Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 38 - 40)

1.3.3.1. Môi trường kinh tế - xã hội

Môi trường kinh tế gồm rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạtđọng kinh doanh của DN như: lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá... Một môi trường kinh tế ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng; khi đó các DN sẽ có

nhiều cơ hội đầu tư và phát triển, mở rộng sản xuất - kinh doanh, nhu cầu vay vốn Ngân hàng sẽ tăng lên, Ngân hàng sẽ mở rộng tín dụng.

Mặt khác, một môi trường kinh tế bất ổn thì DN sẽ e ngại và thận trọng khi đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh, các cơ hội đầu tư sẽ ít đi và trở lên mạo hiểm hơn, nhiều rủi ro hơn, vì vậy DN cũng không muốn vay và Ngân hàng thì không muốn cho vay, việc mở rộng tín dụng là một việc rất khó.

1.3.3.2. Môi trường pháp luật

Môi trường pháp luật là tổng thể các cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của các DNVVN, DNNQD và hoạt động tín dụng của các TCTD đối với DNVVN, DNNQD. Các quy định như: cơ chế bảo đảm tiền vay; các quy định về thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm; các định điều chỉnh về việc đăng ký giao dịch nhà đất để làm thủ tục thế chấp nhà, đất trong quan hệ tín dụng; các quy định về thế chấp, bảo lãnh; quyết định nhằm tổ chức, thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN...còn nhiều bất cập, thời gian làm thủ tục kéo dài gây khó khăn cho các DN khi vay vốn Ngân hàng. Tuy trong thời gian qua Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã có nhiuề chương trình hỗ trợ cho DNVVN, DNNQD, trong đó co sự hỗ trợ về việc giải quyết nhu cầu vốn cho các DN song hệ thống pháp luật vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để phù hợp với xu thế và bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới nên thiếu tính ổn định, còn nhiều điểm chồng chéo giữa các quy định. Chính những điểm này đã dẫn tới hệ quả là việc thực hiện cũng rất chậm chạp, gây khó khăn cho việc tiếp cận với nguốn vốn tín dụng Ngân hàng của các DNVVN, đặc biệt là các DNVVN NQD.

Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự hạn chế trong cho vay đối với DNVVN NQD đó là do những vướng mắc trong đăng ký giao dịch bảo đảm (GDBĐ). Trong hoạt động của TCTD, các GDBĐ luôn gắn liền với hoạt đông tín dụng; đây là một biện pháp bảo đảm tiền vay góp phần bảo đảm an toàn và khả năng thu hồi vốn vay của TCTD, hạn chế rủi ro xảy ra. Bởi vậy, các quy định của

pháp luật liên quan đến GDBĐ và đăng ký GDBĐ có ý nghĩa rất quan trọng, chi phối toàn bộ các GDBĐ. Tuy nhiên, theo Nghị định 08/2000/NĐ-CP về đăng ký GDBĐ thì hiệu lực của việc đăng ký có giá trị 5 năm kể từ ngày đăng ký (trừ trường hợp các bên có yêu cầu xoá đăng ký trước thời hạn hoặc yêu cầu đăng ký gia hạn), song trên thực tế có những hợp đồng có thời hạn vay vốn trên 5 năm, khi đó sẽ phát sinh các GDBĐ với thời hạn hiệu lực trên 5 năm để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng (HĐTD). Sau 5 năm kể từ ngày GDBĐ có hiệu lực, trong khi HĐTD vẫn còn hiệu lực thì GDBĐ đã hết thời hạn hiệu lực, khi đó các TCTD và khách hàng cần gia hạn thòi hạn hiệu lực của GDBĐ; tuy nhiên, chưa coa văn bản nào hướng dẫn thời hạn hiệu lực của các GDBĐ liên quan đến thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; điều này làm cho các TCTD lẫn cơ quan đăng ký GDBĐ rất lúng túng, không biết thực hiện việc gia hạn hiệu lực của GDBĐ; vì vậy làm cho hoạt động tín dụng đối với DNVVN NQD rất khó khăn.

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w