Phát dọn năm thứ hai

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng và chắm sóc tràm (Trang 63 - 69)

C. Ghi nhớ

2. Chăm sóc rừng trồng năm thứ hai

2.1.2 Phát dọn năm thứ hai

Thực hiện công đoạn phát dọn cỏ như năm nhất. Đối với cây tràm ươm trong túi bầu (M. Leucadendra) rừng năm thứ 2 đạt chiều cao từ 3,4 – 3,7m đã khép tán nên kết hợp tỉa bớt cành nhánh và chặt bỏ những cây cong queo sâu bệnh.

2.2 Bón phân

Mục đích thúc đẩy cây sinh trưởng nhanh phát triển cân đối, tăng sức đề kháng cho cây. Tuỳ theo loài cây, giai đoạn sinh trưởng của cây con, độ phì của đất và thời tiết khác nhau mà dùng loại phân, lượng phân bón và số lần bón khác nhau. Muốn thúc đẩy cây sinh trưởng nhanh cần bón phân NPK, phân chuồng. Bón phân lân, kali tăng sức chịu hạn, chịu rét cho cây. Bón thúc thường dùng các loại cây có hiệu lực nhanh và nên bón vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh nhất, hoặc hoàn cảnh bên ngoài bất lợi. Bón thúc vào đất qua rễ dùng phân chuồng hoai hoặc phân vô cơ hoà nước tưới.

Cây con xảy ra hiện tượng bạc lá, vàng lá, tím lá nghĩa là mất màu xanh. Để có biện pháp phòng chống tốt chúng ta cần tìm hiểu một số nguyên nhân sau đây: Do sâu bệnh hại làm cho lá mất màu xanh. Hiện tượng lúc đầu xuất hiện một vài điểm nhỏ sau đó lan ra xung quanh; Do di truyền thì chỉ xảy ra ở từng cây riêng rẽ và toàn bộ cây đó mất màu xanh, kéo dài suốt năm; Do bón phân có thể làm tổn thương; Do hạn hán và nguồn dinh dưỡng thiếu một yếu tố nào chúng ta có thể tham khảo một số triệu trứng dưới đây:

Thiếu đạm (N): lá có màu xanh vàng, thậm chí vàng nhạt, rễ cây phát triển không tốt ít rễ nhánh, ảnh hưởng đến hấp thụ dinh dưỡng, giảm sản phẩm quang hợp, cây con gầy yếu.

Thiếu lân (P): Cây con sinh trưởng chậm, cây thấp nhỏ, chồi đỉnh phát triển không tốt lá có màu xanh tối, có khi thành màu tím hoặc tím hồng như Thông đuôi ngựa khi thiếu lân lá có màu tím; Thiếu lân cũng dẫn đến rễ ngang ít và mảnh; Nếu thiếu nghiêm trọng có thể làm cho rễ ngang thoái hoá, cuống lá khô và rụng.

Thiếu kali (K): ở thời kỳ đầu lá có màu xanh tối sau đó xanh đậm, nếu thiếu kém mà đạm lại quá nhiều thì cây con sinh trưởng chậm.

Thực vật hấp thụ NPK thường theo tỷ lệ N>K>P; Cây con cần lượng P tuy ít hơn song lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cây nhất là với loài cây lá kim; N và P bón đồng thời sẽ có tác dụng tốt nhất.

Thiếu Sắt (Fe): Lá biến thành màu vàng, đầu tiên từ trên ngọn lá non vàng trước. Cây con trong vườn ươm từng đám xuất hiện vàng lá. Nguyên nhân thiếu sắt là do đất bị muối hoá, làm cho cây không hấp thu được sắt. Ở những nơi đất trung tính nếu bón vôi quá nhiều cũng có thể làm cho đất kiềm hoá, ảnh hưởng đến việc hình thành diệp lục cũng dẫn đến hiện tượng vàng lá. Nếu sắt quá nhiều cũng có thể làm giảm tính hữu hiệu của lân.

Thiếu Manhê (Mg). Đầu cành lá của những cành ở phía gốc biến thành màu vàng, vàng thẫm hoặc tím hồng. Tuỳ theo mức độ thiếu nhiều hay ít mà đần dần phát triển lên các cành phía trên. Nếu thiếu nhiều quá cũng có hại cho cây.

Thiếu Mangan (Mn): Lá cây cũng có màu vàng, đỉnh sinh trưởng thường khô chết. Song rất nhiều loại đất nói chung là đủ ma ngan. Nếu ươm cây liên tục nhiều năm cũng có thể dẫn đến thiếu Mangan. Thiếu Mn cũng xuất hiện với thiếu sắt.

Nếu trong trường hợp cây con không có những biểu hiện thiếu các triệu chứng trên, thực hiện bón phân theo các bước sau:

- Chọn thời vụ bón: vào đầu mùa mưa - Dọn sạch thực bì

- Xác định liều lượng, loại phân bón: phân NPK, liều lượng 200 - 250kg/ha

- Tiến hành bón phân: vãi phân đều vào từng gốc tràm.

2.3 Phòng trừ sâu bệnh hại

Cần quán triệt phương châm phòng là chính, trừ kịp thời toàn diện và triệt để.

Phòng bệnh nên áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp như:

- Thường xuyên làm cỏ, vệ sinh sạch sẽ, dọn sạch cỏ, không giữ lại những cây bị bệnh. Thu gom rác rưởi, túi bầu rách nát, cây con kém phẩm chất vào một nơi qui định để đốt. Không đề rác vương vãi. Dụng cụ làm vườn cần được rửa sạch và cất vào nơi khô ráo.

- Trừ sâu bệnh: Khi phát hiện cây con bị bệnh nhổ bỏ, cắt bỏ những cây hoặc các bộ phận bị bệnh đem đốt, phun thuốc trừ sâu.

Trong rừng tràm cần quan tâm các loại sâu bệnh sau: bệnh khô đầu lá do mấm Colletotrichum, sâu đục thân, sâu keo, sâu róm ăn lá và chuột và động vật phá hoại.

2.3.1 Bệnh khô đầu lá

- Nguyên nhân gây bệnh: do nấmColletotrichum sp. Gây hại - Triệu chứng: khô đầu lá, đốm lá, khô cành nhỏ.

- Phòng trừ:

Khi tỷ lệ và mức độ bị bệnh thấp không nhất thiết phải tiến hành biện pháp phòng trừ mà làm tốt công tác vệ sinh, chặt bỏ cành lá bị bệnh đưa ra khỏi rừng và tiêu hủy.

Khi bệnh nặng có thể sử dụng một số thuốc hóa học sau để phòng trừ: VibenC 50 BHN pha 25 gam cho bình 8 lít hoặc Dinasin 6,5 SC pha 10ml/ bình 10 lít.

Hình 2.4.15: Bệnh khô đầu lá

2.3.2 Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu:

Sâu thường đục lỗ chui vào thân cây tràm làm chồi héo khô và chết. Đặc điểm hình thái của sâu đục thân bướm màu xám, cánh trước dài hơn cánh sau. Trên cánh trước có nhiều đốm đen nhỏ nằm rải rác. Bướm dài 18 – 20cm. Trứng xếp chồng thành từng khối trên cành hoặc lá cây. Mỗi con đẻ 100 – 150 trứng, trứng hình elip, mới đẻ có màu kem nhạt, sau chuyển thành kem đậm. Sau 8 - 10 ngày trứng nở thành sâu con. Sâu non tuổi 1 – 2 có màu nâu đỏ từ tuổi 3 trở đi có màu nâu vàng. Sâu con di chuyển xuống gốc cây rồi thâm nhập dần vào trong thân cây tràm chúng ăn phần gỗ tạo thành những đường rãnh dài dọc thân cây làm cây héo khô và chết. Sâu gây hại nhiều nhất cho rừng trồng 3 năm tuổi

Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp sinh học: sâu non tuổi 5 – 6 và nhộng thường bị ong và ruồi ký sinh ăn nên có biện pháp bảo vệ các loài ký sinh thiên địch này.

+ Biện pháp hóa học: có thể sử dụng một số loại thuốc như sau: rất khó phòng trừ sâu đục thân một cách hữu hiệu. Cần phun thuốc giai đoạn trứng nở thành sâu non. Dùng Pasudin 50% với tỉ lệ 1 phần thuốc 3 phần nước bơm trực tiếp vào thân cây.

Hình 2.4.16: Sâu đục thân

2.3.3 Sâu keo hại cây con

+ Đặc điểm hình thái: sâu trưởng thành có màu nâu sáng. Sau khi vũ hóa bướm cặp đôi và đẻ trứng sau 3 -4 ngày. Trứng có màu nâu vàng, tâp trung trên lá và nở thành sâu non sau 7 – 8 ngày. Sâu non ban ngày nấp ở gốc cây, sâu tuổi lớn hơn ban ngày chui xuống đất sáng sớm và chiều tối lên ăn là cây non. Nếu mật độ cao sâu có thể gây hại cho cây tràm. Đến tuổi 6 lại chui vào trong đất để hóa nhộng. Nhộng vùi trong đất sau 7 – 8 ngày thì thành bướm.

+ Tập tính sinh hoạt: loại sâu này thường gây hại chủ yếu trên những cây còn non trồng bằng phương pháp sạ khô. Sâu non tuổi 1 – 2 cắn lá tạo thành những lỗ nhỏ trên mặt lá. Từ tuổi 3 – 5 sâu ăn trụi phiến lá để trơ lại cuống. Sâu cũng có thể cắn ngang gốc cây con.

+ Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: khi sâu hóa nhộng cho nước vào líp ngập gốc cây để nhộng chết.

Biện pháp hóa học: khi sâu ở giai đoạn tuổi 1 – 2 có thể sử dụng một số loại thuốc tiếp xúc như Visher 25ND, pha 0,5l/ 400 lít nước phun cho một ha. Khi sâu ở tuổi 3 – 4, có thể sử dụng thuốc vị độc: Dazinon 50% pha 1 lít/ 400 lít nước phun cho 1 ha.

Hình 2.4.17: Sâu keo

2.3.4 Sâu róm ăn lá

Đặc điểm hình thái của sâu róm ăn lá: bướm đực nhỏ hơn bướm cái, bướm cái có màu giống nhộng, trên đối cánh trước có hai vòng tròn viền đen, ở giữa trắng. Mỗi cánh có 9 chấm đen xếp thành hàng chéo về phía góc cánh. Sau khi vũ hóa được 1 – 2 ngày thì bướm bắt đầu đẻ trứng. Mỗi con đẻ 300 – 350 trứng, trứng có màu nâu nhạt, xếp thành hàng 2 trên mặt lá, mỗi hàng có 5 - 6 trứng. Sau 10 – 11 ngày sâu non nở ra và sống tập trung ở dưới mặt lá. Nhộng nằm trong kén tơ, kén có nhiều lông độc, dài 35 – 37mm, có màu nâu, vàng, trắng hoặc tím, đính trên thân và cành cây. Sâu non phá hoại suốt ngày đêm, khi trời nắng sâu trú ở mặt dưới của lá.

Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp sinh học: nhộng thường bị ong và ruồi ký sinh ăn nên có biện pháp bảo vệ các loài ký sinh thiên địch này.

+ Biện pháp hóa học: có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu tiếp xúc và vị độc sau: Viben C 50% pha 15 – 25ml/ bình 8 lít, phun 400 lít/ ha.

Hình 2.4.18: Sâu róm

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng và chắm sóc tràm (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)