Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Phục Linh – Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 28)

3.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Là thu thập các tài liệu thông qua các văn bản, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, các trang website của chính phủ và các bộ ngành…, các số liệu và các báo cáo tổng kết của xã đang nghiên cứu để có được các số liệu thống kê.

Đây là những số liệu đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho ta bước đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề thuận lợi khó khăn mà người dân gặp phải

3.3.2.2.Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

+ Chọn mẫu điều tra: dựa trên tiêu chí chọn những hộ có diện tích chè ≥360m2 tôi điều tra 60 hộ trong 3 xóm có nhiều hộ trồng chè như: Lược 1, Lược 2, Thọ, mỗi xóm tôi chọn ra 20 hộđểđiều tra

+ Nội dung phiếu điều tra: : Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các chủ hộ; các nguồn lực của nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn; tình hình sản xuất chè; chi phí sản xuất chè; thu nhập của người sản xuất chè; tình hình thu, chi phục vụ sản xuất, đời sống của người sản xuất chè; các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần, các kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất chè… Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ

+ Phương pháp điều tra

Phương pháp PRA: Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (Participatory Rual Appraisal) là một phương pháp đánh giá nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan. PRA là một hình thái đặc biệt của nghiên cứu mang tính định lượng được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin tại cộng đồng

Trực tiếp tiếp xúc với người dân trong xã, tạo điều kiện và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào những những vấn đề cần nghiên cứu, đàm thoại

với họđể thu thập thông tin nhằm nắm được thực trạng sản xuất, đời sống và những tiềm năng, những khó khăn, nhu cầu… của các hộ nông dân.

3.3.2.3. Phương pháp so sánh

Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ số chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương tự nhau để xác định mức độ biến động của các nội dung.

Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động tăng hay giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân chung để xem xét.

3.3.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Từ các nguồn số liệu điều tra, thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu:

Thực hiện tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu từ phiếu điều tra thu được trong lần đi thực tế.

Thực hiện nhập số liệu đã tổng hợp vào máy tính, và xử lý bằng phương pháp toán học thông thường

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của người dân trong việc nghiên cứu đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển chè tại địa bàn xã Phục Linh

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phục Linh – huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Phục Linh – Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)