Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình xây dựng nông thôn mới tại xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 34)

Thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Tuyên Quang đã lựa chọn 7 xã để làm điểm bao gồm xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình; xã Năng Khả, huyện Nà Hang; xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa; xã Bình Xa, huyện Hàm Yên; xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn; xã Đại Phú, huyện Sơn Dương và xã An Khang, thành phố Tuyên Quang. Đánh giá sau một thời gian triển khai tại các xã điểm này cho thấy diện mạo nông thôn đã có những thay đổi đáng kể. Đời sống, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đời sống nhân dân được nâng lên. Đặc biệt nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhân dân bước đầu có chuyển biến tích cực.

Đến thời điểm hiện nay, tất cả các xã điểm của tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành đề án quy hoạch, các huyện, thành phố trong tỉnh cũng đã hoàn thành hội nghị đánh giá tiến độ xây dựng NTM, rút kinh nghiệm và triển khai chương trình tới tất cả các xã, thị trấn trong tỉnh.

Một khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở Tuyên Quang là xuất phát từ vấn đề nhận thức, người nông dân vẫn còn mơ hồ về khái niệm xây dựng nông thôn mới, không nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Không chỉ đối với người dân, thực tế hiện

26

nay ở cơ sở, địa bàn trực tiếp làm chủ đầu tư xây dựng nông thôn mới, nhiều cán bộ địa phương vẫn rất mơ hồ và lúng túng về phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, hoặc chưa thực sự vào cuộc.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, trong 129 xã thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, có 4 xã đạt từ 8 - 9 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, 37 xã đạt từ 5 - 7 tiêu chí, 88 xã còn lại đạt dưới 5 tiêu chí. 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới là những tiêu chí toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để đạt được những tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, vấn đề quy hoạch tổng thể là rất cần thiết, bên cạnh đó chính quyền địa phương cần xác định rõ tiêu chí nào cần ưu tiên làm trước. Việc huy động sức dân cần được phát huy trong mọi phong trào theo phương châm nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ. Có như vậy, các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, mới đảm bảo thực hiện một cách đồng bộ.[1]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình xây dựng nông thôn mới tại xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)