Một đề tài nghiên cứu về quá trình sản xuất chè trên địa bàn huyện đã bước đầu đưa ra đươc những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè của huyện và đưa ra những giải pháp chung để phát triển ngành chè.
Dương Thị Kim Yên (2011), Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ
chè ở xã Mỹ Yên đã đánh giá tình hình sản xuất chè chủ yếu là theo dự án của huyện đưa xuống, chuỗi tiêu thụ tại địa phương cũng như đưa ra những thuận lợi và khó khăn của người dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ khi dự án kết thúc. Đồng thời đưa ra những giải pháp phát triển chè của xã Mỹ Yên trong những năm tiếp theo, cụ thể có 2 nhóm giải pháp là: một là đẩy mạnh sản xuất chủ yếu là đề nghị dự án tiếp tục và mở rộng đầu tư thâm canh, mở
các lớp tập huấn.
Hai là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tổ chức thu mua lớn tại xã, thành lập hợp tác xã chè.
Từ việc phân tích những đặc điểm, các yếu tốảnh hưởng và tác động đến sự phát triển của cây chè cũng như tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế
giới và trong nước, dù hiện nay chè đang được đầu tư phát triển mạnh và có thị trường tiêu thụ rộng nhưng đối với sự phát triển chè ở xã phục linh trong những năm gần đây cũng có một số kinh nghiệm cần rút ra như sau:
-Gắn sản xuất,chế biến và tiêu thụ ( kể cả xuất khẩu) các sản phẩm chè nhằm tạo thành một dây chuyền khép kín, trên cơ sở lợi ích của các tác nhân tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh, khuyến khích các hợp tác xã thu mua và tiêu thụ.
-Nhà nước cần đầu tư mạnh mẽ cho nông nghiệp nông thôn thong qua các chương trình như: nghiên cứu khoa học nông nghiệp tạo ra các giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt; đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở nông thôn (giao thông ….)
-Để chè phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống cho người dân chinh quyền địa phương cần phải chú trọng đến thị trường, xây
dựng các cơ sở thu mua chè. Chú trọng đến các tư nhân, thương lái có quy mô và vốn để phát triển ngành chè.
-Cần đẩy mạnh công tác khuyến nông ở địa phương, đặc biệt là thường xuyên mở các lớp tập huấn để cung cấp kiến thức, hướng dẫn người dân trong việc chăm sóc và chế biến chè, cung cấp các giống chè mới có năng suất và chất lượng tốt, các biện pháp kĩ thuật cho nông dân để họ áp dụng vào trong sản xuất giúp nâng cao năng suất cây trồng.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu vấn đề sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè của các hộ trồng chè trong xã.
- Điều tra những hộ trồng chè, những cơ quan tổ chức tham gia vào quá trình phát triển chè.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển chè ở xã Phục Linh – huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Phục Linh – huyên Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu từ 8/1/2014 – 25/4/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến sản xuất chè.
+ Điều kiện tự nhiên
+ Kinh tế - xã hội
+ Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản các công trình hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất
- Thực trạng trồng, chế biến và tiêu thụ chè tại xã Phuc Linh. - Thực trạng sản xuất chè ở những hộđiều tra
- Đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động của việc phát triển chè đến các vấn đề xã hội
- Đánh giá những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển cây chè tại địa phương.
- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển diện tích cây chè trong những năm tiếp theo
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Là thu thập các tài liệu thông qua các văn bản, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, các trang website của chính phủ và các bộ ngành…, các số liệu và các báo cáo tổng kết của xã đang nghiên cứu để có được các số liệu thống kê.
Đây là những số liệu đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho ta bước đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề thuận lợi khó khăn mà người dân gặp phải
3.3.2.2.Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
+ Chọn mẫu điều tra: dựa trên tiêu chí chọn những hộ có diện tích chè ≥360m2 tôi điều tra 60 hộ trong 3 xóm có nhiều hộ trồng chè như: Lược 1, Lược 2, Thọ, mỗi xóm tôi chọn ra 20 hộđểđiều tra
+ Nội dung phiếu điều tra: : Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các chủ hộ; các nguồn lực của nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn; tình hình sản xuất chè; chi phí sản xuất chè; thu nhập của người sản xuất chè; tình hình thu, chi phục vụ sản xuất, đời sống của người sản xuất chè; các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần, các kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất chè… Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ
+ Phương pháp điều tra
Phương pháp PRA: Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (Participatory Rual Appraisal) là một phương pháp đánh giá nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan. PRA là một hình thái đặc biệt của nghiên cứu mang tính định lượng được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin tại cộng đồng
Trực tiếp tiếp xúc với người dân trong xã, tạo điều kiện và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào những những vấn đề cần nghiên cứu, đàm thoại
với họđể thu thập thông tin nhằm nắm được thực trạng sản xuất, đời sống và những tiềm năng, những khó khăn, nhu cầu… của các hộ nông dân.
3.3.2.3. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ số chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương tự nhau để xác định mức độ biến động của các nội dung.
Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động tăng hay giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân chung để xem xét.
3.3.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Từ các nguồn số liệu điều tra, thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu:
Thực hiện tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu từ phiếu điều tra thu được trong lần đi thực tế.
Thực hiện nhập số liệu đã tổng hợp vào máy tính, và xử lý bằng phương pháp toán học thông thường
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của người dân trong việc nghiên cứu đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển chè tại địa bàn xã Phục Linh
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phục Linh – huyện Đại Từ
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
- Vị trí địa lý: Phục Linh là xã nằm ở phía Đông bắc của huyện Đại Từ, có diện tích tự nhiên là 1445,69 ha, nằm cách trung tâm huyện 7km, ranh giới hành chính của xã được xác định như sau:
+ Phía Đông giáp Thị trấn Giang Tiên – huyện Phú Lương + Phía Tây giáp xã Tân Linh
+ Phía Nam giáp xã Cù Vân, Hà Thượng
+ Phía Bắc giáp xã Phấn Mễ - huyện Phú Lương
Vị trí địa lý của xã phù hợp cho việc phát triển cây chè, tạo điều kiện cho tư thương và người dân dễ dàng buôn bán trao đổi sản phẩm, tuy nhiên do hệ thống đường giao thông chưa được đầu tư, mở rộng,trình độ dân chí không đồng đều, 96% dân số sống bằng nông nghiệp nên tỉ lệ nghèo còn cao.
4.1.1.2. Địa hình
Xã Phục Linh là xã miền núi nên địa hình rất phức tạp chủ yếu là đồi bát úp và các dãy núi có độ dốc từ trung bình đến lớn, bị chia cắt bởi nhiều hệ thống sông suối và khe rạch. Độ dốc không lớn và xen kẽ là những cánh đồng tương đối bằng phẳng. Đất đai ở vùng này phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển. Người dân xã phục linh có thể tận dụng nguồn đất giàu dinh dưỡng để trồng cây đặc biệt là cây lâu năm và cây lâm nghiệp. Đất đồi chủ yếu là đất feralit phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt.
4.1.1.3. Khí hậu :có 2 mùa rõ rệt
+ Mùa đông (hanh, khô): Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, mùa này thời tiết lạnh làm ảnh hưởng và phát triển của cây vụ đông, có những đợt gió mùa đông bắc cách nhau 7 đến\ 10 ngày.
+ Mùa hè (mùa mưa): Từ tháng 4 đến tháng 11, nóng nực, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn vào tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70% lượng mưa cả năm
thường gây ngập úng ở một số nơi trên địa bàn xã, ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nông dân, mùa này có gió mùa đông nam thịnh hành
Bảng 4.1: Tình hình khí hậu, thời tiết năm 2013 của xã Phục Linh Tháng/Năm Nhiệt độ TB (0C) Độ ẩm không khí (%) Lượng mưa trong năm (mm) 1 15,2 78 44 2 18,4 81 401 3 20,1 85 594,7 4 22,6 86 371,6 5 24,8 81 2262,1 6 28,5 82 1875,8 7 29,0 84 3744 8 30,1 85 1155,6 9 28,2 81 1362,7 10 25,6 81 2452,1 11 21,0 80 441 12 17,0 80 53 Bình quân 23,4 82 1229,8
(Nguồn: Ban thống kê xã Phục Linh)
Từ số liệu bảng 4.1 ta thấy:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,40C, nhiệt độ cao nhất là 38,10C, nhiệt độ thấp nhất là 80C.
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất là 85% và thấp nhất là 78%. Lượng bốc hơi bình quân là 750 mm tương ứng với 40% lượng mưa.
+ Lượng mưa trung bình trong năm 1300mm, lượng mưa cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 khoảng trên 1780mm và lượng mưa thấp nhất trong năm khoảng 912mm. Tháng có số ngày mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1. Cây chè tuy là cây trồng cạn thường được trồng trên đất đồi hay trên bãi cao, không được úng nước. Nhưng chè lại là cây trồng cần nước thường xuyên, nước có vai trò rất lớn đối với năng suất và chất lượng của chè. Do đó, thời gian này đem lại sản lượng chè chủ yếu trong năm. Đối với những tháng mùa khô như
tháng 11, 12, 1, 2, 3, 4 lượng mưa thấp cho nên năng suất chè giảm đi đáng kể. Vì vậy muốn tăng năng suất chè trong thời gian này thì cần phải chủ động về nguồn nước tưới đủ cho cây chè và phải giữ ẩm cho nương chè bằng cách tủ gốc chè.
4.1.1.4. Thủy văn
Toàn xã có 20,19ha đất thủy lợi, 8,81ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. Hệ thống thủy văn của xã Phục Linh chủ yếu là các con suối nhỏ, ao, hồ, đập và các vai chắn để giữ nước, nằm rải rác khắp địa bàn xã là nguồn dự trữ nước chính phục vụ cho sinh hoạt và phục vụ cho tưới tiêu trong sản xuất. Do địa hình đồi núi và mưa nhiều tập trung vào các tháng 5 đến tháng 10 làm cho chế độ dòng chảy nhiều khi bị thay đổi gây nên hiện tượng xói mòn, sạt lở và xô lũ. Hệ thống sông suối trên là nguồn nước mặt cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp trong đó có cây chè.
4.1.1.5 Tình hình đất đai của xã Phục Linh
Trong sản xuất chè, đất đai chiếm một vị trí hết sức quan trọng , nó có khả năng quyết định được sản lượng và chất lượng chè trong năm, đối với xã Phục Linh quỹđất được sử dụng như thế nào cho hợp lý, ta đi nghiên cứu tình hình sử dụng đất đai xã Phục linh qua bảng sau:
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Phục Linh qua 2 năm 2011 – 2012 Đơn vị: Ha STT Loại đất Năm 2012 Năm 2013 Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 1.455,69 1.455,69 0 1 Đất nông nghiệp 1.094,85 1.102 + 7,15 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 323,64 324,79 + 1,15 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 181,46 181,46 0 1.1.2 Đất trồng chè 112 115 + 3 1.2 Đất lâm nghiệp 461,47 461,47 0 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 17,28 20,28 + 3
2 Đất phi nông nghiệp 301,87 298,87 - 3
3 Đất chưa sử dụng 6,53 2,38 - 4,15
4 Đất khu dân cư nông thôn 52,44 52,44 0
Từ bảng số liệu 4.2 ta thấy diện tích đất của xã Phục Linh năm 2013 có sự thay đổi so với năm 2012 cụ thể: diện tích đất nông nghiệp tăng lên nhiều là 7,15 ha. Trong đó diện tích trồng chè tăng lên từ 112 ha năm 2012 lên 115ha năm 2013 tức là tăng lên thêm 3ha. Diện tích đất nông nghiệp sản xuất tăng 1,15ha. Còn diện tích đất phi nông ngiệp thì giảm xuống từ 301,87ha năm 2012 xuống còn 298,87ha năm 2013. đặc biệt là diện tích đất chưa sử dụng thì đã được đưa vào sử dụng chủ yếu là đẻ trồng chè cho nên diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống còn 2,38 ha.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Phục Linh
4.1.2.1. Về kinh tế
Xã Phục Linh triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 trong bối cảnh tình trạng lạm phát chưa được kiềm chế. Thị trường giá cả hàng hóa có nhiều biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa bão, lũ lụt liên tiếp xảy ra đã gây thiệt hại về tài sản, hoa màu của nhân dân. Tình hình trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên được sự chỉ đạo đảng và ủy ban nhân dân xã đã đạt được những kết quả như sau:
+ Cơ cấu kinh tế năm 2013 là: Nông nghiệp 77,4%, công nghiệp 12%, dịch vụ 10,6%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 16 triệu đồng/người/năm.
+ Sản lượng lương thực năm 2013 đạt 3.534,4 tấn, năng suất lúa đạt 57 tạ/ha. Đàn lợn có 5.086 con, đàn gia cầm có 51.670 con, đàn trâu có 106 con, đàn ngựa 24 con, đàn dê 498 con và đàn bò 9 con.
+ Năm 2013 toàn xã đã trồng mới được 25ha rừng sản xuất.
+ Tổng diện tích chè năm 2013 là 115ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 96ha.
Trong năm 2013 xã đã tiến hành điều tra và khỏa sát các hộ gia đình chăn nuôi để cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại và có 3 hộđạt tiêu chuẩn.
4.1.2.2. Về xã hội
Dân số và lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của các quá trình sản xuất , là nguồn lực tác động trực tiếp đến quá trình phát triển nông nghiệp. Tính đến năm 2013 toàn xã có 1702 hộ với 6515 nhân khẩu,