Tiêu chuẩn nguồn nước

Một phần của tài liệu giáo trình chuẩn bị sản xuất gióng nghề sản xuất giống tôm sú (Trang 26)

1. Kiểm tra nguồn nƣớc trƣớc khi lấy

1.1.Tiêu chuẩn nguồn nước

Theo tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam về cơ sở sản xuất giống tôm biển – Yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh thú y (Tiêu chuẩn ngành 95:2005). Nguồn nước và chất lượng nước mặn là nước biển sau khi đưa vào bể lắng phải đạt được các chỉ tiêu yêu cầu sau:

- Độ mặn lớn hơn 25‰ và ổn định trong mùa vụ sản xuất. - pH = 7,5-8,5

- Nhiệt độ: t = 28 – 32o

C

- Oxy hòa tan (DO) lớn hơn 5mg/l - Độ trong lớn hơn 30cm

- NH3 nhỏ hơn 0,1mg/l - NO2 nhỏ hơn 1mg/l

- Hàm lượng thủy ngân nhỏ hơn 0,01mg/l

- Hàm lượng kim loại nặng khác nhỏ hơn 0,01mg/l

Để kiểm tra các tiêu chuẩn chất lượng nước, sẽ tiến hành đo các chỉ tiêu môi trường nước bao gồm: Đo độ mặn, pH, Oxy hòa tan (DO), độ kiềm, nhiệt độ, độ trong, kiểm tra sinh vật lơ lửng... Kim loại nặng sẽ được khử trong quá trình xử lý nước (Bài 4)

Bảng 2.3.1. Trang thiết bị đo chỉ tiêu nước

TT Chỉ tiêu đo Thiết bị

1 Độ mặn Tỷ trọng kế Khúc xạ kế

2 pH

Giấy quỳ

Test kit

Máy đo điện cực

3 Oxy hòa tan (DO)

DO test kit

Máy đo Oxy hòa tan (Oxy metter)

4 Độ kiềm kH test kit 5 Nhiệt độ Nhiệt kế 6 Độ trong Đĩa Secchi

1.2. Đo độ mặn

Tỷ trọng kế: Là ống thủy tinh Phần dưới có đường kính lớn, chứa các hạt chì nhỏ, Phần trên có đường kính nhỏ hơn, chứa cột giấy có chia độ chỉ độ mặn. Hình 2.3.1. Tỷ trọng kế

Cách đo như sau:

- Bƣớc 1: Cho mẫu nước vào đầy ống nhựa hoặc vào ly có độ cao thích hợp để tỷ trọng kế không chạm đáy khi đo

Hình 2.3.2. Lấy mẫu nước vào ống

- Bƣớc 2: Cho tỷ trọng kế vào ống nhựa

- Bƣớc 3: Chờ tỷ trọng kế đứng yên trong ống nhựa

Hình 2.3.3. Cho tỷ trọng kế vào ống

Nước mẫu

Vạch chỉ độ mặn của nước mẫu Cột giấy có chia độ

- Bƣớc 4: Đọc số trên vạch chia độ ở ngay mức nước. Số này là độ mặn của nước trong ao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.3.4. Đọc kết quả ở mức nước

1.2.2. Đo bằng khúc xạ kế

Bên ngoài khúc xạ kế có các chi tiết chính:

- Nắp nhựa trắng trong, đóng mở được

- Gương nhận mẫu nước màu xanh trong, cố định bên dưới nắp nhựa - Rãnh hiệu chỉnh

- Bộ phận chỉnh độ nét, có thể xoay tròn được

- Mắt đọc tròn nhỏ, ở giữa bộ phận chỉnh độ nét. Nhìn vào mắt có thể thấy màn hình như bên dưới

Hình 2.3.5. Khúc xạ kế

Màn hình có dãy số chỉ tỷ trọng của mẫu thử ở bên trái và dãy số chỉ độ mặn của nước ở bên phải.

Trị số ở ranh giới của nền xanh và nền trắng là độ mặn của mẫu nước

Hình 2.3.6. Kết quả đo là ranh giới của phần xanh và trắng

Nắp nhựa

Rãnh hiệu chỉnh

Cách đo độ mặn như sau:

1. Cho 1-2 giọt nước mẫu vào giữa gương nhận mẫu nước

Hình 2.3.7. Cho mẫu nước vào gương nhận mẫu

2. Đậy nắp nhựa sát vào gương nhận mẫu sao cho giọt nước phân tán đều và không tạo thành bọt khí

Hình 2.3.8. Đậy nắp nhựa

3. Hướng khúc xạ kế về phía ánh sáng (mặt trời hoặc đèn)

4. Đưa phần sau khúc xạ kế vào sát mắt và nhìn vào mắt đọc kết quả

5. Đọc trị số ở vị trí ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình. Đây chính là độ mặn của mẫu nước

6. Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa bằng vài giọt nước cất

7. Dùng giấy mềm, mịn chùi khô gương nhận mẫu nước và nắp nhựa. Bảo quản

nơi khô ráo. Hình 2.3.10. Đọc kết quả

Hiệu chỉnh khúc xạ kế

Sau nhiều lần sử dụng, khúc xạ kế có thể cho kết quả không chính xác. Chỉnh lại như sau:

1. Cho 1-2 giọt nước cất hoặc nước đã biết trước độ mặn vào giữa gương nhận mẫu nước.

2. Đậy nắp.

3. Hướng bộ phận nhận mẫu nước về phía ánh sáng.

4. Nhìn vào mắt đọc kết quả, xoay nhẹ bộ phận chỉnh độ nét để nhìn thấy thật rõ trị số nằm ở ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Dùng tuốc-nơ-vít nhỏ cho vào rãnh hiệu chỉnh, xoay qua lại để ranh giới của 2 phần trắng và xanh ở vị trí số 0 (nếu là nước cất) hoặc ở trị số chỉ độ mặn của giọt nước.

6. Khúc xạ kế đã được hiệu chỉnh xong

Hình 2.3.11. Xoay vít trong rãnh hiệu chỉnh

- Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa bằng vài giọt nước cất.

- Lau khúc xạ kế bằng giấy mịn, mềm, khô

- Bảo quản trong hộp, để nơi khô ráo

Hình 2.3.12. Lau khúc xạ kế

Không đƣợc:

- Nhúng gương nhận mẫu nước và nắp nhựa vào bể để lấy mẫu.

- Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa dưới vòi nước chảy

- Nhúng khúc xạ kế vào nước Vì nước có thể đi vào lòng máy, nấm sinh sôi làm tối màn hình và khúc xạ kế bị hư.

Hình 2.3.13. Không rửa khúc xạ kế dưới dòng nước

1.3. Đo pH

1.3.1. Đo pH bằng giấy quỳ

Hộp giấy quỳ gồm:  Giấy quỳ

 Thang so màu

Lưu ý đến hạn sử dụng của giấy quỳ

Hình 2.3.15. Hộp giấy quỳ

Cách thực hiện đo nhƣ sau:

- Đo trực tiếp nguồn nước cách bờ khoảng 2m, cách mặt nước khoảng 0,5m

- Hoặc đo mẫu nước lấy từ biển với điểm lấy mẫu như trên

+ Bước 1: Lấy một mẩu giấy quỳ dài khoảng 2-4cm

+ Bước 2: Nhúng mẩu giấy quỳ vào trực tiếp xuống nước hoặc lấy mẫu nước lên từ vị trí muốn lấy nước để đo

Hình 2.3.17. Nhúng mẩu giấy quỳ vào nước

+ Bước 3: Để ráo khoảng 5- 10 giây mẩu giấy chuyển màu

Hình 2.3.18. Để ráo mẩu giấy quỳ

+ Bước 4: Đặt mẩu giấy lên thang so màu, so sánh màu của mẩu giấy với các ô màu trên thang so màu. Màu giấy quỳ đậm hơn màu trên thang so màu

+ Bước 5: Màu giấy quỳ nhạt hơn màu trên thang so màu

Hình 2.3.20. Màu mẩu giấy nhạt hơn

+ Bước 6: Đọc kết quả trị số pH ở ô màu gần trùng nhất so với màu mẩu giấy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.3.21. Màu mẩu giấy trùng với màu của pH=8 trên thang so màu

1.3.2. Đo bằng test kit

Bộ test kit gồm:  Thuốc thử  Thang so màu

 Lọ nhựa trong chứa mẫu nước

Cách đo như sau:

Bƣớc 1: Tráng lọ

- Cho nước mẫu vào lọ, tráng đều lọ vài lần

Hình 2.3.23. Tráng lọ

- Đổ nước tráng lọ ra

Hình 2.3.24. Đổ nước tráng lọ

Bƣớc 2: Lấy mẫu nước

- Cho nước mẫu vào lọ đến mức quy định

- Lau khô bên ngoài lọ

Hình 2.3.26. Lau lọ

Bƣớc 3: Cho thuốc thử vào

lọ

- Cho thuốc thử vào lọ với số giọt quy định tùy theo nhà sản xuất sau khi lắc đều chai thuốc thử

- Lắc nhẹ tròn đều lọ để thuốc thử hòa tan vào mẫu nước thử. Mẫu nước thử biến màu

Hình 2.3.27. Cho thuốc thử vào lọ

Bƣớc 4: Đọc kết quả

- Đặt lọ nước mẫu lên thang so màu, so sánh với các ô màu trên thang so màu - Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu nước mẫu.

Hình 2.3.28. So màu mẫu nước

Máy đo pH cầm tay có 2 loại:  Bút đo pH: có đầu dò (điện cực) nằm trực tiếp, phía dưới của máy (bên trong).

Hình 2.3.29. Bút đo pH

 Loại có đầu dò nối với máy bởi dây dẫn.

Hình 2.3.30. Máy đo pH đầu dò rời

Cách đo như sau:

Bƣớc 1: Hiệu chỉnh máy:

 Mở nắp máy

 Mở máy bằng nút mở-tắt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Giữ phần dưới của máy trong cốc nước cất

 Xoay nhẹ vít trong khe hiệu chỉnh (bên hông hoặc mặt sau của máy), quan sát màn hình

 Ngừng xoay khi màn hình hiện lên số 7,0

 Chuyển máy ra khỏi cốc nước cất

Bƣớc 2: Đo pH mẫu nước:

- Tráng cốc vài lần bằng nước mẫu vừa lấy trực tiếp ngoài biển

- Cho mẫu nước cần đo vào cốc. - Cho phần dưới của máy vào cốc nước mẫu

- Lắc nhẹ phần dưới của máy trong nước vài lần

- Chờ 15 – 30 giây cho số trên màn hình đứng yên

- Đọc kết quả, ghi vào sổ theo dõi - Đưa máy ra khỏi cốc nước - Tắt máy

- Ngâm đầu dò vào cốc nước sạch một lúc, lấy ra, để ráo

- Đậy nắp máy

Hình 2.3.32. Đo pH mẫu nước bằng máy đo pH cầm tay

Cách bảo quản:

- Tránh để pin cũ quá lâu trong máy vì có thể gây hỏng máy.

- Không đo trực tiếp vào nước bể

- Không để phần trên của máy tiếp xúc với nước để tránh chạm mạch

Một phần của tài liệu giáo trình chuẩn bị sản xuất gióng nghề sản xuất giống tôm sú (Trang 26)