Các bài tập thực hành:

Một phần của tài liệu giáo trình chuẩn bị sản xuất gióng nghề sản xuất giống tôm sú (Trang 55)

2.1. Bài tập 2.3.1. Các phương pháp đo độ mặn bằng khúc xạ kế.

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc đo độ mặn nước bằng khúc xạ kế.

- Nguồn lực: khúc xạ kế, tuốc nơ vít, lọ lấy mẫu nước, khăn thấm (mỗi thứ 6 bộ)

- Cách thức : Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên/cùng thực hiện.

- Nhiệm vụ của mỗi nhóm khi thực hiện bài tập: Bước 1: Hiệu chỉnh khúc xạ kế

Bước 2: Lấy mẫu nước Bước 3: Đọc kết quả Bước 4: Vệ sinh

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ thực hiện và 1 giờ nhận xét và đánh giá. Tổng thời gian thực hiện 3 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Người học sử dụng được khúc xạ kế để đo được độ mặn của nước. Biết cách hiệu chỉnh khúc xạ kế đúng kỹ thuật.

2.2. Bài tập 2.3.2. Đo pH nước bằng test kit.

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc đo pH nước bằng test kit.

- Nguồn lực : Test kit đo pH nước, lọ lấy mẫu nước, khăn thấm (mỗi thứ 6 bộ)

- Cách thức : Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên/cùng làm - Nhiệm vụ của mỗi nhóm khi thực hiện bài tập:

Bước 1: Tráng lọ Bước 2: Lấy mẫu nước Bước 3: Cho thuốc thử Bước 4: Đọc kết quả

- Thời gian hoàn thành: 3 giờ thực hiện và 1 giờ nhận xét và đánh giá. Tổng thời gian thực hiện 4 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Người học sử dụng được bộ kiểm tra pH (test kit) đúng quy trình kỹ thuật.

2.3. Bài tập 2.3.3. Kiểm tra độ kiềm của nước.

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc đo độ kiềm của nước bằng test kit.

- Nguồn lực : Bộ đo độ kiềm (kH test kit), lọ lấy mẫu nước, khăn thấm (mỗi thứ 6 bộ)

- Cách thức : Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên/cùng làm - Nhiệm vụ của mỗi nhóm khi thực hiện bài tập:

Bước 1: Tráng lọ Bước 2: Lấy mẫu nước

Bước 3: Cho thuốc thử vào lọ

Bước 4: Tính hàm lượng kiềm của nước

- Thời gian hoàn thành: 1 giờ thực hiện và 30 phút nhận xét, đánh giá. Tổng thời gian thực hiện 1 giờ 30 phút

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Người học sử dụng được bộ đo độ kiềm đúng quy trình kỹ thuật.

2.4. Bài tập 2.3.4. Kiểm tra hàm lượng NH3 của nước.

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc đo NH3 của nước bằng test kit.

- Nguồn lực : Bộ thử nhanh NH3/NH4 +

SERA, lọ lấy mẫu nước, khăn thấm (mỗi thứ 6 bộ)

- Cách thức : Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên/cùng làm - Nhiệm vụ của mỗi nhóm khi thực hiện bài tập:

Bước 1: Tráng lọ Bước 2: Lấy mẫu nước Bước 3: Cho thuốc thử số 1 Bước 4: Cho thuốc thử số 2 Bước 5: Cho thuốc thử số 3 Bước 6: So màu và đọc kết quả

- Thời gian hoàn thành: 1 giờ thực hiện và 30 phút nhận xét, đánh giá. Tổng thời gian thực hiện 1 giờ 30 phút (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Người học sử dụng được bộ thử NH3 đúng quy trình kỹ thuật.

2.5. Bài tập 2.3.5. Đo độ trong của nước bằng đĩa Secchi.

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc đo độ trong của nước bằng đĩa secchi.

- Nguồn lực: Đĩa secchi, dây cột dĩa (mỗi thứ 6 cái)

- Cách thức: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên/cùng làm - Nhiệm vụ của mỗi nhóm khi thực hiện bài tập:

Bước 1: Chuẩn bị đĩa secchi và các vật liệu cần thiết Bước 2: Thả đĩa xuống nước

Bước 3: Ngưng thả đĩa cho đến khi không phân biệt được màu trên đĩa Bước 4: Đọc kết quả

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ thực hiện và 1 giờ nhận xét và đánh giá. Tổng thời gian thực hiện 3 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Người học sử dụng được đĩa secchi để đo độ trong nước đúng quy trình kỹ thuật.

2.6. Bài tập 2.3.6. Đo Oxy hòa tan nước (DO) bằng test kit.

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc đo Oxy hòa tan của nước bằng test kit.

- Nguồn lực : DO test kit, lọ lấy mẫu nước, khăn thấm (mỗi thứ 6 bộ) - Cách thức : Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên/cùng làm - Nhiệm vụ của mỗi nhóm khi thực hiện bài tập:

Bước 1: Lấy mẫu nước

Bước 2: Nhỏ thuốc thử vào lọ Bước 3: Đậy nắp lọ

Bước 4: So màu

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ thực hiện và 1 giờ nhận xét và đánh giá. Tổng thời gian thực hiện 3 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Người học sử dụng được bộ đo Oxy hòa tan (DO test kit) đúng quy trình kỹ thuật.

C. GHI NHỚ

Nguồn nước và chất lượng nước mặn là nước biển sau khi đưa vào bể lắng phải đạt được các chỉ tiêu yêu cầu sau:

- Độ mặn lớn hơn 25‰ và ổn định trong mùa vụ sản xuất. - pH = 7,5-8,5

- Nhiệt độ: t = 28 – 32o

C

- Oxy hòa tan (DO) lớn hơn 5mg/l - Độ trong lớn hơn 30cm

- NH3 nhỏ hơn 0,1mg/l - NO2 nhỏ hơn 1mg/l

- Hàm lượng thủy ngân nhỏ hơn 0,01mg/l

BÀI 4: XỬ LÝ NƢỚC Mã bài: MĐ02-04 Mã bài: MĐ02-04

Nước sau khi lấy không thể tránh khỏi nhiễm các tạp chất, kim loại nặng, vi sinh vật… Với những nguồn nước đó chưa thể đem vào sử dụng sản xuất được ngay mà cần phải qua xử lý. Xử lý nước là quá trình làm biến đổi chất lượng nước sau khi lấy từ thủy vực tự nhiên (nước biển, nước giếng…) nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất của trại sản xuất giống tôm sú đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và hiệu quả sản xuất.

Mục tiêu :

- Nêu được các loại hóa chất sử dụng để xử lý nước;

- Thực hiện được qui trình xử lý và kiểm tra chất lượng nước sau xử lý; - Tuân thủ các qui trình kỹ thuật về sử dụng hóa chất và an toàn lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. N I DUNG

Một phần của tài liệu giáo trình chuẩn bị sản xuất gióng nghề sản xuất giống tôm sú (Trang 55)