3.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Đề tài thu thập thông tin từ báo cáo tổng kết năm của UBND xã, Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hồng Việt
29
Đề tài thu thập số liệu tại địa phương, thống kê của UBND xã, phòng nông nghiệp, thu thập từ các báo cáo, tạp chí, Tổng hợp từ internet…về xây dựng nông thôn mới.
3.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài để lập phiếu điều tra. Đối tượng điều tra là người dân xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
*Nội dung:
Phiếu điều tra có các thông tin như:
Nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ học vấn của các chủ hộ, nguồn thu nhập chính của hộ.
Tình hình xây dựng NTM trên địa bàn, mức độ hiểu biết và tham gia của hộ vào việc xây dựng NTM như thế nào? Ý kiến của người dân về thuận lợi, khó khăn trong quá trình xây dựng NTM trên địa bàn xã
*Phương pháp điều tra
Phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ nông dân, nói chuyện, tiếp cận một cách nhanh nhẹn, linh hoạt, thông qua các cây hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng thành thạo, ứng biến kịp thời với các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào và bao nhiêu? Phỏng vấn số hộ điều tra đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.
*Phương pháp chọn mẫu:
Đề tài tiến hành điều tra phỏng vấn 45 hộ trong 3 thôn: Nà Dưởng, Nà Mè, Nà Vàn. Mỗi thôn điều tra 15 hộ, 3 thôn này đại diện về đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội và tình hình xây dựng mô hình nông thôn mới chung cho toàn xã
30
3.3.2. Phương pháp xử lý thông tin
Phương pháp tổng hợp số liệu: Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Word và Excel
3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp so sánh: (so sánh theo thời gian qua các năm, theo cơ cấu kinh tế): Xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung về tình hình nông thôn tại địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài thu được để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tính quy luật của các hiện tượng nghiên cứu và rút ra được những nhận xét, kết luận chính xác.
31
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hồng Việt nằm ở phía Bắc của huyện Hòa An, cách trung tâm huyện 1km theo tuyến đường liên xã Hồng Việt – Hoàng Tung, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 20km. Có địa giới hành chính như sau:
Phía Bắc giáp xã Bình Long và thị trấn Nước Hai Phía Nam giáp xã Hoàng Tung
Phía Đông giáp xã Bế Triều
Phía Tây giáp xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình
Xã bao gồm 15 xóm (bản): Xóm Nà Ky, Nà Vài, Vò Ấu, Mã Quan A, Mã Quan B, Dẻ Đoóng, Đoỏng Chỉa, Vò Rài, Nà Tẻng, Nà Mè, Bản Giàng, Nà Dưởng, Nà Vàn, Bản Nưa, Lũng Phầy
4.1.1.2. Địa hình
Xã Hồng Việt có địa hình bán sơn địa:
Phía Tây và phía Nam là đồi núi đá chiếm 37% diện tích tự nhiên của toàn xã, với độ cao trung bình từ 400m trở lên, xen kẽ là những thung lũng có diện tích nhỏ.
Phía Đông và phía Bắc là đồi núi thấp, xen kẽ là các thung lũng có diện tích rộng, đất đai khá màu mỡ, đặc biệt là khu vực ven sông Dẻ Rào và sông Bằng Giang rất thích hợp với trồng cây lương thực.
32
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Hồng Việt nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 20 – 22O
C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khoảng 5,0 – 6,8OC. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa trong năm khá lớn khoảng từ 10 – 34O
C. Nhiệt độ lớn nhất trung bình năm: 26,2OC, nhiệt độ cao tuyệt đối 38O
C Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 12,2OC, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 3O
C Biên độ giao động trong ngày: 6,8O
C.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 6, 7, 8 hiếm 80% lượng mưa cả năm. Mưa ít nhất trong các tháng 1, 2, 3.
Lượng mưa trung bình cả năm: 1.500 – 1800mm. Độ ẩm tương đối trung bình: 80%.
Độ ẩm cao nhất: 85%. Độ ẩm thấp nhất: 30%.
4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên a, Tài nguyên nước a, Tài nguyên nước
Nước mặt: có hai sông chính là sông Bằng Giang và sông Dẻ Rào, còn có hệ thống các nhánh nhỏ ở khu vực Lam Sơn và Mã Quan, các hệ thống ao hồ nhỏ. Tổng diện tích mặt nước khoảng 39,13ha
Nước ngầm: Khu vực núi đá Roỏng Tém có nguồn nước suối ngầm Tốc Rù chất lượng nước khá tốt, tuy nhiên có nhiều chất đá vôi. Nhìn chung các nguồn nước tự nhiên trên địa bàn xã khá dồi dào đủ cung cấp cho đời sống nhân dân
33
b, Tài nguyên đất
Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã được thể hiện qua bảng 4.1
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Hồng Việt năm 2013
Loại đất Diện tích sử dụng (ha) Tỷ lệ (%) Tổng: 1085,79 100 I. Đất nông nghiệp 805,39 74,18 - Đất trồng lúa 166,59 15,34 - Đất trồng hoa màu 136,25 12,55
- Đất trồng cây lâu năm 76,05 7,00
- Đất trồng rừng 418,50 38,54
- Đất nuôi trồng thủy sản 8,00 0,74
II. Đất phi nông nghiệp 148,76 13,70
- Đất ở khu dân cư 22,09 2,03
- Đất hành chính công cộng 8,70 0,80
- Đất giáo dục 1,12 0,10
- Đất quân sự 30,5 2,81
- Đất giao thông 25,00 2,30
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 17,72 1,63
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,07 0.01
- Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 39,13 3,6
- Đất thủy lợi 4,43 0,41
III. Đất chưa sử dụng 131,64 12,12
Nguồn: UBND Xã Hồng Việt
Qua bảng 4.1, ta có thể thấy toàn bộ diện tích đất tự nhiên của xã là 1085,79 ha. Được chia làm 3 nhóm đó là: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
34
Trong đó nhóm đất nông nghiệp chiếm phần lớn ( 805,39 ha ) chiếm 74,18% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất trồng rừng chiếm ưu thế nhất trong tổng diện tích đất sản xuất ( 418,5 ha ), chiếm 38,54% tổng diện tích đất tự nhiên. Tiếp sau đó là đất trồng lúa (166,59 ha) chiếm 15,34% và đất trồng hoa màu (136,25 ha) chiếm 12,55% tổng diện tích đất tự nhiên. Cuối cùng là nhóm đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ nhỏ 0,74% với diện tích là 8 ha.
Nhóm phi nông nghiệp với tổng diện tích là 148,76 ha, chiếm 13,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất này có mục đích chủ yếu là xây dựng các công trình công cộng, cơ sở vật chất, phục vụ cho đời sống nhân dân trong xã.
Cuối cùng là nhóm đất chưa sử dụng, chiếm 12,12% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất có diện tích khá lớn, cần được quy hoạch, cải tạo, sử dụng đúng mục đích để tránh gây lãng phí nguồn tài nguyên đất.
4.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Bảng 4.2. Tình hình phát triển kinh tế xã Hồng Việt
Danh mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Bình quân 2011 - 2013 Tổng giá trị sản xuất 27445,5 100,0 31900,0 100,0 38000,0 100,0 116,23 119,12 117,68 Nông nghiệp 10072,5 36,7 11452,1 35,9 13300,0 35,0 113,70 116,14 114,92 Trồng trọt 7959,2 29,0 8102,6 25,4 10184,0 26,8 101,80 125,69 113,74 Chăn nuôi 2113,3 7,7 3349,5 10,5 3116,0 8,2 158,50 93,03 125,76 Lâm nghiệp 14573,56 53,1 16396,6 51,4 19000,0 50,0 112,51 115,88 114,19 Công nghiệp - Dịch vụ 2799,44 10,2 4051,3 12,7 5700,0 15,0 144,72 140,70 142,71
35
Nhìn vào bảng 4.2 chúng ta có thể thấy được tình hình phát triển kinh tế của xã Hồng Việt từ năm 2011 đến năm 2013. Nhìn chung, kinh tế xã đã và đang có sự phát triển tuy nhiên tốc độ còn khá chậm. Là một xã miền núi nên ta có thể thấy kinh tế xã chủ yếu là dựa vào nông lâm nghiệp là chính.
- Về giá trị sản xuất: Năm 2011, tổng giá trị sản xuất là 27,4455 tỷ đồng, năm 2012 là 31,9 tỷ đồng và năm 2013 là 38 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 2011 - 2013 là 117,68%/năm
- Về cơ cấu kinh tế: Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của xã đã có sự chuyển biến theo hướng giảm tỷ trọng nhóm ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp - dịch vụ. Ngành nông nghiệp năm 2011 là 36,7% đã giảm xuống 35,9% năm 2012 và năm 2013 là 35%. Tương tự ngành lâm nghiệp giảm từ 53,1% năm 2011 xuống 51,4% năm 2012 và năm 2013 là 50%. Còn nhóm ngành công nghiệp dịch vụ đã tăng từ 10,2% năm 2011 lên 12,7% năm 2012 và đến năm 2013 là 15%
a, Nông nghiệp
Năm 2013, giá trị sản xuất của nhóm ngành nông nghiệp là 13,3 tỷ đồng. Trong đó giá trị sản xuất của ngành trồng trọt là 10,184 tỷ đồng, nhóm ngành chăn nuôi là 3,116 tỷ đồng.
- Trồng trọt: Năm 2013, cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã là lúa, ngô và thuốc lá. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt năm 2013 là 356 ha, sản lượng lương thực là 1656 tấn. Cây thuốc lá 30 ha, sản lượng 60 tấn. Ngoài ra còn có một số cây trồng khác như đỗ tương (2,5ha), sắn (8ha), rau màu (10ha),…
- Chăn nuôi:
Tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2013 là 3,116 tỷ đồng chiếm 8,2% trong cơ cấu kinh tế. So với năm 2012, tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi có xu hướng giảm.
36
Năm 2013, tổng đàn trâu bò của xã là 520 con giảm 14 con so với năm 2012. Trong đó trâu 339 con tăng 12 con so với năm 2012, bò 181 con giảm 26 con so với năm 2012. Tổng đàn lợn 2848 con tăng 413 con so với năm 2012. Gà vịt 15475 con tăng 405 con.
b, Lâm nghiệp
Ngành Lâm nghiệp vẫn là một ngành có giá trị sản xuất cao nhất của xã Hồng Việt trong những năm vừa qua. Cơ cấu của ngành lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế xã đang giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của xã: Năm 2011 là 53,1 năm 2012 là 51,4 đến năm 2013 là 50%.
Năm 2013, tổng diện tích đất trồng cây lâm nghiệp là 418,5 ha chiếm 38,54% tổng diện tích đất tự nhiên. Độ che phủ rừng là 56%. Cây trồng chủ yếu trên đại bàn xã là keo lai, thông
c, Công nghiệp - Dịch vụ
Nhóm ngành công nghiệp dịch vụ đang dần phát triển, tỷ trọng của nhóm ngành này đang tăng dần trong cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất năm 2013 đạt 5,7 tỷ đồng, chiếm 15% trong cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011- 2013 đạt 1,427 lần.
Công nghiệp: Hoạt động sản xuất công nghiệp chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản.
Dịch vụ: Bao gồm các hộ buôn bán hàng tạp hóa, vật tư nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu của người dân
4.1.2.2. Văn hóa, xã hội a, Văn hóa a, Văn hóa
Triển khai thực hiện theo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, theo báo cáo tổng kết của xã năm 2013, số xóm đạt tiêu chuẩn làng văn hóa 13/15 đạt 86,6%. Số hộ đạt gia đình văn hóa 600/714 đạt 84%.
37
Hàng năm, xã đã tổ chức nhiều đợt giao lưu văn nghệ, TDTT trong dịp đầu xuân năm mới và lễ hội đền Dẻ Đoóng. Xã cũng đã tham gia đầy đủ các hoạt động TDTT của huyện tổ chức như đưa đoàn vận động viên đi thi các môn: bóng đá, đẩy gậy, chạy việt dã…
b, Y tế
Việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được quan tâm và xã thường xuyên triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế, mục tiêu quốc gia, tổ chức thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tại địa phương. Xã đã có hệ thống y tế thôn bản đến mỗi thôn xóm. trạm y tế diện tích đất 200m2
, công trình xây dựng 01 tầng cấp 4 từ năm 2006, diện tích xây dựng 200m2
, có 6 giường bệnh, y sĩ 2 người, hộ sinh 2 người, bác sĩ 1 người, nhà điều trị đã xuống cấp. Thiếu cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cơ bản.
Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 100%
c, Dân số và lao động
Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động của xã Hồng Việt năm 2013
Nội dung Số lượng (Người) Tỉ lệ
(%)
1. Tổng số dân 2920 100
2. Số dân trong độ tuổi lao động 1743 59,7
3.Phân theo giới tính
3.1. Nam 860 49,3
3.2. Nữ 883 50,7
4. Phân theo nhóm ngành
4.1. Nông nghiệp 1412 81
4.2. Phi nông nghiệp 331 19
5. Phân theo trình độ
5.1. Qua đào tạo 531 30,4
5.2. Chưa qua đào tạo 1212 69,6
Nguồn: Đề án xây dựng NTM xã Hồng Việt
Theo số liệu thống kê của xã năm 2013 thỳ xã có 714 hộ với tổng số nhân khẩu là 2.920 người, được phân bố ở 15 xóm. Bình quân 4,1 người/hộ.
38
Trong đó số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 1.743 người. Trong đó số lao động trong các ngành nông nghiệp là 1.412 người chiếm 81%, số lao động trong các ngành phi nông nghiệp là 331 người chiếm 19%. Số lao động nam là 860 người chiếm 49,3%, số lao động nữ là 883 người chiếm 50,7%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 531/1743 chiếm 30,4% tổng số lao động.
d, Giáo dục
Tình hình giáo dục trong những năm vừa qua đã có nhiều thay đổi tích cực, phát triển cả về quy mô và chất lượng ở các cấp học, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến lớp đạt cao, đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Toàn xã có 3 trường, trong đó có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS và có 1 phân trường tiểu học. Nhìn chung toàn bộ hệ thống trường học của xã Hồng Việt cơ bản đã đảm bảo cho công tác dạy và học. Tuy nhiên, trang thiết bị vẫn còn thiếu, cơ sở vật chất cần phải tiếp tục nâng cấp để đạt chuẩn quốc gia.
e, Tài nguyên nhân văn
Xã Hồng Việt là nơi cư trú của cộng đồng 4 dân tộc anh em, là nơi có bản sắc dân tộc phong phú và đa dạng.
Bảng 4.4. Thành phần dân tộc xã Hồng Việt năm 2013
STT Dân tộc Số Hộ Số Khẩu Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) 1 Tày 403 56,44 1638 56,09 2 Nùng 228 31,93 953 32,64 3 Kinh 36 5,04 94 3,22 4 Mông 47 6,59 235 8,05 Tổng 714 100 2920 100
39
Qua bảng 4.4, ta có thể thấy được trên địa bàn xã bao gồm 4 dân tộc anh em là: Tày, Nùng, Mông, Kinh. Trong đó, dân tộc Tày và Nùng là 2 dân tộc chiếm phần lớn trong cơ cấu thành phần dân tộc với tỷ lệ lần lượt là 56,09% và 32,64%, tiếp đó là thành phần dân tộc Mông chiếm 8.05%, dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ thấp nhất với 3,22%.
4.1.3. Đánh giá chung
4.1.3.1. Những thuận lợi
Xã Hồng Việt có vị trí địa hình thuận lợi, nằm ở gần trung tâm huyện và có đường liên xã, chạy qua tạo điều kiện cho giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế xã hội.
Xã có nguồn lao động dồi dào chiếm 59,7% dân số toàn xã là nguồn lực