KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu chuyên đề tốt nghiệp nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế (Trang 49 - 52)

I. Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “ nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”, đề tài đã dật được mục tiêu như sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao thu nhập cho người lao động từ đó để xác định ví trí và vai trò quan trọng về nâng cao thu nhập là một yêu cầu cần thiết cho việc phát triển kinh tế đối với huyện nhà.

Thứ hai, thông qua thực trạng về thu nhập của huyện Phú Vang để khẳng định muốn cải thiện đời sống phát triển kinh tế không chỉ giải quyết việc làm mà còn mang lại thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động góp phần trong việc xóa đói giảm nghèo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của huyện và của tỉnh.

Đề tài đã làm sáng tỏ được về thực trạng bế tắc trong việc giải quyết việc làm nâng cao thu nhập của huyện từ đó đưa ra những thuận lợi khó khăn cần phải khắc phục: các vùng đất chưa được quy hoạch rõ ràng nhất là các vùng đất chiêm trũng, các hệ thống song ngòi, hệ thống thoát nước, kênh mương, đất tự nhiên không sử dụng quá nhiều, một số làng nghề sản xuất không ổn định, thị trường chủ yếu là nội địa, giải quyết việc làm còn khó khăn, tỷ lệ qua đào tạo của người lao động còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, trình độ dân trí còn thấp, thu nhập càng thấp so với mặt bằng của tỉnh, đời sống hết sức khó khăn nhất là các vùng sâu vùng xa những vùng kết cấu hạ tầng còn kém đó là những nguyên nhân để tác giả mạnh giạn đưa ra một giải pháp về nâng cao thu nhập của huyện Phú Vang trong thời gian tới.

II. Kiến nghị

Với những kết quả đạt được và những khó khăn, hạn chế cần khắc phục trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động, đay không phải là vấn đề riêng của cơ quan nào mà cần có sợ kết hợp tốt giữa nhà nước, chính quyền địa phương và của chính người lao động để thực hiện cáo hiệu quả các giải pháp giải quyết việc là cho người lao động, tôi xin đưa ra một số kiến nghĩ sau:

 Đối với tỉnh và các cơ quan ngành

- Cần tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách, và hướng dẫn thực hiện đảm bảo đồng bộ, từng bước thiết lập cơ chế thị trường lao động phù hợp với nền kinh tế thị trường. đồng thời thực hiện trợ giúp giải quyết việc làm, làm tốt vai trò “ bà đỡ” đối với các

đối tượng lao động yếu thế nhằm khắc phục được những tác động tiêu cực của thị trường sau hội nhập.

- Định hướng và chính chính sách kinh tế của tỉnh phải xuất phát từ tư duy kinh tế mới, nhằm tạo được môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích , phát huy phát triển kinh tế- xã hôi của tỉnh nói chung và huyện nói riêng.

- Sở lao động TB& XH tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy công tác giải quyết việc làm từ tỉnh đến huyện, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết việc làm ở từng địa phương, thống nhất trong phạm vi tỉnh. Nâng cao trách nhiệm của các ban ngành liên quan; nắm vững diễn biến và kịp thời hộ trợ người lao động một cách nhanh chóng và cần thiết.

- Các ban ngành chức năng cần nghiên cứu, phân tích đánh giá kỹ hơn các nhiệm vụ chức năng để đưa ra cơ cấu tổ chức phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh: bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, dạy nghề, quản lý xuất khẩu lao động, an toàn lao động. đình công trẻ em… xây dựng cơ chế tiền lương và các chính sách xóa đói giảm nghèo, việc làm, giải quyết tệ nạn xã hội… riêng về xuất khẩu lao động, cần mở rộng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động nhưng phải quản lý chặt nhằm đảm bảo quyền lợi thiết thực cho người lao động.

- Đối với huyện, cần quan tâm, hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi cho người lao động để họ được vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho mình và người khác. - Xậy dựng các chương trình, tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của đảng

và nhà nước trong công tác giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề cho người lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, truyền thông… - Hằng năm thực hiện điều để cung cấp thông tin về lao động việc làm phục vụ cho nhu

cầu của địa phương. Bên cạnh nguồn kinh phí của trung ương cấp, huyện bố trí kinh phí để mở rộng mẫu điều tra, điều tra bổ sung một số chỉ tiêu, tổ chức xử lý thông tin tại chỗ, tổng hợp kịp thời. thực hiện báo cáo trung thực, khách quan để ủy ban nhân dân huyện có định hướng và giải pháp bố trí lực lượng lao động phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của từng thời kỳ.

 Đối với người lao động

- Phải tự nhận thức chính mình là tế bào của xã hội và thất nghiệp hay việc làm có thu nhập thấp không phải tự có, không nên ywr lại hay trông chờ vào sự giúp đỡ của bên ngoài mà phải tự mình phấn đấu, nỗ lực tìm kiếm, phải vươn lên bằng chính nỗ lực của bản thân. Để có việc làm bền vững bản thân người lao động phải được đặt vào vị trí

trung tâm, khuyến kích sự năng động và chủ động sang tạo việc làm cho bản thân và cho người khác không trông chờ vào nhà nước.

- Không ngừng nâng cao tay nghề kiến thức cho mình để dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao.

- Tích cực tham gia các tổ chức Đoàn, Hội của địa phương, học hỏi các mô hình kinh tế làm ăn giỏi của người dân trong địa bàn huyện và ở những địa bàn khác thông qua các lớp huấn luyện để làm giàu cho bản thân và xã hội.

- Mạnh dạn tìm kiếm thị trường lao động trong và ngoài nước để không chỉ giải quyết việc làm cho mình mà còn là cơ hội mở rộng kiến thức, nâng cao tay nghề.

Một phần của tài liệu chuyên đề tốt nghiệp nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w