Clipton-harlley và cs (1986) [22] đã nghiên cứu và chỉ rõ:”vi khuẩn có thể từ lợn mẹ truyền cho con qua đường hô hấp và từ lợn con này truyền cho các lợn con khác nhau khi tách nhập đàn khác nhau cai sữa’’.
Carter (1952,1955) [21] dùng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập Pasteurella multocida thành 12 type (1, 2, 3, 4,..., 12).
Haddleaton (1972) [23] bằng phản ứng khuếch tán trên thạch chia
Pasteurella multocida thành 16 type kháng nguyên O đánh dấu từ 1, 2, 3,..., 16. Buttenschon (1991) [20] cho rằng: Bệnh viêm phổi do P.multocida gây ra thường có liên quan đến bệnh viêm cầu thận do P.multocida. Hai bệnh này có liên quan đến nhau là do quá trình vi khuẩn phân tán từ những bệnh tích ở phổi đến các cơ quan khác.
Kielstein.P (1966) [24] và nhiều tác giả khác cho rằng vi khuẩn
P.multocida là một trong nhưng tác nhân chính gây bệnh viêm phổi ở lợn. Trong đó chủ yếu là do P.multocida type A gây ra và một phần nhỏ do
P.multocida type D.
Tại Triều Tiên trong 80 chủng P.multocida phân lập từ 450 phổi lợn bệnh có 96,3% thuộc type A, 3,9% thuộc type D (Ahn and Kim, 1994) [18].
Theo Herenda.D (1994) [14], viêm phổi là hiện tựng viêm tại phổi do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc các tác nhân vật lý và hóa học gây ra. Nó thường kéo theo viêm phế quản, viêm phế nang và viêm màng phổi. Vì thế thuật ngữ “viêm phổi - phế quản” thường được sử dụng để chỉ bệnh này. Ở lợn viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và viêm phổi màng phổi do Haemophilus pleuropneumoniae là hay gặp nhất.
Ở đàn mắc bệnh lây lan từ lợn nái sang lợn con bú mẹ và lợn trưởng thành bằng cách tiếp xúc thông thường hoặc qua đường không khí. Không phân lập được Mycoplasma hyopneumoniae từ đường hô hấp của lợn khỏe Mycoplasma hyopneumoniae vẫn tồn tại dai dẳng trong các tổn thương phổi mãn tính ở con vật đã khỏi bệnh và là nguồn nhiễm bệnh, đặc biệt là cho các con mới nhập đàn.
Laval.A (2000) [17] nghiên cứu thấy vi khuẩn có thể truyền từ lợn mẹ sang lợn con qua đường hô hấp và từ lợn con này sang lợn con khác khi tách đàn khác để cai sữa. Các tác giả đã nghiên cứu và xác định vi khuẩn
Streptococcus suis luôn có trong hạch Amidan và xoang mũi của lợn khỏe mạnh mà không có triệu chứng lâm sàng, nhưng chúng là một trong các tác nhân chính gây bệnh ở lợn khi có điều kiện thuận lợi do Streptococcus suis gây ra có thể phát dịch vào đầu mùa xuân và sau những thay đổi thời tiết đột ngột,
Streptococcus suis là nguyên nhân của các ổ dịch nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm khớp, viêm hạch dưới hàm. Bên cạnh đó Streptococcus suis còn liên quan đến viêm não tủy, viêm phế quản phổi, viêm màng bao tim, viêm âm đạo.
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đàn lợn thịt từ cai sữa tới 5 tháng tuổi tại trại lợn Anh Đức
2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm : Tại trại lợn Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Anh Đức - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh
- Thời gian tiến hành: 03/06/2013 - 18/11/2013
2.3.3. Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi mức độ phổ biến của hội chứng hô hấp - Tỷ lệ biểu hiện hội chứng hô hấp
- Tỷ lệ biểu hiện hội chứng hô hấp ở lợn theo đàn và theo cá thể. - Tỷ lệ biểu hiện hội chứng hô hấp qua các tháng điều tra
- Tỷ lệ lợn biểu hiện hội chứng hô hấp theo tính biệt - Tỷ lệ lợn biểu hiện hội chứng hô hấp theo tuổi - Tỷ lệ chết do bệnh
- Tỷ lệ khỏi sau khi điều trị bệnh
- Quy trình phòng hội chứng hô hấp ở trại lợn Anh Đức - Quy trình điều trị hội chứng hô hấp ở trại lợn Anh Đức
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra số liệu qua theo dõi sổ sách và trực tiếp hỏi cán bộ kỹ thuật - Tham gia lập phiếu theo dõi và điều trị các ca bệnh cùng với cán bộ kỹ thuật
Quan sát trực tiếp: Lựa chọn 400 lợn có bấm số tai, hằng ngày theo
dõi và phát hiện những biểu hiện khác thường trên đàn lợn đã được chọn như ho, khó thở, tần số hô hấp tăng. Có thể quan sát vào sáng sớm hay chiều tối là lúc lợn ăn no và yên tĩnh, hay khi cho lợn ăn thì có thể phát hiện bệnh một cách dễ dàng và chính xác hơn. Ngoài ra có thể mổ khám khi có lợn chết quan sát thấy: Phổi viêm lan rộng có màu hồng hoặc màu nâu xám, có hiện tượng nhục hóa, gan hóa, phổi bị viêm dính vào thành ngực, xoang ngực tích nước, khí quản có nhiều bọt khí.
Sau đó tiến hành đánh dấu, ghi chép theo ngày tháng, theo đàn vào sổ theo dõi tại thời điểm kiểm tra.
Tiến hành theo dõi chẩn đoán ghi chép vào sổ theo dõi.
Hàng ngày theo dõi sức khỏe đàn lợn, phát hiện lợn có biểu hiện hội chứng hô hấp.
Từ đó tính được tỷ lệ có biểu hiện hội chứng hô hấp.
2.3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được được xử lý theo phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (2000) [13] và trên phần mềm Excel 2003. Công thức tính: Tỷ lệ nhiễm (%) = Tổng số lợn nhiễm bệnh x 100 Tổng số lợn theo dõi Tỷ lệ chết (%) = Tổng số lợn chết x 100 Tổng số lợn mắc Tỷ lệ khỏi (%) = Tổng số lợn khỏi X 100 Tổng số lợn mắc
2.4. Kết quả nghiên cứu
2.4.1. Tỷ lệ lợn có biểu hiện hội chứng hô hấp
Qua quan sát triệu chứng: Ho, lúc đầu ho khan, con vật khó thở, thở thể bụng, tần số hô hấp tăng. Mắt có nhiều dử,lông xù không trơn mượt, hông xẹp
do không ăn uống, ít vận động nằm ở những vùng ít ánh sáng và gió thường là các góc tường. Quan sát hàng ngày, cả buổi tối, buổi sáng sớm đây là thời gian lợn yên tĩnh dễ phát hiện bệnh, đặc biệt là vào những ngày thay đổi thời tiết đột ngột chung ta chưa kịp đề phòng. Chúng tôi đã xác định được kết quả điều tra tỷ lệ lợn có biểu hiện hội chứng hô hấp ở lợn thịt nuôi tại trại được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tỷ lệ lợn có biểu hiện hội chứng hô hấp
TT Diễn giải Đơn vị tính Biểu hiện hội
chứng hô hấp
1 Số lượt theo dõi Con 1584
2 Số lợn có biểu hiện Con 308
3 Tỷ lệ % 19,44
Qua bảng 2.1 chúng ta thấy tỷ lệ lợn có biểu hiện hội chứng hô hấp ở lợn nuôi thịt tại trại lợn thịt Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Anh Đức - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh là tương đối cao (19,44%). Trong tổng số 1584 lượt theo dõi có tới 308 lợn mắc bệnh. Môi trường chăn nuôi có nhiều biến đổi tiêu cực, công tác vệ sinh thú y, khử trùng tiêu độc chưa được triệt để và mật độ nuôi cao. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho biểu hiện hội chứng hô hấp có tỷ lệ cao. Kết quả này cho thấy đây là một bệnh truyền nhiễm lây lan rất mạnh, đặc biệt trong điều kiện thời tiết bất lợi, chuồng trại ô nhiễm và mật độ nuôi quá cao.
Tóm lại, điều kiện vệ sinh và mật độ nuôi nhốt ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nhiễm bệnh. Điều kiện vệ sinh kém không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ đàn lợn, bởi vì nồng độ các chất khí độc như H2S, NH3 trong phân, nước tiểu của lợn thải ra sẽ rất cao. Do vậy đàn lợn thường xuyên bị trúng độc làm cho sức đề kháng của con vật giảm dần, đến lúc nào đó khi sức đề kháng của cơ thể và mầm bệnh bị mất cân bằng thì mầm bệnh sẽ nhân lên về số lượng và độc lực để gây bệnh.
Qua đây tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số góp ý cho trại chăn nuôi. Trong quá trình chăm sóc và quản lý đàn lợn để hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ biểu hiện hội chứng hô hấp như sau: Khi thời tiết thay đổi cần đảm bảo cho ấm áp
vào mùa đông và thoáng mát về mùa hè, định kỳ phun thuốc sát trùng, đảm bảo nuôi nhốt hợp lý và quy trình tiêm phòng nghiêm ngặt.
2.4.2. Tỷ lệ có biểu hiện hội chứng hô hấp ở lợn theo đàn và theo cá thể
Trong thời gian thực tập chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình biểu hiện hội chứng hô hấp ở lợn nuôi tại trại lợn Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Anh Đức - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh. Lợn dãy chuồng 2 đều được theo dõi tình hình cảm nhiễm. Kết quả điều tra được thực hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2: Tỷ lệ biểu hiện hội chứng hô hấp ở lợn theo đàn và theo cá thể
Tháng nuôi theo
dõi
Lợn có biểu hiện theo đàn Lợn có biểu hiện theo cá thể Số lô theo dõi (lô) Số lô có biểu hiện (lô) Tỷ lệ (%) Số lợn theo dõi (con) Số lợn có biểu hiện (con) Tỷ lệ (%) Cai sữa - 1 10 8 80 400 66 16,50 1 - 2 10 9 90 397 77 19,39 2 - 3 10 10 100 395 78 19,74 3 - 4 10 10 100 392 87 22,19 Tính chung 40 37 92,50 1584 308 19,44
Kết quả trình bày ở bảng 2.2 cho thấy: Tỷ lệ biểu hiện hội chứng hô hấp theo đàn là rất cao, trung bình là 92,50%. Điều này chứng tỏ biểu hiện hội chứng hô hấp là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và lây lan rất mạnh, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khí hậu bất lợi, vệ sinh kém. Kết quả hoàn toàn phù hợp với Jonh carr (2001) [15]. Bởi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể lợn qua đường hô hấp, trong đàn chỉ có 1 lợn bệnh thì mầm bệnh sẽ thường xuyên được thải ra và có khả năng tồn tại khá lâu ngoài môi trường. Chúng có thể bám vào các hạt bụi nhỏ và lơ lửng trong không khí hoặc tồn tại trong dịch nhầy, phân nền chuồng, mà mũi lợn thì thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố trên nên mầm bệnh rất dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp của lợn khỏe và gây bệnh. Ngoài ra, nguyên nhân làm bệnh đường hô hấp lan mạnh như vậy vì trong trại thường xuyên có sự di chuyển lợn, dồn ghép các đàn, mật độ nuôi nhốt đông, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ môi trường cao nên bệnh xảy ra nhiều.
Cũng qua bảng 2.2 cho thấy: Trong 1584 lượt lợn điều tra tại dãy chuồng số 2 có 308 con có biểu hiện hội chứng hô hấp chiếm tỷ lệ 19,44%.
Tóm lại, điều kiện vệ sinh, thời tiết khí hậu, mật độ nuôi nhốt và kiểu nền chuồng có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mắc bệnh. Điều kiện vệ sinh, thời tiết kém không chỉ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe đàn lợn. Bởi vì nồng độ các chất độc như H2S, NH3 trong phân, nước tiểu của lợn thải ra sẽ rất cao, đàn lợn thường xuyên trúng độc làm cho sức đề kháng của con vật giảm dần, đến lúc nào đó khi sức đề kháng của cơ thể và mầm bệnh bị mất cân bằng thì mầm bệnh sẽ nhân lên về số lượng và độc lực để gây bệnh. Ngoài ra mật độ nuôi nhốt đông cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mắc bệnh, vì mật độ nuôi nhốt quá đông thì lượng phân, nước tiểu ở mỗi ô chuồng sẽ nhiều hơn và lợn thường xuyên bị stress do mỗi cá thể trong đàn đều phải cạnh tranh nhiều hơn về thức ăn, chỗ nằm và bầu không khí.
2.4.3. Tỷ lệ lợn biểu hiện hội chứng hô hấp theo tính biệt
Để thấy được tỷ lệ biểu hiện hội chứng hô hấp theo tính biệt ở lợn thịt, chúng tôi tiến hành chia lợn làm hai tính biệt là: Đực và cái. Kết quả thu được qua bảng 2.3.
Bảng 2.3: Tỷ lệ lợn biểu hiện hội chứng hô hấp theo tính biệt
Tính biệt Số lượt theo dõi (con) Số lợn có biểu hiện (con) Tỷ lệ (%) Đực 781 148 18,95 Cái 803 160 19,92 Tính chung 1584 308 19,44
Qua bảng 2.3 ta thấy cả lợn đực và cái đều nhiễm bệnh tuy nhiên tỷ lệ biểu hiện hội chứng hô hấp ở lợn theo tính biệt có sự khác nhau:
Qua 1584 lượt theo dõi có tới 308 lợn có biểu hiện hội chứng hô hấp. Trong đó lợn đực theo dõi 781 lượt chúng có 148 con có biểu hiện nên tỷ lệ là 18,95%. Lợn cái theo dõi 803 lượt có tới 160 con có biểu hiện chiếm tỷ lệ là 19,92%.
Như vậy tỷ lệ biểu hiện hội chứng hô hấp ở lợn cái cao hơn lợn đực 0,97%, vì khi chúng cùng sống trong điều kiện môi trường giống nhau thường xuyên có sự di chuyển lợn, dồn ghép đàn, mật độ nuôi nhốt đông, điều kiện vệ sinh không đảm bảo thì tính cái có sức đề kháng kém hơn tính đực nên dễ mắc bệnh hơn.
2.4.4. Tỷ lệ lợn biểu hiện hội chứng hô hấp theo tuổi
Để biết được ảnh hưởng của lứa tuổi đến tỷ lệ biểu hiện hội chứng hô hấp ở lợn thịt, chúng tôi tiến hành chia lợn làm các giai đoạn sau: giai đoạn từ cai sữa đến 1 tháng nuôi, giai đoạn từ 1 - 2 tháng nuôi, giai đoạn từ 2 - 3 tháng nuôi và giai đoạn từ 3 - 4 tháng nuôi. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.4
Bảng 2.4: Tỷ lệ lợn biểu hiện hội chứng hô hấp theo tuổi
Tháng nuôi Số lượt theo dõi (con) Số lợn biểu hiện (con) Tỷ lệ (%) Cai sữa - 1 400 66 16,50 1 - 2 397 77 19,39 2 - 3 395 78 19,74 3 - 4 392 87 22,19 Tính chung 1584 308 19,44
Qua bảng 2.4 ta thấy tỷ lệ biểu hiện hội chứng hô hấp tăng dần theo tháng nuôi cao nhất ở tháng 3 - 4 (22,19%) giảm dần và thấp nhất ở giai đoạn cai sữa tới 1 tháng nuôi (16,50%). Tỷ lệ lợn mắc bệnh tăng dần theo tháng nuôi là vì giai đoạn lợn vừa nhập chuồng được kiểm tra nghiêm ngặt, lợn không đảm bảo được tách để chăm sóc riêng hoặc loại bỏ. Đồng thời giai đoạn đầu do công tác chuẩn bị chuồng trại tốt đã giảm tác nhân gây bệnh về mức thấp nhất. Ngoài ra thời gian đầu mật độ giữa các lợn không cao khả năng tiếp xúc mầm bệnh không cao nên lợn ít mắc bệnh. Càng về sau khả năng tiếp xúc với mầm bệnh càng cao và qua thời gian lượng vi khuẩn gây bệnh tăng lên. Và mật độ lợn tăng cao nên khả năng truyền bệnh qua tiếp xúc trực tiếp càng cao khả năng mắc bệnh tăng lên theo thời gian. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đặng Xuân Bình và Cs (2007) [1].Như vậy từ quy luật phát triển của bệnh đường hô hấp, chúng ta có kế hoạch sử dụng
các loại vaccine phòng các bệnh về đường hô hấp chủ yếu: suyễn, viêm phổi - màng phổi… ở lứa tuổi thích hợp nhằm đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất và làm tốt công tác phòng bệnh bằng vệ sinh cho đàn lợn. Nhất là tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh của công ty.
2.4.5. Tỷ lệ lợn chết do biểu hiện hội chứng hô hấp
Những lợn mắc bệnh nặng với các triệu chứng rất điển hình của biểu hiện
hội chứng hô hấp như: Thở khó, sốt cao, tần số hô hấp tăng cao, ngồi như chó để thở… mặc dù được điều trị nhưng vẫn xuất hiện lợn bị chết. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn chết do hội chứng hô hấp theo các giai đoạn được trình bày ở bảng 2.5.
Bảng 2.5: Tỷ lệ lợn chết do biểu hiện hội chứng hô hấp
Tháng nuôi Số lượt theo dõi (con) Số lợn có biểu hiện (con) Số lợn chết (con) Tỷ lệ chết (%) Cai sữa - 1 400 66 1 1,51 1 - 2 397 77 1 1,29 2 - 3 395 78 2 2,56 3 - 4 392 87 1 1,14