Câu hỏi và bài tập thực hành

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng và chắm sóc tràm (Trang 25)

1. Câu hỏi

Câu 1: Anh/ chị hãy cho biết ý nghĩa của việc chuẩn bị đất trước khi trồng?

Câu 2: Anh/ chị hãy nêu định nghĩa và đặc điểm của đất phèn? Có bao nhiêu loại đất phèn?

Câu 3: Anh/ chị hãy nêu cách nhận biết đất phèn tiềm tàng qua hình thái phẩu diện đất?

Câu 4: Anh/ chị hãy nêu cách nhận biết đất phèn hoạt động qua hình thái phẩu diện đất?

Câu 5: Anh/ chị hãy cho biết có bao nhiêu dạng thực bì trong phân loại thực bì khi làm đất trồng tràm? Hãy kể ra một số tên của thực bì đó?

Câu 6: Anh/ chị hãy cho biết có bao nhiêu cách làm đất trồng tràm? Liệt kê các bước kỹ thuật để có một mặt bằng trồng rừng (có lên liếp/ luống và không có lên liếp/ luống) hoàn chỉnh?

Câu 7: Anh/ chị hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. Đất phèn là đất: a- Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sunphat, có độ pH rất thấp chỉ khoảng 2 - 3, lượng độc chất Al3+, Fe2+, SO42- rất cao.

b- Đất phèn là đất chứa nhiều gốc cacbonat, có độ pH rất thấp chỉ khoảng 2 - 3, lượng độc chất Al3+, Fe2+, SO42- rất cao

c- Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sunphat, có độ pH rất cao khoảng 7 - 8, lượng độc chất Al3+, Fe2+, SO42- rất cao

d- Cả 3 câu a, b, c đều sai

Câu 8: Anh/ chị hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. Chọn đất trồng phèn dựa vào các đều kiện sau:

a- Điều kiện thực bì: nơi không có cỏ năng kim xuất hiện.

b- Điều kiện đất: đất có độ pH không < 3, và độ mặn không > 2% c- Điều kiện nước: không ngập quanh năm, mà chỉ ngập từ 3 – 6 tháng. d- Tất cả các câu trên

Câu 9: Anh/ chị hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. Có ... cách dọn thực bì:

a- 3 b- 4 c- 5

d- 6

Câu 10: Anh/ chị hãy điền vào ô trống các bước khảo sát thực địa để chọn đất thiết kế mặt bằng trồng tràm:

2. Các bài thực hành

2.1 Bài thực hành số 2.1.1:Đào phẩu diện đất

- Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng nhận biết, phân loại được 02 dạng đất phèn - Nguồn lực:

+ Cuốc + Xẻng

+ Dụng cụ lấy phẩu diện đất + Thước dây

+ Tiêu bản hình các dạng đất phèn

- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (10 học viên/ nhóm)

- Nhiệm vụ của nhóm: Thực hiện các bước công việc tại khu vực trồng tràm:

+ Chuẩn bị dụng cụ đào phẩu diện + Chọn vị trí đặc trưng cho đất phèn + Đào hố đến độ sâu 160cm

+ Quan sát và mô tả phẩu diện

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm - Kết quả sản phẩm cần đạt được:

+ Có được 2 phẩu diện đất phèn: phèn tiềm tàng và phèn hoạt động 2.2 Bài thực hành số 2.1.2: Dọn thực bì bằng phương pháp thủ công

- Mục tiêu: rèn luyện cho người học có kỹ năng phân loại, phát dọn thực bì bằng phương pháp thủ công

- Nguồn lực:

+ 500m2 đất trồng tràm chưa vệ sinh + Phảng

+ Cào

+ Bảo hộ lao động

- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (10 học viên/ nhóm)

- Nhiệm vụ: Thực hiện các bước công việc: + Xác định loại thực bì

+ Chuẩn bị dụng cụ dọn thực bì + Tiến hành phát dọn thực bì + Đốt thực bì

- Thời gian hoàn thành: 8 giờ/1 nhóm - Kết quả sản phẩm cần đạt được:

+ Có được 01 mặt bằng 500m2 sạch thực bì.

2.3 Bài thực hành số 2.1.3: Lên luống/liếp trồng tràm - Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng tạo líp/luống trồng tràm - Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng tạo líp/luống trồng tràm - Nguồn lực: + 02 chiếc cuốc bàn + 01 dây căng + 02 cữ luống + 02 Bàn trang + 01 cọc - Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (02 học viên/ nhóm) - Nhiệm vụ: + Nhặt sạch cỏ dại trong đất + Định hình luống + Tạo hình luống + Đập má luống + San mặt luống

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm - Kết quả sản phẩm cần đạt được:

+ Một luống trồng tràm đạt đúng kích thước về chiều rộng, chiều dài, chiều cao, rãnh luống.

C. Ghi nhớ

- Phân biệt được 02 loại đất phèn - Các loại thực bì

- Các tiêu chuẩn chọn đất trồng tràm

Bài 2. Trồng cây túi bầu

Mã bài MĐ 02-02

Mục tiêu

- Nêu được quy trình kỹ thuật trồng cây có bầu; - Chọn được thời vụ trồng tràm thích hợp;

- Trồng cây đúng quy trình kỹ thuật, tỷ lệ sống đạt trên 80%; - Đảm bảo sử dụng tiết kiệm vật tư, an toàn lao động.

A. Nội dung

1. Xác định thời vụ trồng

Trong năm có hai mùa trồng là vào đầu mùa mưa (tháng 6) và sau khi lũ rút ( tháng 11- 12).

Tùy diều kiện địa hình từng nơi như ở những nơi mực nước lũ ngập nông (0,5 – 0,6m) hay những nước phèn nhôm (nước rất trong) ta có thể trồng vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, do mực nước lũ hàng năm rất khó dự báo cho nên trồng rừng sau khi lũ rút là tốt nhất.

Nước lũ thường bắt đầu từ tháng 9 - 12 hàng năm, do đó thời vụ trồng chính từ tháng 11 đến tháng 12, khi nước lũ đã rút.

Đối với cây tràm ươm trong túi bầu (M. Leucadendra) trồng vào tháng 12. - Tuỳ điều kiện từng địa phương mà xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc căn cứ vào các tiêu chuẩn sau:

+ Mức nước ngập khi trồng không vượt quá ngọn (đọt) cây trồng.

+ Hoàn thành trồng trước khi nước rút cạn ít nhất 15 ngày. Những nơi có nước thối tràn qua phải trồng xong 20 ngày trước khi nước thối đổ về hoặc sau nước thối rút hết.

2. Chọn cây đạt tiêu chuẩn

- Thân đã hóa gỗ

- Cây con có tuổi từ 5 – 12 tháng. - Chiều cao: 50 – 70cm.

- Đường kính cổ rễ > 5mm.

- Cây sinh trưởng khoẻ mạnh, không bị cụt ngọn, sâu bệnh và bộ rễ phát triển mạnh, rễ cái dài trên 6cm, không bị tổn thương.

Hình 2.2.1: Cây tràm túi bầu đạt tiêu chuẩn

3. Xác định mật độ trồng

- Mật độ trồng thích hợp là 15.000 – 20.000 cây/ha, với cự ly 1m x 0,7m hoặc 1m x 0,5m

Sau khi chọn được mật độ trồng thích hợp người dân có thể làm dấu hàng trồng bằng cách đóng cọc.

Hình 2.2.2: Phóng hàng trồng bằng cọc

4.1 Vận chuyển cây con đến nơi tập kết

- Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ đầy đủ:

+ Tuy theo vị trí làm vừa ươm, khu đất trồng ở vị trí nào mà xác định sử dụng phương tiện ghe/ thuyền hay xe vận chuyển. Phương tiện phải đảm bảo hoạt động tốt.

+ Dụng cụ sử dụng để vận chuyển: rổ, cần xé, thùng nhựa, túi nilon… - Chọn cây đạt tiêu chuẩn cho vào các dụng cụ rổ, cần xé, thùng nhựa, túi nilon… Hiện nay, túi nilon là vật liệu được sử dụng nhiều nhất trong việc vận chuyển cây con có bầu.

- Xếp cây lên phương tiện vận chuyển đảm bảo cây không bị trầy xước, dập nát, rễ bị tổn thương. Sau đó vận chuyển cây, tập kết ngay khu vực trồng.

Hình 2.2.4: Xếp cây và vận chuyển cây đến địa điểm tập kết để trồng

4.2 Vận chuyển từ nơi tập kết đến nơi trồng

Nếu địa điểm tập kết không ngay điểm trồng thì ta phải tiến hành thêm một bước công việc là vận chuyển cây đến địa điểm trồng, có thể bỏ cây vào thau, chậu, cần xé, túi nilon để vận chuyển.

4.3 Tạo lỗ/hố

- Chuẩn bị dụng cụ tạo lỗ: bay, cuốc, nọc gỗ

- Đào hố có đường kính rộng 7 – 10cm, sâu 15 – 20cm. Tốt nhất là hố trồng phải sâu hơn chiều cao bầu từ 2 – 4cm.

Hình 2.2.6: Đào hố bằng cuốc

4.4 Rạch vỏ bầu

Dùng tay, dao lam hoặc kéo cắt đáy túi bầu, rạch/ xé 1 đường từ miệng bầu đến đáy bầu và phải đảm bảo cây không bị bể bầu

Hình 2.2.8: Rạch vỏ bầu

4.5 Đặt cây

- Đặt cây vào vị trí giữa hố, sao cho cây thẳng đứng.

4.6 Lấp đất

Lấp đất xung quanh bầu theo các bước sau:

- Phủ kín 2/3 chiều cao bầu rối nén đất chặt theo chiều thẳng đứng, không nén ấn vào bầu làm vỡ bầu

- Phủ kín tiếp tục nén đất quanh bầu

- Phủ kín mặt hố, dùng tay nén chặt mặt hố phẳng.

Hình 2.2.10: Lấp đất

* Chú ý:

Các lỗi kỹ thuật khi trồng tràm túi bầu: - Đặt bầu nghiêng

- Nén đất làm vỡ bầu - Lấp đất còn hở bầu - Đáy hố không phẳng

Hình 2.2.12: Trồng cây túi bầu sai kỹ thuật

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi

Câu 1: Anh/ chị hãy cho biết các điều kiện để chọn thời gian trồng tràm trong túi bầu cho đạt hiệu quả?

Câu 2: Anh/ chị hãy nêu các tiêu chuẩn của cây con túi bầu đủ để xuất vườn đem trồng?

Câu 3: Anh/ chị hãy cho biết sự khác nhau của cách trồng cây túi bầu trên ruộng/ liếp đất mềm và đất cứng?

Câu 5: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Chiều cao của cây con trong túi bầu bao nhiêu thì có thể đem đi trồng:

a- 30 – 50 cm

b- 50 – 70cm. c- 70 - 90 cm d- Tất cả đều sai

Câu 6: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Đường kính của cây con trong túi bầu bao nhiêu thì có thể đem đi trồng:

a- > 3mm b- > 4mm c- > 5mm

d- Tất cả đều sai

Câu 7: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Mật độ thích hợp khi trồng cây trong túi bầu:

a- 10000 – 15000 cây/ ha b- 15000 – 20000 cây/ ha c- 20000 - 25000 cây/ ha d- Tất cả đều sai

Câu 8: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Trồng cây trong túi bầu đúng kỹ thuật gồm các bước:

a- Tạo hố - đặt cây – lấp đất – rạch bầu b- Tạo hố - đặt cây – rạch bầu – lấp đất c- Tạo hố - rạch bầu - đặt cây – lấp đất d- Tất cả đều sai

Câu 9: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Các lỗi kỹ thuật thường gặp khi trồng cây túi bầu:

a- Đặt bầu nghiêng b- Nén đất làm vỡ bầu c- Lấp đất còn hở bầu d- Đáy hố không phẳng e- Tất cả đều đúng 2. Các bài tập thực hành

2.1 Bài thực hành số 2.2.1: Trồng cây trong túi bầu trên 500m2 đất mềm - Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng trồng cây túi bầu trên đất mềm

- Nguồn lực:

+ Diện tích trồng tràm

+ Cây tràm con túi bầu đạt chuẩn + Nọc cây

+ Dao lam/ kéo

- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (10 học viên/ nhóm)

- Nhiệm vụ: Thực hiện các bước công việc: + Chọn cây đạt tiêu chuẩn

+ Vận chuyển cây + Tạo lỗ

+ Tháo vỏ bầu + Đặt cây + Lấp đất

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm - Kết quả sản phẩm cần đạt được:

+ Có được 500 m2 tràm được trồng đúng kỹ thuật

2.2 Bài thực hành số 2.2.2: Trồng cây trong túi bầu trên 500m2 đất cứng (luống)

- Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng trồng cây túi bầu trên luống - Nguồn lực:

+ Diện tích trồng tràm

+ Cây tràm con túi bầu đạt chuẩn + Cuốc/ bay

+ Dao lam/ kéo

- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (10 học viên/ nhóm)

- Nhiệm vụ: Thực hiện các bước công việc: + Chọn cây đạt tiêu chuẩn

+ Vận chuyển cây + Tạo lỗ

+ Tháo vỏ bầu + Đặt cây + Lấp đất

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm

- Kết quả sản phẩm cần đạt được:

+ Có được 500 m2 tràm được trồng đúng kỹ thuật

C. Ghi nhớ

- Chọn thời điểm trồng cây tràm túi bầu - Tiêu chuẩn xuất vườn của cây con túi bầu - Kỹ thuật vận chuyển cây con có bầu

- Kỹ thuật trồng cây con có bầu

Bài 3. Trồng câu rễ trần

Mã bài MĐ 02-03

Mục tiêu

- Nêu được quy trình kỹ thuật trồng cây rễ trần; - Chọn được thời vụ trồng tràm thích hợp;

- Trồng cây đúng quy trình kỹ thuật đạt tỷ lệ sống trên 80%; - Đảm bảo sử dụng tiết kiệm vật tư, an toàn lao động.

Việc áp dụng kỹ thuật sản suất cây con bằng rễ trần được áp dụng khá phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL tuỳ theo điều kiện sản xuất cũng như dạng đất... mà kỹ thuật có những phương thức linh hoạt, tuy nhiên nguồn hạt giống chưa được kiểm soát và tuyển chọn, nên chất lượng cây con trồng rừng chưa đảm bảo tiêu chuẩn.

A. Nội dung

1. Xác định thời vụ trồng

Đối với cây tràm ươm rễ trần có thể trồng như thời vụ cây túi bầu là trước và sau lũ. Song cần lưu ý đối với cây rễ trần khi trồng nhất thiết phải có nước ngập ít nhất cũng phải đạt từ 0,3 – 0,4 m tính từ đầu rễ cọc.

2. Chọn cây đạt tiêu chuẩn

- Thân đã hóa gỗ

- Cây con có tuổi từ 9 – 12 tháng. - Chiều cao: 100 – 120cm.

- Đường kính cổ rễ > 8cm.

- Cây sinh trưởng khoẻ mạnh, không bị cụt ngọn, sâu bệnh và bộ rễ phát triển mạnh, không bị tổn thương.

Hình 2.3.1: Cây tràm rễ trần đạt tiêu chuẩn trồng

3. Xác định mật độ trồng

Mật độ được tính là mật độ trồng thực tế không tính diện tích kênh mương Nên trồng ở mật độ từ 30.000 – 40.000 cây/ ha với cự ly 0,7 x 0,5m hay 0,5 x 0,5m

4. Bứng cây rấm

Bứng cây rấm là nhổ cây con đạt tiêu chuẩn trong vườn ươm ra trước 1 tuần đem ngâm vào dòng chảy cho cây mọc rễ trắng mới đem trồng.

Cây tràm đạt chuẩn sau khi nhổ được vận chuyển gần bãi tập kết cây, nơi có dòng chảy giúp cho cây tràm đỡ mất sức khi trồng.

Hình 2.3.2: Bứng cây đạt tiêu chuẩn

Hình 2.3.4: Rễ trắng cầy rấm

5. Trồng cây

5.1 Vận chuyển cây con đến nơi trồng

- Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ đầy đủ: Tuy theo vị trí làm vừa ươm, khu đất trồng ở vị trí nào mà xác định sử dụng phương tiện ghe/ thuyền hay xe vận chuyển. Phương tiện phải đảm bảo hoạt động tốt.

- Chọn cây đã mọc rễ trắng đạt tiêu chuẩn bó lại thành bó, trát bùn hoặc thân cỏ mục xung quanh từng bó rễ, không để rễ khô và dập nát.

- Xếp cây lên phương tiện vận chuyển đảm bảo cây không bị trầy xước, dập nát, rễ bị tổn thương.

Hình 2.3.5: Vận chuyển cây con rễ trần bằng ghe

5.2 Đặt cây

Cầm cây ở phần thân gần cổ rễ, cắm cây vào đất sâu từ 8 – 10cm theo chiều thẳng đứng.

Hình 2.3.7: Trồng cây mùa nước lũ

5.3 Lấp/ép đất

Dùng chân hoặc tay nén nhẹ đất xung quanh gốc cho cây đứng vững.

* Chú ý:

Các lỗi thường gặp khi trồng cây rễ trần: - Đặt cây quá nông hở cổ rễ

- Đặt cây quá sâu

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng và chắm sóc tràm (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)