu về vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong hội chứng ho, khó thở truyền nhiễm ở lợn.

Theo Cù Hữu Phú và cs (2002, 2004) [10]: khi gây bệnh thực nghiệm trên chuột bạch và lợn đã kết luận vi khuẩn Actinobacillus

pleuropneumoniae và vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được có độc lực cao đối với chuột bạch và lợn, đồng thời khẳng định vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đường hô hấp ở lợn. Tác giả đã sử dụng kết quả này làm cơ sở cho việc lựa chọn chủng để chế autovacxin phòng bệnh đường hô hấp cho lợn do các vi khuẩn nêu trên gây ra. Mặt khác, còn cho biết vi khuẩn mẫn cảm cao với các loại kháng sinh Rifampicin, ceftazidin, Ciprofloxacin và khuyến cáo nên sử dụng các loại kháng sinh này để điều trị cho lợn mắc bệnh đường hô hấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình dịch bệnh và áp dụng quy trình phòng trị hội chứng hô hấp ở lợn thịt tại trại lợn Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Anh Đức - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)