4.1.1.1. Vị trí địa lý
- Vị trí địa lý: Phục Linh là xã nằm ở phía Đông bắc của huyện Đại Từ, có diện tích tự nhiên là 1445,69 ha, nằm cách trung tâm huyện 7km, ranh giới hành chính của xã được xác định như sau:
+ Phía Đông giáp Thị trấn Giang Tiên – huyện Phú Lương + Phía Tây giáp xã Tân Linh
+ Phía Nam giáp xã Cù Vân, Hà Thượng
+ Phía Bắc giáp xã Phấn Mễ - huyện Phú Lương
Vị trí địa lý của xã phù hợp cho việc phát triển cây chè, tạo điều kiện cho tư thương và người dân dễ dàng buôn bán trao đổi sản phẩm, tuy nhiên do hệ thống đường giao thông chưa được đầu tư, mở rộng,trình độ dân chí không đồng đều, 96% dân số sống bằng nông nghiệp nên tỉ lệ nghèo còn cao.
4.1.1.2. Địa hình
Xã Phục Linh là xã miền núi nên địa hình rất phức tạp chủ yếu là đồi bát úp và các dãy núi có độ dốc từ trung bình đến lớn, bị chia cắt bởi nhiều hệ thống sông suối và khe rạch. Độ dốc không lớn và xen kẽ là những cánh đồng tương đối bằng phẳng. Đất đai ở vùng này phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển. Người dân xã phục linh có thể tận dụng nguồn đất giàu dinh dưỡng để trồng cây đặc biệt là cây lâu năm và cây lâm nghiệp. Đất đồi chủ yếu là đất feralit phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt.
4.1.1.3. Khí hậu :có 2 mùa rõ rệt
+ Mùa đông (hanh, khô): Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, mùa này thời tiết lạnh làm ảnh hưởng và phát triển của cây vụ đông, có những đợt gió mùa đông bắc cách nhau 7 đến\ 10 ngày.
+ Mùa hè (mùa mưa): Từ tháng 4 đến tháng 11, nóng nực, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn vào tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70% lượng mưa cả năm
thường gây ngập úng ở một số nơi trên địa bàn xã, ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nông dân, mùa này có gió mùa đông nam thịnh hành
Bảng 4.1: Tình hình khí hậu, thời tiết năm 2013 của xã Phục Linh Tháng/Năm Nhiệt độ TB (0C) Độ ẩm không khí (%) Lượng mưa trong năm (mm) 1 15,2 78 44 2 18,4 81 401 3 20,1 85 594,7 4 22,6 86 371,6 5 24,8 81 2262,1 6 28,5 82 1875,8 7 29,0 84 3744 8 30,1 85 1155,6 9 28,2 81 1362,7 10 25,6 81 2452,1 11 21,0 80 441 12 17,0 80 53 Bình quân 23,4 82 1229,8
(Nguồn: Ban thống kê xã Phục Linh)
Từ số liệu bảng 4.1 ta thấy:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,40C, nhiệt độ cao nhất là 38,10C, nhiệt độ thấp nhất là 80C.
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất là 85% và thấp nhất là 78%. Lượng bốc hơi bình quân là 750 mm tương ứng với 40% lượng mưa.
+ Lượng mưa trung bình trong năm 1300mm, lượng mưa cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 khoảng trên 1780mm và lượng mưa thấp nhất trong năm khoảng 912mm. Tháng có số ngày mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1. Cây chè tuy là cây trồng cạn thường được trồng trên đất đồi hay trên bãi cao, không được úng nước. Nhưng chè lại là cây trồng cần nước thường xuyên, nước có vai trò rất lớn đối với năng suất và chất lượng của chè. Do đó, thời gian này đem lại sản lượng chè chủ yếu trong năm. Đối với những tháng mùa khô như
tháng 11, 12, 1, 2, 3, 4 lượng mưa thấp cho nên năng suất chè giảm đi đáng kể. Vì vậy muốn tăng năng suất chè trong thời gian này thì cần phải chủ động về nguồn nước tưới đủ cho cây chè và phải giữ ẩm cho nương chè bằng cách tủ gốc chè.
4.1.1.4. Thủy văn
Toàn xã có 20,19ha đất thủy lợi, 8,81ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. Hệ thống thủy văn của xã Phục Linh chủ yếu là các con suối nhỏ, ao, hồ, đập và các vai chắn để giữ nước, nằm rải rác khắp địa bàn xã là nguồn dự trữ nước chính phục vụ cho sinh hoạt và phục vụ cho tưới tiêu trong sản xuất. Do địa hình đồi núi và mưa nhiều tập trung vào các tháng 5 đến tháng 10 làm cho chế độ dòng chảy nhiều khi bị thay đổi gây nên hiện tượng xói mòn, sạt lở và xô lũ. Hệ thống sông suối trên là nguồn nước mặt cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp trong đó có cây chè.
4.1.1.5 Tình hình đất đai của xã Phục Linh
Trong sản xuất chè, đất đai chiếm một vị trí hết sức quan trọng , nó có khả năng quyết định được sản lượng và chất lượng chè trong năm, đối với xã Phục Linh quỹđất được sử dụng như thế nào cho hợp lý, ta đi nghiên cứu tình hình sử dụng đất đai xã Phục linh qua bảng sau:
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Phục Linh qua 2 năm 2011 – 2012 Đơn vị: Ha STT Loại đất Năm 2012 Năm 2013 Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 1.455,69 1.455,69 0 1 Đất nông nghiệp 1.094,85 1.102 + 7,15 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 323,64 324,79 + 1,15 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 181,46 181,46 0 1.1.2 Đất trồng chè 112 115 + 3 1.2 Đất lâm nghiệp 461,47 461,47 0 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 17,28 20,28 + 3
2 Đất phi nông nghiệp 301,87 298,87 - 3
3 Đất chưa sử dụng 6,53 2,38 - 4,15
4 Đất khu dân cư nông thôn 52,44 52,44 0
Từ bảng số liệu 4.2 ta thấy diện tích đất của xã Phục Linh năm 2013 có sự thay đổi so với năm 2012 cụ thể: diện tích đất nông nghiệp tăng lên nhiều là 7,15 ha. Trong đó diện tích trồng chè tăng lên từ 112 ha năm 2012 lên 115ha năm 2013 tức là tăng lên thêm 3ha. Diện tích đất nông nghiệp sản xuất tăng 1,15ha. Còn diện tích đất phi nông ngiệp thì giảm xuống từ 301,87ha năm 2012 xuống còn 298,87ha năm 2013. đặc biệt là diện tích đất chưa sử dụng thì đã được đưa vào sử dụng chủ yếu là đẻ trồng chè cho nên diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống còn 2,38 ha.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Phục Linh
4.1.2.1. Về kinh tế
Xã Phục Linh triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 trong bối cảnh tình trạng lạm phát chưa được kiềm chế. Thị trường giá cả hàng hóa có nhiều biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa bão, lũ lụt liên tiếp xảy ra đã gây thiệt hại về tài sản, hoa màu của nhân dân. Tình hình trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên được sự chỉ đạo đảng và ủy ban nhân dân xã đã đạt được những kết quả như sau:
+ Cơ cấu kinh tế năm 2013 là: Nông nghiệp 77,4%, công nghiệp 12%, dịch vụ 10,6%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 16 triệu đồng/người/năm.
+ Sản lượng lương thực năm 2013 đạt 3.534,4 tấn, năng suất lúa đạt 57 tạ/ha. Đàn lợn có 5.086 con, đàn gia cầm có 51.670 con, đàn trâu có 106 con, đàn ngựa 24 con, đàn dê 498 con và đàn bò 9 con.
+ Năm 2013 toàn xã đã trồng mới được 25ha rừng sản xuất.
+ Tổng diện tích chè năm 2013 là 115ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 96ha.
Trong năm 2013 xã đã tiến hành điều tra và khỏa sát các hộ gia đình chăn nuôi để cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại và có 3 hộđạt tiêu chuẩn.
4.1.2.2. Về xã hội
Dân số và lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của các quá trình sản xuất , là nguồn lực tác động trực tiếp đến quá trình phát triển nông nghiệp. Tính đến năm 2013 toàn xã có 1702 hộ với 6515 nhân khẩu, bình quân 3 – 5 người/hộ, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1% trong đó nam là 3229 khẩu (chiếm 49,56%), nữ là 3286 khẩu (chiếm 50,44%), bao gồm 6 dân tộc anh em sinh sống nhưng chủ yếu là dân tộc Kinh. Dân số phân bố không đồng đều giữa các địa bàn trong xã. Tập truung nhiều ở các xóm nằm gần trung tâm xã.
Lao động theo số liệu của cán bộ Thống kê tính đến ngày 30/11/2013 toàn xã có 4.138 người trong độ tuổi lao động chiếm 63,5% trong đó lao động nữ là 1992 người chiếm 48,1%.
Lao động có trình văn hóa : - Tiểu học là 716 người
-Trung học cơ sở 1.272 người - Trung học phổ thông 2150 người Số lao động đã qua đào tạo là 1.403/4.138 người chiếm 33,9% chủ yếu là lao động sản xuất nông ngiệp thuần túy.
Hiện nay tiềm năng về lao động của xã còn rất lớn nhưng chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật còn ít và chưa được sử dụng một cách hợp lý. Lao động nông nghiệp chỉ mang tính thời vụ nên vẫn còn tình trạng dư thừa lao động đây là một vấn đề rất quan trọng cần phải giải quyết trong thời gian tới.
+ Cơ sở hạ tầng * Giao thông
Phục Linh là xã miền núi khó khăn, mạng lưới giao thông chưa được đầu tư xây dựng, nhân dân đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Xã nằm cách xa đường tỉnh lộ và huyện lộ, toàn xã có 7,2 km đường trục xã, trong đó bê tong hóa được 5,26 km còn lại là đường đá dăm, đường đất, hơn 19 km đường liên thôn, liên xóm mới chỉ bê tông hóa được 1.895 m còn lại là đường đất.
Trong đó:
- Đường liên huyện gồm 01 tuyến với chiều dài 9 km nối liền với quốc lộ 37
- Đường liên xã có chiều dài 7,2 km
- Đường liên xóm có tổng chiều dài 22,2 km - Đường liên ngõ có tổng chiều dài 17,5 km
Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông được đầu tư, xây dựng Hiện tại xã đang được đầu tư xây dựng đường giao thông liên xã và liên xóm đi các xóm như: xóm thọ, xóm khưu, xóm khuân và xóm ngọc linh với chiều dài là 10,3km, bằng bê tông xi măng theo chương trình của nhà nước và nhân dân cùng làm.
Nhìn chung hệ thống giao thông của xã còn gặp nhiều khó khăn, có một số tuyến đường từ trung tâm xã đi các bản động không đi lại được trong mùa mưa, đường cấp phối đá dăm xuống cấp nặng, cần đầu tư xây dựng sớm để đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương buôn bán của nhân dân
* Giáo dục
Trong những năm gần đây công tác giáo dục và đào tạo đã được quan tâm đầu tư đây cũng là mục hàng đầu của xã, chất lượng giảng dạy không ngừng được nâng cao, tỷ lệ học sinh đến trường tăng cả về số lượng và chất lượng. Toàn xã có 3 trường học với 72 cán bộ giáo viên giảng dạy và 1.008 học sinh, trong đó: 1 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia với 22 cán bộ giáo viên và 297 học sinh, 1 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia với 26 giáo viên, 407 học sinh, 1 trường trung học cơ sở với 24 giáo viên, 304 hoc sinh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp bậc học đạt từ 99,7 – 100%. Trong năm 2013 thì toàn xã đã có 17 em thi đỗ vào các trường đại học, học viện, cao đẳng ( Đại học : 7 em, Học viên: 2 em, Cao đẳng: 8 em). Nhìn chung giáo dục ở địa phương đang tiếp tục được quan tâm đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của đội ngũ giáo viên và học sinh.
* Y tế
Hiện tại xã có 01 trạm y tế, với tổng số giường bệnh là 6 giường, số cán bộ y tế là 7 người, trong đó có 2 bác sỹ, 4 y sỹ, 1 dược sỹ và 17 ông (bà) cán bộ y tế thôn bản.
Cơ sở vật chất trang thiết bị của trạm Y tế ngày càng được quan tâm đầu tư, nâng cấp và mở rộng diện tích của trạm để phấn đấu đến cuối năm
2014 được công nhận “ Chuẩn Quốc gia về y tế”. Chất lượng khám chữa bệnh bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được tăng lên.
Xã đã thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, tiêm chủng mở rộng, phát hiện xử lý kịp thời các dịch bệnh, không để các dịch bệnh lớn xảy ra. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, ngăn ngừa dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực được triển khai thực hiện có hiệu quả. Hoạt động khám chữa bệnh cho nhân dân được duy trì, năm 2013 có 5.237 lượt người khám chữa bệnh tại trạm. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 14,3% giảm 0,7% so với năm 2012.
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh, tuyên truyền vận động hạ tỷ lệ gia tăng dân số, tỷ lệ sinh năm 2013 là 17%o giảm 3%o so với năm 2012, hạn chế người sinh con thứ ba.
* Thông tin – Văn hóa
Trong năm 2012 xã đã được đầu tư xây dựng nhà văn hóa xã , các xóm đã có nhà văn hóa nhưng diện tích quá nhỏ, các khu thể thao chưa có.
Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn xã ngày càng được hiện đại hóa. Hiện tại xã đã có điểm bưu điện văn hóa xã, số máy điện thoại tăng lên. Hệ thống truyền thanh, truyền hình đã được dầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo cung cấp kịp thời những thông tin kinh tế xã hội, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
* Mạng lưới điện
Hiện nay toàn xã đã được sử dụng mạng lưới điện quốc gia trong sinh hoạt và sản xuất. Với 4 trạm biến áp tổng công suất 500 kw. Tuy nhiên, do đời sống nhân dân ngày càng cao nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất cũng như sinh hoạt tăng dẫn đến tình trạng thiếu điện xảy ra ở một số khu như khưu 1, Thọ, khiến cho bơm nước lên phục vụ sản xuất nông nghiệp và tưới che còn nhiều hạn chế.
* Thủy lợi
Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều năm qua các công trình thuỷ lợi của xã đã được làm mới và nâng cấp cải tạo đã mang nhiều hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp như dự án tưới cây trồng cạn xóm Quéo, Khưu, kênh mương xóm Lược và xóm Thọ.
Hệ thống thuỷ lợi của xã trong những năm qua được đầu tư không lớn. Song do đặc điểm địa hình của xã đã ảnh hưởng không tốt đến việc tưới tiêu của một số khu nên hàng năm tình trạng hạn hán, ngập úng cục bộ vẫn thường xuyên xảy ra ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
* Tóm lại: Với những điều kiện hết sức thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội thì cây chè ở xã Phục Linh hoàn toàn có thể phát triển tốt trở thành một cây trồng kinh tế mũi nhọn của huyện Đại Từ, cũng như của xã Phục Linh góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh.
4.2. Thực trạng sản xuất chè của xã Phục Linh
4.2.1. Cơ cấu giống chè
Cây chè là loại cây lâu năm với thời gian sinh trưởng rất dài, trồng một lần và thu hoạch trên 40 năm hoặc lâu hơn nữa. Sự đầu tư trồng chè rất tốn kém, do đó việc chọn tạo giống ban đầu là khâu rất quan trọng quyết định đến năng suất, sản lượng búp chè về sau này.
Qua đi điều tra các hộ trồng chè trong xã Phục Linh thì tôi thu được là các giống chè ở xã chủ yếu là chè trung du, được trồng bằng hạt từ những năm 1980, đây là một giống chè đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên, nó có đặc điểm búp nhỏ nên cho năng suất không cao.
Năm 2006 xã đưa thêm giống chè mới là LDP1 vào trồng thử, đây là giống chè được tạo từ tổ hợp lai giữa cây mẹ Đại Bạch Trà (Trung Quốc) và cây bố PH1 (Ấn Độ) có năng suất cao, chọn lọc theo phương pháp chọn dòng có năng suất cao, lá to có màu xanh nhạt, non hơi phớt tím, thời gian sinh