C. Ghi nhớ
3. Chăm sóc rừng trồng năm thứ ba
3.3.2 Sâu đục thân
tràm làm chồi héo khô và chết.
Đặc điểm hình thái của sâu đục thân bướm màu xám, cánh trước dài hơn cánh sau. Trên cánh trước có nhiều đốm đen nhỏ nằm rải rác. Bướm dài 18 – 20cm. Trứng xếp chồng thành từng khối trên cành hoặc lá cây. Mỗi con đẻ 100 – 150 trứng, trứng hình elip, mới đẻ có màu kem nhạt, sau chuyển thành kem đậm. Sau 8 - 10 ngày trứng nở thành sâu con. Sâu non tuổi 1 – 2 có màu nâu đỏ từ tuổi 3 trở đi có màu nâu vàng. Sâu con di chuyển xuống gốc cây rồi thâm nhập dần vào trong thân cây tràm chúng ăn phần gỗ tạo thành những đường rãnh dài dọc thân cây làm cây héo khô và chết. Sâu gây hại nhiều nhất cho rừng trồng 3 năm tuổi
Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp sinh học: sâu non tuổi 5 – 6 và nhộng thường bị ong và ruồi ký sinh ăn nên có biện pháp bảo vệ các loài ký sinh thiên địch này.
+ Biện pháp hóa học: có thể sử dụng một số loại thuốc như sau: rất khó phòng trừ sâu đục thân một cách hữu hiệu. Cần phun thuốc giai đoạn trứng nở thành sâu non. Dùng Pasudin 50% với tỉ lệ 1 phần thuốc 3 phần nước bơm trực tiếp vào thân cây.
3.3.3 Sâu keo hại cây con
+ Đặc điểm hình thái: sâu trưởng thành có màu nâu sáng. Sau khi vũ hóa bướm cặp đôi và đẻ trứng sau 3 -4 ngày. Trứng có màu nâu vàng, tâp trung trên lá và nở thành sâu non sau 7 – 8 ngày. Sâu non ban ngày nấp ở gốc cây, sâu tuổi lớn hơn ban ngày chui xuống đất sáng sớm và chiều tối lên ăn là cây non. Nếu mật độ cao sâu có thể gây hại cho cây tràm. Đến tuổi 6 lại chui vào trong đất để hóa nhộng. Nhộng vùi trong đất sau 7 – 8 ngày thì thành bướm.
+ Tập tính sinh hoạt: loại sâu này thường gây hại chủ yếu trên những cây còn non trồng bằng phương pháp sạ khô. Sâu non tuổi 1 – 2 cắn lá tạo thành những lỗ nhỏ trên mặt lá. Từ tuổi 3 – 5 sâu ăn trụi phiến lá để trơ lại cuống. Sâu cũng có thể cắn ngang gốc cây con.
+ Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp canh tác: khi sâu hóa nhộng cho nước vào líp ngập gốc cây để nhộng chết.
Biện pháp hóa học: khi sâu ở giai đoạn tuổi 1 – 2 có thể sử dụng một số loại thuốc tiếp xúc như Visher 25ND, pha 0,5l/ 400 lít nước phun cho một ha. Khi sâu ở tuổi 3 – 4, có thể sử dụng thuốc vị độc: Dazinon 50% pha 1 lít/ 400 lít nước phun cho 1 ha.
Hình 2.4.23: Sâu keo
3.3.4 Sâu róm ăn lá
Đặc điểm hình thái của sâu róm ăn lá: bướm đực nhỏ hơn bướm cái, bướm cái có màu giống nhộng, trên đối cánh trước có hai vòng tròn viền đen, ở
giữa trắng. Mỗi cánh có 9 chấm đen xếp thành hàng chéo về phía góc cánh. Sau khi vũ hóa được 1 – 2 ngày thì bướm bắt đầu đẻ trứng. Mỗi con đẻ 300 – 350 trứng, trứng có màu nâu nhạt, xếp thành hàng 2 trên mặt lá, mỗi hàng có 5 - 6 trứng. Sau 10 – 11 ngày sâu non nở ra và sống tập trung ở dưới mặt lá. Nhộng nằm trong kén tơ, kén có nhiều lông độc, dài 35 – 37mm, có màu nâu, vàng, trắng hoặc tím, đính trên thân và cành cây. Sâu non phá hoại suốt ngày đêm, khi trời nắng sâu trú ở mặt dưới của lá.
Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp sinh học: nhộng thường bị ong và ruồi ký sinh ăn nên có biện pháp bảo vệ các loài ký sinh thiên địch này.
+ Biện pháp hóa học: có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu tiếp xúc và vị độc sau: Viben C 50% pha 15 – 25ml/ bình 8 lít, phun 400 lít/ ha.
Hình 2.4.24: Sâu róm
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi
Câu 1: Anh/ chị hãy cho biết các điều kiện để có thể thực hiện trồng dặm tràm?
Câu 2: Anh/ chị hãy kể tên các loại sâu bệnh phá hoại rừng tràm? Và cho biết triệu chứng của các loài sâu bệnh đó.
Câu 3: Anh/ chị hãy nêu các loại thực bì thường xuất hiện trong rừng tràm và cho biết rừng non giai đoạn 1 – 3 tuổi thì phát dọn thực bì như thế nào?
Câu 4: Anh/ chị hãy cho biết liều lượng phân bón cho trong rừng tràm giai đoạn 1 – 3 tuổi như thế nào?
Câu 5: Anh/ chị hãy điền vào ô trống các công việc chăm sóc rừng tràm giai đoạn rừng non (từ tuổi 1 – 3):
Câu 5: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Khi nào thì thực hiện trồng dặm: a- Khi tỷ lệ cây sống trên 80% và cây chết cục bộ trên 30m2
b- Khi tỷ lệ cây sống dưới 80% và cây chết cục bộ trên 30m2
c- Khi tỷ lệ cây sống dưới 80% và cây chết cục bộ dưới 30m2
d- Tất cả đều sai
Câu 6: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Thời gian để tiến hành trồng dặm là ngày thứ mấy sau khi trồng cây:
a- 10 – 20 ngày b- 20 – 30 ngày c- 30 – 40 ngày d- Tất cả đều sai
Câu 7: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Đối với việc phát dọn thực bì trong rừng tràm thường được tiến hành bao nhiêu lần sau khi trồng:
a- 1 lần b- 2 lần c- 3 lần
d- Tất cả đều sai
Câu 8: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Bón phân cho trong rừng tràm thường được tiến hành đến cây được bao nhiêu tuổi thì ngừng việc bón phân:
b- 2 tuổi c- 3 tuổi
d- Tất cả đều sai
Câu 9: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Phòng trừ chuột bằng biện pháp cơ lý gồm các biện pháp nào sau đây:
a- Hệ thống bẫy b- Bẫy cơ học c- Bắt chuột bằng tay d- Tất cả các câu a, b, c. 2. Các bài tập thực hành 2.1 Bài thực hành số 2.4.1: Trồng dặm
- Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng nhận biết tỷ lệ sống chết và kỹ năng điều tra rừng sau khi trồng.
- Nguồn lực:
+ Hiện trường rừng mới trồng + Giấy
+ Bút
+ Máy tính tay
+ Cây con đạt tiêu chuẩn + Phương tiện vận chuyển cây + Dụng cụ vận chuyển cây + Dao lam + Nọc cây + Bay + Cuốc xẻng + Bảo hộ lao động
- Nhiệm vụ: Thực hiện các bước công việc: + Kiểm tra tỉ lệ cây sống chết
+ Chọn cây con trong vườn + Vận chuyển cây
+ Tạo lỗ/ hố
+ Đặt cây + Ép đất
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (10 học viên/ nhóm) - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Có được rừng tràm mới được trồng dặm đúng kỹ thuật
2.2 Bài thực hành số 2.4.2: Phòng trừ bệnh khô đầu lá trên tràm
- Mục tiêu: rèn luyện cho học viên kỹ năng nhận biết triệu chứng bệnh khô đầu lá và cách phòng trừ bệnh
- Nguồn lực:
+ Hiện trường tràm bệnh khô đầu lá + Bảng hướng dẫn triệu chứng bệnh + Thuốc BVTV
+ Bình xịt + Nước
+ Bảo hộ lao động
- Nhiệm vụ: Thực hiện các bước công việc: + Quan sát đặc điểm của bệnh trên lá, cành + Mô tả đúng triệu chứng bệnh
+ Pha thuốc + Phun xịt
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (02 học viên/ nhóm) - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Cây được phun thuốc phòng trừ bệnh đảm bảo an toàn môi trường. 2.3 Bài thực hành số 2.4.3: Phòng trừ sâu đục thân
- Mục tiêu: rèn luyện cho học viên kỹ năng nhận biết triệu chứng gây hại của sâu đục thân và cách phòng trừ sâu hại
- Nguồn lực:
+ Hiện trường tràm sâu đục thân gây hại
+ Bảng hướng dẫn triệu chứng gây hại của sâu đục thân + Thuốc BVTV
+ Ống tiêm + Nước
+ Bảo hộ lao động
- Nhiệm vụ: Thực hiện các bước công việc: + Quan sát đặc điểm gây hại của sâu
+ Mô tả đúng triệu chứng gây hại + Pha thuốc
+ Tiêm thuốc vào thân cây
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (02 học viên/ nhóm) - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Cây được tiêm thuốc phòng trừ sâu đảm bảo an toàn môi trường. 2.4 Bài tập thực hành số 2.4.4: Phát dọn thực bì rừng tràm từ 1 – 3 tuổi
- Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng nhận dạng thực bì và thực hiện phát dọn đúng
- Nguồn lực:
+ Hiện trường rừng tràm từ 1 – 3 tuổi chưa dọn thực bì + Rựa + Phảng + Cù nèo + Cuốc + Cào + Kéo cắt cành + Bảo hộ lao động
- Nhiệm vụ: Thực hiện các bước công việc: + Nhận dạng các loại thực bì
+ Chuẩn bị dụng cụ
+ Phát cỏ, cây bụi, cây tràm tái sinh + Tỉa cành nhánh
+ Dọn thực bì
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm - Kết quả sản phẩm cần đạt được: + Rừng tràm được dọn sạch thực bì
2.5 Bài thực hành số 2.4.5: Làm hệ thống bẫy chuột
- Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng làm hệ thống bẫy chuột trong rừng tràm - Nguồn lực:
+ Hiện trường tràm úc mới trồng + Bẩy chuột + Bạt Nilon trắng + Cọc cây + Dây nilon + Thước đo + Kéo + Búa + Bảo hộ lao động
- Nhiệm vụ: Thực hiện các bước công việc: + Chuẩn bị dụng cụ, vật tư + Đo tính + Đóng cọc + Kéo nilon + Đặt bẫy - Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (10 học viên/ nhóm) - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Hệ thống bẫy chuột hoàn chỉnh đúng tiêu chuẩn kỹ.
`C. Ghi nhớ
- Điều kiện để thực hiện trồng dặm
- Dọn thực bì, bón phân phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây - Nhận biết được các triệu chứng và cách phòng trừ sâu bệnh.
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun
Trồng và chăm sóc tràm là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn; được giảng dạy sau mô đun Nhân giống tràm và trước mô đun Bảo vệ và nuôi dưỡng rừng tràm. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.
Mô đun này là chuyên môn nghề, thuộc mô đun bắt buộc của nghề nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn, mô đun này hướng dẫn các kiến thức và kỹ năng liên quan đến làm đất, thiết kế, trồng và chăm sóc rừng tràm. Địa điểm thực hiện tại cơ sở đào tạo hay ở thực địa, thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy theo mùa vụ trồng cây.