CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: GIA CÔNG BÀN ĂN

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP (Trang 93)

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: GIA CÔNG BÀN ĂN

Mã số của mô đun: MĐ21

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

+ Vị trí mô đun: sau khi kết thúc mô đun, mô đun đào tạo bắt buộc + Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn nghề tự chọn

II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN

+ Nêu được đặc điểm bàn ăn, yêu cầu của các bước trong qui trình gia công bàn ăn;

+ Đọc được bản vẽ bàn và gia công được bàn ăn thông dụng bằng dụng cụ thủ công, máy và thiết bị dùng trong gia công, chế biến gỗ;

+Tiết kiệm nguyên liệu khi gia công sản phẩm

+ An toàn khi gia công sản phẩm bằng dụng cụ thủ công hoặc máy mộc

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN

1.Nội dungvà phân bổ thời gian

Số TT

Tên các bài trong mô đun Thời gian

Tổng số thuyếtLý Thực hành Kiểm tra

1 Xác định số lượng qui cách các chi tiết của bàn ăn 1 1

2 Vạch mực phôi các chi tiết bàn ăn 4 1 3

3 Pha phôi các chi tiết bàn ăn 10 2 6 2

4 Gia công mặt phẳng chi tiết bàn ăn 25 5 20 5 Gia công mặt cong các chi tiết của bàn ăn 20 3 17

6 Gia công các mối ghép dùng trong bàn ăn 25 5 17 3

7 Lắp ráp bàn ăn 15 3 12

Cộng 100 20 75 5

2. Nội dung chi tiết

Bài 1: Xác định số lượng qui cách các chi tiết của bàn ăn Thời gian: 1giờ Mục tiêu:

- Đọc được tên, xác định đúng vị trí, kích thước và hình dạng của tất cả các chi tiết của bàn ăn;

- Liệt kê được các chi tiết bàn ăn theo bảng đúng về số lượng, chủng loại và kích thước của bàn ăn;

- Cận thận, có ý thức trách nhiệm trong công việc.

1. Phương pháp xác định số lượng, qui cách các chi tiết của bàn ăn 2. Đọc bản vẽ của bàn ăn

3. Liệt kê số lượng các chi tiết của của bàn ăn

4. Lập bảng kê số lượng và kích thước của tất cả các chi tiết của bàn ăn

Bài 2: Vạch mực phôi các chi tiết của bàn ăn Thời gian: 4 giờ Mục tiêu:

- Xác định lượng dư gia công cho các chi tiết của bàn ăn;

- Vạch được mực các chi tiết của bàn ăn theo kích thước của bản vẽ; - Tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình vạch mực phôi.

1. Phương pháp vạch mực các chi tiết của bàn ăn 2. Lựa chọn nguyên liệu để gia công bàn ăn 3.Vạch mực phôi bàn ăn

4. Kiểm tra phôi vạch, phương pháp khắc phục những sai hỏng thường xảy ra trong quá trình vạch mực.

Bài 3: Pha phôi các chi tiết của bàn ăn Thời gian: 10 giờ Mục tiêu:

- Nêu được trình tự các bước và yêu cầu kỹ thuật khi pha phôi chi tiết của bàn ăn bằng dụng cụ thủ công, máy cưa đĩa cắt ngang, cưa đĩa xẻ dọc;

- Rọc, cắt ngang gỗ bằng dụng cụ thủ công hay máy cưa đĩa đảm bảo kích thước phôi theo bảng liệt kê chi tiết của bàn ăn;

- Đảm bảo an toàn trong quá trình pha phôi.

1. Rọc, cắt ngang tạo phôi các chi tiết của bàn ăn bằng cưa dọc, cưa cắt ngang

2. Rọc, cắt ngang tạo phôi các chi tiết của bàn ăn bằng máy cưa đĩa xẻ dọc, máy cưa đĩa cắt ngang

3. Vanh chi tiết cong của bàn ăn bằng cưa vanh hoặc máy cưa vòng lượn 4. Kiểm tra kích thước phôi của bàn ăn và phương pháp khắc phục những sai hỏng thường xảy ra trong quá trình pha phôi.

Bài 4: Gia công mặt phẳng chi tiết của bàn ăn Thời gian: 25 giờ Mục tiêu:

- Nêu được trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi gia công mặt phẳng chi tiết của bàn ăn bằng bào thẩm, bào lau, máy bào thẩm, máy bào cuốn;

- Gia công được mặt phẳng các chi tiết của bàn ăn bằng bào thẩm, bào lau, máy bào thẩm, máy bào cuốn đảm bảo kích thước, độ nhẵn bề mặt;

- Đảm bảo an toàn trong quá trình gia công mặt phẳng các chi tiết của bàn ăn. 1. Gia công mặt phẳng các chi tiết của bàn ăn bằng bào thẩm, bào lau 2. Gia công mặt phẳng các chi tiết của bàn ăn bằng máy bào thẩm 3. Gia công mặt đối diện các chi tiết của bàn ăn trên máy bào cuốn

4. Kiểm tra kích thước, chất lượng bề mặt sau khi gia công mặt phẳng, phương pháp khắc phục những sai hỏng thường xảy ra trong quá trình gia công.

Bài 5: Gia công mặt cong các chi tiết của bàn ăn Thời gian: 20 giờ Mục tiêu:

- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi gia công mặt cong bằng dụng cụ thủ công, máy phay, máy tiện;

- Gia công được các chi tiết cong đảm bảo kích thước, hình dạng; - An toàn trong quá trình gia công các chi tiết.

1. Kỹ thuật gia công mặt cong các chi tiết 2. Gia công mặt cong các chi tiết vai dọc bàn 3. Tiện chân bàn

4. Kiểm tra kích thước, hình dạng, chất lượng của các chi tiết, phương pháp khắc phục những sai hỏng thường xảy ra trong quá trình gia công.

Bài 6: Gia công các mối ghép dung trong bàn ăn Thời gian: 25 giờ Mục tiêu:

- Nêu trình tự gia công mối ghép mộng của bàn ăn

- Gia công được mối ghép mộng của bàn ăn bằng dụng cụ thủ công, máy cưa đĩa, máy phay mộng đa năng và máy đục lỗ mộng

- An toàn trong quá trình gia công mối ghép mộng

1.Vạch mực thân mộng và lỗ mộng các chi tiết của bàn ăn 2. Gia công thân mộng, lỗ mộng thẳng bằng dụng cụ thủ công 3. Gia công thân mộng trên máy cưa đĩa, máy phay mộng đa năng 4. Gia công lỗ mộng bằng máy đục lỗ mộng

5. Kiểm tra mối ghép mộng, phương pháp khắc phục những sai hỏng thường xảy ra trong quá trình gia công mối ghép mộng.

Bài 7: Lắp ráp bàn ăn Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

- Mô tả được cấu tạo của bàn ăn

- Trình bày được các bước lắp ráp bàn ăn

- Xác định đúng các chi tiết tạo thành các bộ phận chính, thành khung bàn, lắp ráp được các mối ghép mộng khung, tổng thể bàn;

- An toàn trong quá trình lắp ráp.

1. Xác định các chi tiết để lắp thành bộ phận của bàn: Hệ chân trái, hệ chân phải

2. Xác định các chi tiết để tạo thành khung của bàn ăn

3. Xác định các chi tiết để liên kết với khung tạo thành sản phẩm của bàn ăn 4. Lắp ráp hệ chân: chân với vai bên và xà đỡ

5. Lắp các hệ chân với vai dọc trước và sau tạo khung 6. Lắp mặt bàn với khung bàn

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

- Vật liệu: Gỗ xẻ, sơn PU, keo dán gỗ dùng trong thực hành - Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Máy chiếu

+ Các loại đục phẳng, đục tròn

+ Các loại bào thủ công: bào thẩm, bào lau, bào cong, bào lá, bào ngang + Các loại cưa xẻ dọc, cưa cắt ngang, cưa vanh

+ Máy cưa đĩa xẻ dọc, máy cưa đĩa cắt ngang, máy bào thẩm, máy bào cuốn, máy cưa vòng lượn, máy phay, máy khoan ngang, máy đục lỗ mộng, máy xoi cầm tay.

- Học liệu

+ Bảng phân tích công việc

+ Sách hướng dẫn cho giáo viên mô đun gia công bàn ăn + Giáo trình mô đun gia công bàn ăn

+ Tài liệu tham khảo - Nguồn lực khác

Xưởng thực hành, dụng cụ bảo hộ lao động

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: Được đánh giá qua bài

viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Về kiến thức: Được đánh giá qua bài viết kiểm tra

+ Nêu trình tự và yêu cầu kỹ thuật của gia công bàn ăn + Phương pháp lắp ráp bàn ăn

- Về kỹ năng:

+ Pha phôi các chi tiết của bàn ăn

+ Gia công mặt phẳng, mặt cong các chi tiết của bàn ăn + Gia công mối ghép mộng bằng các loại đục thủ công

+ Gia công mộng trên máy cưa đĩa chuyên dùng, máy cưa vòng lượn, máy khoan ngang, máy đục mộng, máy phay

+ Lắp ráp bàn ăn + Phun sơn bàn ăn

- Về thái độ: Được đánh giá trong quá trình học tập

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong quá trình thực hành

+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian .

+ Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.

+ Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót.

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun gia công bàn ăn được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Mỗi bài học trong mô đun đều được kết hợp lý thuyết, hướng dẫn ban đầu được giảng dạy trước khi thực hành, rèn luyện kỹ năng tại lớp thực hành, xưởng máy.

- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó.

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình khung và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị chương trình chi tiết và nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Kiểm tra định kỳ và kiểm tra kết thúc mô đun:

3.1. Kiểm tra định kỳ

Số lần kiểm tra định kỳ được thực hiện theo phân phối nội dung chương trình mô đun. Giáo viên giảng dạy trực tiếp ra đề, tổ chức kiểm tra, chấm điểm và các cột điểm này sẽ được tính điểm hệ số 2 trong điểm tổng kết mô đun này.

3.2 Kiểm tra kết thúc mô đun:

TT Nội dung Lý thuyết Thực hành

1 Ôn tập 1 2

2 Kiểm tra kết thúc mô đun 6

Hình thức kiểm tra kết thúc mô đun: thực hiện một bài tập kỹ năng tổng hợp

4. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

Nội dung trọng tâm: Đọc bản vẽ bàn ăn, kỹ năng bào mặt phẳng, gia công mộng, gia công mặt cong và lắp ráp bàn ăn.

5. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình Công nghệ Mộc - Trường Đại học Lâm nghiệp. - Giáo trình Công nghệ mộc - Trường C.N.K.T Chế biến gỗ TW.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w