HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP (Trang 31)

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Môn học vẽ kỹ thuật được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trình độ trung cấp nghề.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

Khi giảng dạy cố gắng sử dụng các học cụ trực quan, máy tính, máy chiếu để mô tả một cách tỉ mĩ, chính xác các phương pháp biểu diễn vật thể, các vật lắp. Khi hướng dẫn thực hành cần sử dụng các mô hình thật, giáo viên phải bám sát hỗ trợ người học về kỹ năng vẽ, uốn nắn các thao tác cơ bản.

Khi giảng dạy vẽ kỹ thuật trên máy tính sử dụng phầm mềm AutoCAD và được thực hiện trên máy chiếu projector, chú ý nhấn mạnh các phương pháp nhập điểm. Riêng chương này yêu cầu giáo viên phải cung cấp tài liệu phát tay cho người học, người học chỉ ghi chép các bài tập mẫu, các chú ý quan trọng. Sau mỗi lệnh cần phải có một bài tập ứng dụng, giáo viên làm mẫu một phương án, sau đó yêu cầu người học tự giải quyết các phương án còn lại để cũng cố kiến thức.

3. Kiểm tra định kỳ và kiểm tra kết thúc môn học:

3.1. Kiểm tra định kỳ

Số lần kiểm tra định kỳ được thực hiện theo phân phối nội dung chương trình môn học. Giáo viên giảng dạy trực tiếp ra đề, tổ chức kiểm tra, chấm điểm và các cột điểm này sẽ được tính điểm hệ số 2 trong điểm tổng kết môn học này.

3.2 Kiểm tra kết thúc môn học:

TT Nội dung Lý thuyết Thực hành

1 Ôn tập 1 1

2 Kiểm tra kết thúc môn học 4

Hình thức kiểm tra kết thúc môn học: Thực hiện một bài tập kỹ năng tổng hợp

4. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

Khi thực hiện môđun giáo viên phải sử dụng tài liệu xuất bản mới nhất hàng năm để phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật đang sửa đổi theo hướng hội nhập của tiêu chuẩn quốc tế (ISO).

5. Tài liệu cần tham khảo:

[1].- Trần Hữu Quế, Đặng Văn Cứ - Bài tập vẽ kỹ thuật, NXBGD 2005. [2]. Trần Hữu Quế, Đặng Văn Cứ - Giáo trình Vẽ kỹ thuật-NXBGD 2003.

[3]. Nguyễn Hữu Lộc- Auto CAD 2000- NXB TP Hồ Chí Minh- 2000 [4]. Nguyễn Hữu Lộc- Auto CAD 2008- NXB TP Hồ Chí Minh- 2007.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC: VẬT LIỆU GỖ

Mã số môn học: MH11

Thời gian môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 15 giờ)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC

+ Môn học vật liệu gỗ là một môn học cơ sở được bố trí song song với các môn học cơ sở kỹ thuật

+ Là môn học có liên quan đến các mô đun chuyên môn nghề, giúp người học phân biệt, lựa chọn được các loại gỗ phù hợp với từng loại sản phẩm, lựa chọn được các phương pháp gia công phù hợp.

II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

+ Trình bày được cấu tạo của gỗ

+ Giải thích được hiện tượng co rút và giãn nở của gỗ

+ Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất cơ học của gỗ + Phân biệt được các khuyết tật của gỗ

+ Nhận biết được các loại gỗ thường dùng theo tên gọi, theo nhóm gỗ + Chọn được các loại gỗ phù hợp để gia công sản phẩm mộc

+ Chọn phương pháp bảo quản để tăng tuổi thọ cho gỗ, nâng cao giá trị sử dụng gỗ.

+ Cẩn thận, tỷ mỷ, chấp hành các qui định trong học tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP (Trang 31)