Đánh giá chung

Một phần của tài liệu chuyên đề tốt nghiệp nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 42)

2.3.1. Thành tựu đạt được

Thứ nhất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện đáng kể, có khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển trong những năm sắp tới

Phú Vang là một huyện nghèo, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn từ lâu rất yếu kém, trình độ sản xuất còn thấp, công nghệ và kỹ thuật lạc hậu. Để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, huyện đã tập trung sức xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển lực lượng sản xuất. Thực tiễn những năm qua khẳng định rằng, bằng chính sách đầu tư hợp lý và có sự điều chỉnh qua từng thời kỳ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước được củng cố, tăng cường và xây dựng khá đồng bộ.

Hệ thống kênh mương, thuỷ lợi, hồ chứa, đê đập, kè... được đầu tư trong nhiều năm từ các dự án, đã đem lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo tưới khoảng 89% và tiêu úng 100% diện tích gieo trồng; góp phần cải tạo đồng ruộng, tăng diện tích canh tác và nâng cao năng suất cây trồng.

Hệ thống giao thông nông thôn không ngừng được nâng cấp hoặc xây dựng mới. Đến nay, 100% tổng số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Toàn huyện đã cơ bản hoàn thành nhựa hoá đường huyện lộ và bê tông hoá được 274 km đường giao thông ở các xã, thị trấn. Sự phát triển hệ thống giao thông liên thôn, liên xã đã góp phần thiết thực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu dân sinh kinh tế trên địa bàn.

Sự phát triển mạng lưới điện ở khu vực nông thôn, ven biển, đầm phá không chỉ phục vụ thuỷ lợi hoá, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, mà còn cải thiện đời sống văn hoá tinh thần, nâng cao dân trí cho người dân. Các phương tiện máy móc, trang thiết bị phục vụ nông nghiệp và kinh tế nông thôn ngày một gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao năng suất lao động, cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp và nông thôn.

- Về trồng trọt: Nhờ áp dụng các biện pháp tổng hợp trong thâm canh cây trồng như cải tạo đất, phân, giống, kết hợp với biện pháp thuỷ lợi..., đã làm cho năng suất, sản lượng cây trồng đều tăng lên đáng kể.

Nhờ vậy, huyện Phú Vang đã vượt qua "cửa ải" lương thực và có sự phát triển ổn định, không ngừng tăng năng suất và đa dạng hoá sản phẩm cây trồng, mở ra những triển vọng mới về khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện và tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Về chăn nuôi: Thời gian qua, đàn gia súc và gia cầm của huyện đều tăng đáng kể. Trong đó, đàn bò và đàn lợn tăng mạnh, đặc biệt là lợn thịt . Chất lượng đàn gia súc, gia cầm cũng được nâng lên so với trước.

Về nuôi trồng, đánh bắt thủy sản: cũng có bước phát triển, năm sau cao hơn năm trước. Sản lượng đánh bắt thuỷ sản các loại năm 2010 đạt được 10.170 tấn; năm 2013 lên 15.795 tấn; và năm 2014 lên 17.150 tấn. Tương tự, giá trị sản xuất thuỷ sản cả về nuôi trồng, đánh bắt và dịch vụ thuỷ sản đều có sự gia tăng đáng kể.

Thứ hai, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hợp lý và hiệu quả

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Mặc dù còn chậm và chưa đều giữa các xã, nhưng nhìn chung cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phát huy đựơc tiềm năng thế mạnh của từng vùng. Trong cơ cấu GDP ở nông thôn, tỷ trọng các nhóm ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng.

Cơ cấu các nhóm hộ nông dân cũng chuyển dịch đúng hướng: giảm dần số hộ thuần nông, tăng dần số hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề, dịch vụ và các hộ chuyên ngành nghề, dịch vụ. Tỷ lệ số người làm việc trong ngành nông - lâm - thuỷ sản giảm dần; tỷ lệ số người làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại tăng dần.

Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn của huyện được cải thiện một bước, góp phần tăng tích luỹ cho nền kinh tế, tạo ra những tiền đề mới cho những bước phát triển tiếp theo.

- Thứ ba, phát triển nhanh các cơ sở kinh tế và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống trên địa bàn

Trong những năm qua, nhờ sự tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, nhiều cơ sở kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở huyện Phú Vang đã xuất hiện và phát triển nhanh chóng với nhiều loại hình tổ chức và quy mô khác nhau. Sự phát triển ấy đã góp phần giải quyết tương đối hợp lý hai vấn đề cơ bản: vừa nâng cao hệ số sử dụng lao động tại nông thôn, vừa tạo được nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội.

Đồng thời, nhiều thành tựu khoa học - công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Số lượng máy móc nông nghiệp được trang bị cho nông dân ngày càng tăng, nhất là trong các khâu làm đất, thuỷ lợi, xay xát, đánh bắt thuỷ hải sản... Nhiều công việc sản xuất được cơ giới hoá, giảm nhẹ cường độ và thời gian lao động cho nông dân, do đó họ có điều kiện để mở mang ngành nghề, phát triển các hoạt động kinh tế khác ngoài nông nghiệp.

Đặc biệt công nghệ sinh học, hoá học đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Nhiều loại giống mới có năng suất, chất lượng và chống chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết được triển khai trên diện rộng, đồng thời tạo điều kiện luân canh, xen canh, tăng vụ. Nhờ vậy, mức sản lượng và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích ngày càng gia tăng.

- Thứ tư, quan hệ sản xuất được củng cố, tăng cường phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, huyện Phú Vang luôn coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về quan hệ sở hữu: Các hình thức sở hữu ở nông thôn đã được đa dạng hoá. Người lao động có quyền mua, bán, chuyển nhượng các tư liệu sản xuất trên thị trường. Nhiều người mua sắm thêm tư liệu sản xuất để mở rộng sản xuất thâm canh ruộng khoán. Từ đó nâng cao năng suất lao động, sản lượng cây trồng, vật nuôi.

Về quan hệ tổ chức quản lý: Các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình đã chủ động tích cực trong triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được tinh giản, giảm được chi phí quản lý, nâng cao từng bước hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kinh tế tư nhân trên địa bàn cũng từng bước phát triển đa dạng, phong phú trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực ở nông thôn.

Về quan hệ phân phối: Các loại lợi ích kinh tế của nhà nước, tập thể, doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn được giải quyết hài hòa, trong đó lợi ích chính đáng của người lao động được coi trọng. Người lao động có quyền sử dụng toàn bộ sản phẩm làm ra của mình trên ruộng, đầm, ao, hồ..., sau khi đã nộp thuế và quỹ phúc lợi. Thu nhập bình quân đầu người/nnăm của huyện ngày càng gia tăng.

Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan:

Cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ chưa đạt mục tiêu đề ra do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tiến độ đầu tư vào các khu du lịch trên địa bàn huyện còn chậm, một số khu nghỉ dưỡng cao cấp chủ đầu tư chưa thực hiện đúng tiến độ nên ảnh hưởng không nhỏ đến mức tăng trưởng giá trị và cơ cấu ngành dịch vụ của huyện theo mục tiêu đề ra.

Điều kiện tự nhiên khó khăn, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tục, gây hậu quả nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tuy đã được tăng cường đáng kể, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ mới, nhất là hạ tầng thiết yếu trong nông thôn; nguồn vốn đầu tư còn ít.

An ninh - chính trị còn tiềm ẩn một số nhân tố phức tạp. - Nguyên nhân chủ quan:

Việc quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp trên chưa sâu sắc. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai nghị quyết thiếu các biện pháp thực hiện quyết liệt. Trách nhiệm của tập thể và cá nhân có nơi có lúc chưa được đề cao.

Công tác quản lý Nhà nước một số nơi còn yếu kém, nhất là cơ sở. Công tác cải cách hành chính chưa có giải pháp mạnh cụ thể và gắn với cải cách kinh tế. Việc phối hợp giữa các ngành với cơ sở đôi lúc chưa chặt chẽ, đồng bộ.

Chưa quan tâm chăm lo phát triển các thành phần kinh tế, thiếu khả năng mở rộng thị trường nên mức đóng góp vào quá trình tăng trưởng chưa mạnh.

Bài học kinh nghiệm:

1. Kiên định con đường đổi mới theo mục tiêu XHCN, kiên định chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng- an ninh là điều kiện cơ bản để phát huy các nguồn lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển đúng hướng.

2. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết, đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nghị quyết các cấp đề ra.

3. Dựa vào nội lực là chính, đồng thời đẩy mạnh việc tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, thúc đẩy quá trình hợp tác đa dạng để khai thác tốt tiềm năng của địa phương.

4. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội góp phần vào việc ổn đinh chính trị và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

5. Xây dựng chủ trương, chính sách cùng các giải pháp thích hợp để tiếp tục khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của huyện trên các lĩnh vực.

6. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ công chức, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAOTHU NHẬP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ VANG,

Một phần của tài liệu chuyên đề tốt nghiệp nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w