HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HANG HOÁ NHẬP KHẨU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐINH

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU (Trang 34 - 37)

NGHIỆP HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐINH KỲ (KKĐK)

1. Khái niệm và tài khoản sử dụng

Khác với phương pháp KKTX, phương pháp KKĐK không phản ánh, theo dõi thường xuyên liên tục tình hình nhập, xuất trên các tài khoản hàng tồn kho mà chỉ theo dõi giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Kế toán theo phương pháp KKĐK rất đơn giản, gon nhẹ và không phải điều chỉnh với số liệu kiểm kê nên giảm được công sức ghi chép. Nhược điểm của phương pháp này là việc xác định giá vốn xuất bán không được chính xác trong trường hợp có hao hụt và mất mát.

Do đó phương pháp này chỉ áp dụng đối với các loại hàng hoá có giá trị thấp, điều kiện cân đo đong đếm không được chính xác…

Kế toán sử dụng các tài khoản sau:

* Tài khoản 611- mua hàng, tiểu khoản 6112 –mua hàng hoá

Tài khoản này dùng để phản ánh sự biến động của hàng hoá trong kỳ báo cáo trong trường hợp đơn vị sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho.

Kết cấu của tài khoản này như sau:

-Bên nợ: trị giá thực tế của hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ do các nguyên nhân(mua vào, nhân cấp phát, nhận vốn góp…)

- Bên có : + Trị giá hàng hoá tồn cuối kỳ

+ Trị giá hàng gửi bán chưa bán tồn cuối kỳ + Giảm giá hàng mua

+ Trị giá của hàng xuất bán và xuất khác trong kỳ Tài khoản 611(6112): Không có số dư.

2. Phương pháp hạch toán

Trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho. Trình tự hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu như sau

Đầu kỳ kết chuyển trị giá hàng nhập khẩu chưa tiêu thụ Nợ TK 611(6112):

Có TK 156, (1561): Hàng tồn kho đầu kỳ Có TK 151: Hàng mua đang đi đường đầu kỳ Có TK 157: Hàng gửi bán đầu kỳ

Trong kỳ phản ánh trị giá hàng tăng thêm do các nguyên nhân(thu mua, nhận cấp phát…)

Nợ TK 611 (6112):

Có TK 333(3333): Thuế nhập khẩu

Có TK liên quan(331,111,112,…): Giá mua và chi phí thu mua Số thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu

Nợ TK 133(1331): Có TK 3331(33312):

Số giảm giá hàng nhập khẩu và hàng nhập khẩu trả lại Nợ TK liên quan(111,112,331,…):

Có Tk 611(6112): Trị giá hàng mua trả lại và giảm giá được hưởng

Có TK 133 (1331): Thuế GTGT tương ứng với hàng mua trả lại và giảm giá được hưởng

Số chiết khấu thanh toán được hưởng khi nhập khẩu hàng hoá Nợ TK liên quan (111,112,138,331):

Có TK 711: Thu nhập hoạt động tàI chính

Các bút toán phản ánh doanh thu tiêu thụ, chiết khẩu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ phản ánh giống các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.

Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán xác định hàng đã tiêu thụ và hàng tồn kho.

Kết chuyển trị giá hàng còn lại chưa tiêu thụ:

Nợ TK liên quan (151, 1561,157...): Trị giá hàng chưa tiêu thụ. Có TK 6112: Trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ.

Nợ TK 632: Có TK 6112:

* Kế toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh được hạch toán tương tự như các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w