Xử lý bằng thuốc tím và Chlorine

Một phần của tài liệu giáo trình chuẩn bị sản xuất gióng nghề sản xuất giống tôm sú (Trang 61)

- Khử các kim loại nặng hòa tan trong nước như Fe, Al, Hg, Pb, Cd

2.3.Xử lý bằng thuốc tím và Chlorine

2. Thực hiện xử lý nƣớc theo phƣơng pháp truyền thống

2.3.Xử lý bằng thuốc tím và Chlorine

Quy trình xử lý nước này được áp dụng phổ biến ở khu vực nguồn nước có độ đục cao do phù sa lơ lửng nhiều, nguồn nước từ mạch nước ngầm chứa nhiều sắt (Fe) hòa tan, NH3, H2S.

Sơ đồ quy trình xử lý như sau:

Hình 2.4.2. Quy trình xử lý nước bằng thuốc tím và Chlorine

Bơm nước biển vào bể chứa

Xử lý thuốc tím

Nồng độ KMnO4 = 10 - 15ppm; sục khí 30 phút; để lắng 24 giờ

Bơm nước vào bể chứa khác

Xử lý Chlorine

Nồng độ Ca(ClO)2 = 25-30ppm; sục khí 30 phút; để yên 24 giờ; sục khí mạnh

Khử Clo dư bằng Thiosulfat Natri

Tỷ lệ: 7mg Na2S2O3.5H2O / 1mg Cl dư hoặc 1g Na2S2O3.5H2O / 1g Chlorin xử lý

Lọc cơ học trong bể lọc

Xử lý EDTA nồng độ 5-10ppm

Bƣớc 1. Bơm nước vào bể chứa

Nước biển được bơm vào bể chứa khi triều đứng lớn lúc trời không mưa, không có nhũng bất thường trên biển (xuất hiện nhiều sinh vật lạ, thủy triều đỏ…).

Sau đó, nước sẽ được bơm qua bể lắng để tiến hành xử lý nước

Hình 2.4.3. Bơm nước vào bể chứa

Bƣớc 2. Xử lý bằng thuốc tím (KMnO4)

Xử lý nước bằng thuốc tím nhằm:

Oxy hóa sắt (Fe và các kim loại nặng) hòa tan trong nước thành dạng kết tủa ở đáy bể; Lắng tụ các chất lơ lửng xuống đáy bể.

Tùy thuộc vào độ trong của nước. Nước trong, nồng độ sử dụng là 0,5- 1ppm. Nước đục, sử dụng nồng độ cao hơn.

Tùy thuộc vào hàm lượng Fe hòa tan trong nước. Tỷ lệ: 1g thuốc tím kết tủa được 1g Fe.

Hàm lượng Fe hòa tan trong nước của khu vực được xác định khi khảo sát nguồn nước để chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống (Xem Giáo trình 1,

bài 1. Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống);

- Tính lượng thuốc tím cần dùng

Lượng thuốc tím cần dùng = Nồng độ thuốc tím xử lý x Thể tích nước cần xử lý

Ví dụ 1: Lượng nước cần xử lý là 10m3. Nồng độ thuốc tím dự kiến xử lý là 2ppm. Lượng thuốc tím cần dùng được tính như sau:

Chuyển đổi 2ppm = 2g/m3, nghĩa là 1m3

nước cần xử lý 2g thuốc tím. Lượng nước cần xử lý là 10m3

.

Vậy lượng thuốc tím cần dùng là: 2g/m3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

x 10m3 = 20g.

Ví dụ 2: Lượng nước cần xử lý là 10m3. Nồng độ Fe hòa tan trong nước là 1,5mg/l. Lượng thuốc tím cần dùng được tính như sau:

Chuyển đổi 1,5mg/l = 1,5g/m3, nghĩa là 1m3

nước chứa 1,5g Fe. Lượng nước cần xử lý là 10m3

.

Lượng Fe hòa tan trong nước là 1,5g/m3

Với tỷ lệ 1g thuốc tím kết tủa được 1g Fe, lượng thuốc tím cần dùng là 15g. Thực tế, lượng thuốc tím này không làm kết tủa hết lượng Fe hòa tan do phải tiêu tốn cho oxy hóa các vật chất khác trong nước (chất lơ lửng, H2S…).

Cách quy đổi đơn vị tính

Trong nuôi trồng thủy sản, các đơn vị để tính khối lượng thường là ki-lô- gam (kg), gam (g), mi-li-gam (mg) với

1kg = 1.000g 1g = 1.000mg Đơn vị tính thể tích là mét khối (m3 ), lít (l), mi-li-lít (ml) 1m3 = 1.000l 1l = 1.000ml Đơn vị tính nồng độ là phần trăm (%), phần ngàn (‰ = ppt = g/l), phần triệu (ppm = g/m3 = mg/l).

- Cân lượng thuốc tím cần dùng bằng cân có độ chính xác 1g. - Pha lượng thuốc tím cần

dùng bằng 1-2 lít nước ngọt. Khuấy để thuốc tím hòa tan hoàn toàn.

- Tạt thuốc tím vào bể lúc đang bơm nước hoặc sau khi bơm nước.

Nước trong bể chuyển màu tím.

- Đặt 2-3 dây sục khí vào bể và sục khí 15-30 phút nếu tạt thuốc tím sau khi bơm nước để phân tán thuốc tím đều khắp bể.

- Tắt sục khí và để lắng 24 giờ. Nếu lượng thuốc tím vừa đủ, đến 24 giờ, nước trắng trở lại và trong.

Nếu chưa đủ lượng, chưa đến 24 giờ, nước trong bể chuyển trắng lại nhưng còn đục.

Nếu thừa thuốc tím, sau 24 giờ, nước vẫn còn màu tím và trong. Cần chờ thêm một thời gian để nước trắng lại.

Hình 2.4.5. Tạt thuốc tím vào bể

Bƣớc 3. Bơm nƣớc sang bể khác

- Bơm nước sang bể khác bằng máy bơm. Chừa lại phần lắng tụ ở đáy bể.

Bƣớc 4. Xử lý Chlorine

Xử lý nước bằng Chlorine nhằm sát trùng, diệt mầm bệnh trong nước. - Tính lượng Chlorine cần dùng

Lượng Chlorine cần dùng = Nồng độ Chlorine xử lý x Thể tích nước cần xử lý

Nồng độ Chlorine cần dùng là 25-30ppm. Có thể sử dụng nồng độ cao hơn khi:

- Môi trường: Khu vực đang phát sinh bệnh, nguồn nước bị ô nhiễm. - Thời tiết: Trời nắng nóng, nhiệt độ cao.

- Tình trạng bể xử lý: Bể đặt bên ngoài, không có mái che.

Ví dụ: Lượng nước cần xử lý là 10m3. Nồng độ Chlorine xử lý là 30ppm. Lượng Chlorine cần dùng được tính như sau:

Chuyển đổi 30ppm = 30g/m3, nghĩa là 1m3

nước cần xử lý 30g Chlorine. Lượng nước cần xử lý là 10m3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

.

Vậy lượng Chlorine cần dùng là: 30g/m3

x 10m3 = 300g. - Cân lượng Chlorine cần dùng.

- Hòa tan Chlorine trong nước ngọt. - Tạt đều dung dịch Chlorine khắp bể.

- Mở 2-3 dây sục khí khoảng 15-30 phút để phân tán Chlorine đều khắp bể.

- Tắt sục khí, để yên 24 giờ.

Chất sát trùng Chlorine Ca(OCl)2

- Chlorine - Hypoclorit Canxi - là chất bột màu trắng, mùi hăng, dễ tan trong nước và sinh ra các thành phần có tính sát trùng mạnh như HOCl, OCl-

, Cl-.

- Bảo quản không tốt, Chlorine dễ bị ánh sáng, nhiệt độ cao phá hủy, dễ hút ẩm, vón cục làm suy giảm chất lượng.

Lưu ý:

Hình 2.4.6. Bột Chlorine

- Hiệu quả sát trùng của Chlorine giảm ở môi trường kiềm (pH > 7).

- Chlorine tác dụng với các chất hữu cơ tạo thành các phức chất cloramine khó phân hủy và gây hại cho tôm giống. Do đó, nên xử lý thuốc tím để lắng tụ chất hữu cơ lơ lửng, làm trong nước trước khi xử lý nước bằng Chlorine.

- Chỉ nên sử dụng nước xử lý Chlorine sau khi đã khử dư lượng clo. - Không sử dụng Chlorine trong bể đang nuôi tôm.

- Hòa tan Chlorine trong xô nước (không sử dụng trực tiếp) rồi tạt đều khắp bể.

- Mang khẩu trang, mắt kính, áo quần bảo hộ, không tiếp xúc trực tiếp khi làm việc với Chlorine.

Chlorine có thể làm mục áo quần, gây bỏng da. Phải rửa nước sạch nhiều lần ở vị trí cơ thể tiếp xúc với Chlorine.

Một phần của tài liệu giáo trình chuẩn bị sản xuất gióng nghề sản xuất giống tôm sú (Trang 61)