Phú Vang là một vùng nông thôn có địa hình đa dạng và phức tạp, thu nhập của nông thôn chủ yếu là nông nghiệp nên mức sống rất thấp so với mặt bằng của tỉnh và ngoài tỉnh. Vậy muốn nâng cao mức sống cho người lao động thì cần tập trung vào phương hướng sau:
Một là, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà, phải tiến hành quy hoạch, xây dựng đề án đào tạo đội ngũ công nhân làng nghề, mở rộng các hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đặc biệt là đào tạo nghề cho người dân, huyên phải thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người lao động tiền nhà ở để học nghề cho người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, phổ cập văn hóa đúng tuổi cho dân xem đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng.
Hai là, đa dạng hóa các ngành nghề chuyển đổi cây con cho hợp lý tùy vùng: nhất là khu vực đầm phá sông ngòi, vùng nước trũng để giải quyết việc làm cho người lao động nhất là lao động nông nhàn, tăng thu nhập cho dân cư.
Ba là, có chính sách hợp lý với các ngành, giảm thuế cho dân nhất là các làng nghề truyền thống, thủy sản, trồng rừng có một số mặt hàng xuất khẩu để có việc làm ổn định tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người lao động.
Bốn là, xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là hệ thống kênh mương, sông ngòi, những vùng đất chưa được khai thác( đất tự nhiên của huyện còn quá nhiều) tạo điều kiện cho dân tìm kiếm việc làm thường xuyên và ổn đời nhằm nâng cao đời sống.
3.1.2. Mục tiêu
Phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu chủ yếu sau: 1. Tốc độ tăng GTSX bình quân hàng năm tăng 11,45% .
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân: 14,72%/năm, chiếm tỷ trọng 47,58% trong cơ cấu kinh tế năm 2020.
- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân: 13,22%, chiếm tỷ trọng 33,71% trong cơ cấu kinh tế năm 2020.
- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân: 3,07%, chiếm tỷ trọng 18,71% trong cơ cấu kinh tế năm 2020.
2. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt từ 3.500-4.000 USD.
3. Giá trị thu hoạch/ha diện tích canh tác đất nông nghiệp đạt trên 72 triệu đồng/ năm. 4. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản bình quân hàng năm đạt trên 33.000 tấn; trong đó: đánh bắt trên 30.000 tấn, nuôi trồng 3.000 tấn.
5. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân từ 15-20%/năm (vốn đầu tư tăng thêm giai đoạn 2016-2020 trên 10.500 tỷ đồng).
6. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng bình quân 15%/năm. 7. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên dưới 1,1%
8. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD giảm dưới 10% 9. Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch trên 90%
10. Lao động được đào tạo nghề đạt trên 65%. Giải quyết việc làm: 4.000 lao động/năm.
11. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 5% (Theo chuẩn nghèo mới). 12. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 40%.
13. Tỷ lệ các xã, thị trấn được thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đạt 100%. 14. Tỷ lệ các xã đạt tiêu chí nông thôn mới trên 70%.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu gớp phần nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang nhằmgiải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động