Thực hiện công ước Basel ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Các công ước Quốc tế môi trường Việt Nam tham gia (Trang 31)

12.1. Giới thiệu về công ước Basel

− Công ước Basel ra đời năm 1989 và có hiệu lực từ tháng 5/ 1992. Hiện nay có 178 nước thành viên.

− Mục tiêu chính của công ước là tăng cường hợp tác toàn cầu trong vấn đề kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới và tiêu hủy chất thải nguy hại.

− Mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu tối đa phát sinh chất thải nguy hại.

− Ngăn chặn việc xuất khẩu chất thải từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.

12.2. Công ước Basel tại Việt Nam

− Việt Nam phê chuẩn công ước Basel ngày 13/3/1995.

− Tổng cục Môi trường chịu trách nhiệm giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan thẩm quyền quốc gia và Cơ quan đầu mối quốc gia.

− Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường là đầu mối hỗ trợ trong các công việc hàng ngày của Cơ quan thẩm quyền và Cơ quan đầu mối.

12.3. Các hoạt động tham gia công ước ở Việt Nam

12.3.1.Hoạt động chung

− Tập hợp và phổ biến các hướng dẫn kỹ thuật của Công ước để áp dụng vào Việt Nam; − Phối hợp chuyên gia của Công ước tổ chức các khóa tập huận cho cán bộ môi trường,

hải quan, thương mại các tỉnh, thành phố;

− Hình thành cơ chế phối hợp liên ngành trong nước nhằm kiểm soát chặt chẽ xuất, nhập khẩu chất thải, phế liệu.

− Tổ chức một số chuyến khảo sát nước ngoài về công nghệ xử lý chất thải nguy hại, hệ thống cấp phép xử lý chất thải nguy hại.

− Xây dựng hệ thống quản lý CTNH để kiểm soát các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy CTNH tại trung ương và địa phương.

− Triển khai hệ thống thông tin quản lý CTNH E- manifest. 12.3.2.Xây dựng hệ thống pháp luật liên quan

 Luật BVMT (sửa đổi 2005) quy định:

− Chất thải là vật thể ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

− Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.

− Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng làm nguyên liệu sản xuất.

− Nghiêm cấp nhập khẩu chất thải, được phép sử dụng chất thải (đáp ứng quy định của công ước).

 Một số phế liệu được phép nhập khẩu theo danh mục quyết định số 12/2006/QĐ- BTNMT.

 Nghị định số 12/2006/ND-CP của Chính phủ quy định việc tạm nhập tái hàng hóa (bao gồm chất thải) phải được sự cho phép của Bộ Công Thương.

 Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT có các quy định chi tiết về quản lý CTNH, cụ thể là các phương tiện vận chuyển và xử lý, tiêu hủy CTNH phải đáp ứng đây đủ các yêu cầu. Hiện nay, Thông tư này đang được sửa đổi và ban hành trong đó quy định về quá trình tạm nhập tái xuất chất thải:

− Nếu không vận chuyển bên trong nội địa Việt Nam thì nhà nhập khẩu không cần có giấy phép vận chuyển CTNH.

− Nếu CTNH được vận chuyển bên trong nội địa Việt Nam thì nàh nhập khẩu phải có giấy phép vận chuyển CTNH.

 Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ban hành danh mục CTNH.

 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 07/2009/BTNMT về ngưỡng CTNH.

 Quy chẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 31, 32, 33 về phế liệu sắt, thép, nhựa, giấy nhập khẩu.

12.3.3. Thủ tục xuất khẩu chất thải nguy hại

− Doanh nghiệp xuất khẩu đăng ký với Cơ quan thẩm quyền Công ước ( Tổng cục Môi trường).

− Tổng cục Môi trường thông báo với Cơ quan thẩm quyền nước quá cảnh và nhập khẩu. − Cơ quan thẩm quyền nước quá cảnh và nhập khẩu thông báo đồng ý (hoặc không đồng

ý).

− Tổng cục Môi trường thông báo cho doanh nghiệp xuất khẩu để thực hiện. 12.3.4. Các hoạt động kiểm soát nhập khẩu bất hợp pháp chất thải

− Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam.

− Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu phế liệu, ngăn chặn kịp thời nhập khẩu trái phép chất thải vào Việt Nam.

− Phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên và các tổ chức Quốc tế khác nhằm nắm bắt thông tin và thông báo cho các bộ ngành liên quan, ngăn chặn kịp thời hàng loạt dự kiến nhập khẩu chất thải công nghiệp, chất thải điện tử vào Việt Nam.

13.Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001

13.1. Giới thiệu

Công ước Stockholm được các nước ký kết ngày 22/5/2001 tại Stockholm và có hiệu lực từ ngày 17/ 5/ 2004. Việt Nam phê chuẩn Công uớc Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy vào ngày 22/ 7/ 2002, trở thành thành viên thứ 14 của Công uớc.

13.2.Nội dung

Công uớc Stockholm ra đời với mục đích bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường trước nguy cơ gây ra do các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là POP).

Các chất POP là các hoá chất độc hại, tồn tại bền vững trong môi trường, có khả năng phát tán rộng, tích lũy sinh học trong các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước ở gần và cả những nơi rất xa nguồn phát thải chúng, gây tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường. Hiện nay, Công ước hướng tới việc quản lý an toàn, giảm thiểu và cuối cùng là loại bỏ 22 nhóm hoá chất, trong đó:

• Ban đầu Công ước Stockholm quy định việc quản lý an toàn, giảm phát thải và tiến tới tiêu huỷ hoàn toàn 12 nhóm chất POP bao gồm Aldrin, Chlordane, Dieldrin, Endrin, Heptachlor, Hexachlorobenzene, Mirex, Toxaphene và Polychlorinated Biphenyls (PCB); DDT [1,l,l-trichloro-2,2-bis (4-chlorophenyl) ethane]; Dioxins (polychlorinated dibenzo-p-dioxins), Furans (Polychlorinated dibenzofurans), Polychlorinated

Biphenyls (PCB), và Hexachlorobenzene (HCB);

• Năm 2009, Hội nghị các Bên lần thứ tư của Công ước Stockholm đã Quyết định bổ sung chín (09) nhóm chất POP mới vào các Phụ lục A, B, C Công ước, bao gồm: Các hóa chất trong Phụ lục A Nhóm hóa chất bảo vệ thực vật: Lindane, Alpha-HCH, Beta- HCH, Chlordecone; Nhóm hóa chất công nghiệp: Hexabromobiphenyl,

Pentachlorobenzene, -TetraBDE, PentaBDE, Hepta và OctaBDE; Các hóa chất trong Phụ lục B: Hóa chất công nghiệp PFOS, các muối và PFOS-F; Các hóa chất trong Phụ lục C: Pentachlorobenzene.

• Năm 2011, Hội nghị các Bên lần thứ năm (COP 05) Công ước Stockholm đã bổ sung thêm Endosulfan và các đồng phân vào Phụ lục A của Công ước. (Các chất POP theo yêu cầu mới của Công ước Stockholm sau đây được gọi tắt là các chất POP mới). Để thực hiện Công ước Stockholm, các Bên tham gia cần xây dựng Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước (sau đây gọi tắt là Kế hoạch). Nội dung của Kế hoạch là quản lý an toàn, giảm thiểu và tiến tới loại bỏ POP tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của Công ước Stockholm và mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Bản Kế hoạch đưa ra hệ thống các hành động và giải pháp đồng bộ bao gồm chính sách, pháp luật, thể chế, quản lý, công nghệ, tài chính, nâng cao nhận thức và hội nhập quốc tế để từng bước đáp ứng các yêu cầu của Công ước Stockholm. Lộ trình thực hiện các giải pháp được xây dựng một cách thống nhất và có trọng điểm. Các đề án, dự án, nhiệm vụ ưu tiên cụ thể được xây dựng phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam. Kế hoạch cần được triển khai hiệu quả, đồng bộ và đúng lộ trình để đạt mục đích cuối cùng là góp phần bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường toàn cầu trước các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ như mục tiêu của Công ước.

Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm tại Việt Nam bao gồm các nội dung sau: • Những vấn đề chung

• Thực trạng về POP và vấn đề quản lý POP ở Việt Nam

• Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ đến năm 2020

• Phụ lục: Danh mục 15 đề án ưu tiên quốc gia về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ Bản Kế hoạch này là kết quả của Dự án GEF/UNDP VIE01G31: “Xây dựng Kế hoạch quốc gia cho Việt Nam trong quá trình tham gia, thực hiện và 5 hiệu lực hoá Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ”. Dự án được thực hiện theo phương thức quốc gia điều hành (NEX) của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Môi trường Toàn Cầu (GEF). Trong quá trình xây dựng Kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường được phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia trong nước và quốc tế và tham khảo ý kiến đóng góp của các Bên liên quan từ Trung ương đến địa phương trên phạm vi toàn quốc.

Một phần của tài liệu Các công ước Quốc tế môi trường Việt Nam tham gia (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w