71 Cảnh 2: Toàn cảnh: giặc Mỹ đến

Một phần của tài liệu Thi pháp trường ca Thanh Thảo (Trang 71)

Chương 3: Những yếu tố thi pháp đặc thù trong trường ca Thanh Thảo

71 Cảnh 2: Toàn cảnh: giặc Mỹ đến

Cảnh 2: Toàn cảnh: giặc Mỹ đến

Trung cảnh: hủy diệt tàn khốc, chết chóc, hoảng loạn Cận cảnh: bọn sát nhân

Cảnh 3: Toàn cảnh: lòng địa đạo

Trung cảnh: những đứa trẻ sinh ra trong lòng đất

Cận cảnh: Cánh võng, lời ru, niềm tin hi vọng qua cuộc đời những người du kích trong địa đạo

Cảnh 4: Toàn cảnh: nước Mỹ sau Sơn Mỹ

Trung cảnh: Mẹ con những thủ phạm – nạn nhân

Cận cảnh: Tự thú nội tâm của những thủ phạm - nạn nhân chiến tranh

Cảnh 5: Toàn cảnh: những người kháng chiến

Trung cảnh: những gian khổ, chiến đấu, hi sinh đem lại hòa bình cho trẻ thơ

Cận cảnh: những người du kích Cảnh 6: Toàn cảnh: làng Sơn Mỹ Trung cảnh: chiến đấu, hòa bình

Cận cảnh: những hình ảnh dựng xây, mơ ước Cảnh 7: Toàn cảnh: bờ biển hòa bình

Trung cảnh: bên tháp canh

Cận cảnh: những em bé Sơn Mỹ hôm nay

3.1.1.2 Cấu trúc kiểu kịch

Trường ca Trò chuyện với nhân vật của mình (1983) lại là một

cách làm mới trường ca nữa của Thanh Thảo. Ông không dùng thơ có vần để viết như những trường ca trước đó mà chuyển hẳn sang thơ văn xuôi. Lúc này đơn vị thơ không tính bằng câu mà tính bằng đoạn. Với bút pháp đồng hiện độc đáo, trong trường ca này, Thanh Thảo đã hòa cảm xúc của mình vào tâm

72

trạng nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu để làm cuộc “trò chuyện” có một không hai với tất cả các nhân vật văn học của cụ Đồ Chiểu. Trong tất cả các trường ca Việt Nam, có lẽ lối dựng trường ca theo kiểu “trò chuyện” này là một sáng tạo khá độc đáo, nó tạo điều kiện cho nhà thơ thả tung tư tưởng của mình mà không sợ bị bung ra ngoài cấu trúc chỉnh thể. Vì “trò chuyện” với nhân vật văn học (không thể có thật) nên trường ca được cấu trúc theo dạng kịch độc thoại vô cùng hấp dẫn và sâu lắng. Mà đã là “trò chuyện” với những Lục Vân Tiên, Hớn Minh, Kỳ Nhân Sư, những nghĩa quân Cần Giuộc, Trương Định…

nên trường ca vẫn mang đậm chất sử thi của cả một thời kỳ lịch sử.

Do sự chi phối của cấu trúc kịch, trong Trò chuyện với nhân vật của mình, Thanh Thảo hoàn toàn không sử dụng dấu phẩy ngắt nhịp, thi thoảng mới dùng dấu chấm câu giữa đoạn; còn giữa các đoạn, chỉ sử dụng cách xuống hàng của câu thơ, không hề dùng dấu chấm xuống dòng như trong

trường ca Cỏ vẫn mọc. ý đồ cách tân câu văn xuôi của Thanh Thảo là rất rõ,

hơn nữa do cấu trúc theo lối kịch nên nhà thơ không dùng dấu ngắt câu mà để

cho diễn viên tự ngắt câu theo sự sáng tạo của riêng mình: “Nhớ khi viết văn

tế những nghĩa sĩ bỏ mình vì nước ta nghe như mái chèo âm binh khua dưới đáy vực như thấy đốm lửa hồn oan bay sáng rực ngoài đồng hơi lạnh cõi âm và hơi nóng cõi trần hòa hợp bấy giờ ta như kẻ nhập thần nói lên tiếng nói của người đã khuất. ấy là khoảnh khắc vĩnh cửu khi nhà thơ thành chiếc cầu thông hai cõi những khát vọng mà cái chết cũng không dập tắt nổi đã cháy lên ngọn lửa và ngọn lửa tìm thấy khoảng chiếu sáng qua những dòng thơ…”.

Cấu trúc kiểu điện ảnh là kiểu cấu trúc khá quen thuộc trong trường ca Thanh Thảo, bởi đây là “mảnh đất màu mỡ” để ông gieo trồng “chất nghĩ” lên đó. Chất nghĩ trong trường ca Thanh Thảo theo nhà phê bình Chu Văn Sơn là: “được buông thả hoàn toàn cho logic liên tưởng, mà logic của liên tưởng là tự do. Liên tưởng tự do là mạch liên kết của dòng sống thực diễn ra trong tinh thần của cá thể. Vì vậy, người đọc luôn bị cuốn theo dòng sống thực

73

từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc của mạch thơ, vừa cú khoỏi thỳ vỡ đang được dạo trong những cụng trỡnh kiến trỳc lạ, được thưởng ngoạn những dạng cấu trỳc tõn kỡ”.

Chính tài năng và sự ham mê sáng tạo của người nghệ sĩ – nhà thơ Thanh Thảo đã tạo nên những kiểu cấu trúc tân kì, độc đáo cho thơ.

3

3..11..22 CCấấuu ttrrúúcc kkiiểểuu ââmm nnhhạạcc

3.1.2.1 Cấu trúc giao hưởng cổ điển

Bùng nổ của mùa xuân (1980-1981) là một trường ca thuộc đề tài

lịch sử, gắn liền với cuộc nổi dậy của những người tù căng an trí BaTơ (Quảng Ngãi) vào ngày 11/3/1945. Lần đầu tiên trong lịch sử khu V, ngọn cờ đỏ sao vàng đã được chính những người tù chính trị phất lên ngay trên nhà tù giặc, ngay mảnh đất trung dũng kiên cường. Viết về một sự kiện lịch sử diễn ra ngay trên mảnh đất quê hương mình, Thanh Thảo đã có nhiều lợi thế về tư liệu và cảm xúc. Thành công đặc biệt của Thanh Thảo ở trường ca này là lại tiếp tục xây dựng nhân vật số đông bằng một cấu trúc mới mẻ của bốn chương giao hưởng chặt chẽ, hài hòa để làm mới thể loại và ghi được dấu ấn khi đã trữ tình hóa thành công một sự kiện lịch sử khá nghiêm túc và khô khan.

Nói về cấu trúc của trường ca Bùng nổ của mùa xuân, Thanh Thảo đã

thú nhận: “May mắn là tôi đã tìm được cấu trúc cho trường ca này, đã hình dung được “dòng chảy” của nó. Một cấu trúc của giao hưởng cổ điển gồm bốn chương. Tôi đã cố học được chút gì từ tính cấu trúc của âm nhạc, mặc dù tôi hoàn toàn không biết gì về nhạc lý”. Vâng! đúng như Thanh Thảo thú nhận

Bùng nổ của mùa xuân là một bản giao hưởng cổ điển hoàn chỉnh với bốn

chương không có nhan đề. Chính vì thế mà trường ca này được cấu trúc rất cân đối.

74

Chương 1 mở đầu là những âm thanh dữ dội với tiếng: “mưa quất xuống

ta-man mưa nghiền nát những mặt đường” vá những hàng cây: “rùng mình trong sấm chớp”, “gió vỡ tan”, “bầu trời rách tả tơi” như thân phận người tù

cùng với những âm thanh nhói buốt với “tiếng roi cai ngục”, “tiếng leng keng

chùm chìa khóa”; tiếp theo âm nhạc chùng xuống, bế tắc, quẩn quanh không

lối thoát với “tiếng chim chăn vịt … cứ lặp mãi lặp hoài một điệu” và “ngọn gió quẩn bốn bề vách núi / ầm vang cây gãy giữa rừng già” hòa trộn với âm

thanh hỗn độn, chói gắt của tiếng “quất ba toong”, tiếng “trống to trống nhỏ

dẹp đường” của bọn thực dân và tay sai; sau đó âm nhạc nổi lên khúc quật

khởi tự nhà lao “những tiếng loa đồng loạt / muốn nổ tung xà lim”, cùng tiếng “máu thét gào” trong lời hô của Trương Quang Trọng. Sau đó, nhịp điệu trùng

lại, lặng lẽ vượt nhà lao của những người tù với với núi rừng, với nhân dân, để

“nơi đó, Tự do sẽ nói bằng ngọn lửa”.

Chương 2 kết thúc với giai điệu rộn rã của chủ âm “lánh lỏi” trong tiếng reo đồng vọng của quần chúng “cả tiếng hò reo / lánh lỏi như tiếng chim tuổi

thơ thất lạc / nay trở về ”.

Chương 3 vào cuộc với tiếng “nổ rền / đêm reo vang/ sấm đuổi nhau” và bùng lên với “bài hát những gốc lim rạn vỡ / sẽ ầm vang chuyển động cả

rừng già”. Đó là “bài hát những người khởi nghĩa …/ người ta đập vào trống đập vào mõ đập vào ngực mình / cho âm thanh bật thành tiếng nổ”

Chương 4 kết lại ngắn hơn như cao trào của khúc giao hưởng cách

mạng. Mở đầu là hành khúc “tuốt gươm thiêng vung cho nước nhà / khiến dân

Việt no ấm tự do”, tiếp theo là nhịp điệu dồn dập của bài “Cùng nhau đi hồng binh” mà “với tôi / là niềm tin / với cách mạng / đó là giai điệu chính”. Kết

thúc trường ca, nhịp điệu trải dài , hân hoan trong niềm vui chiến thắng “như

tiếng chuông mùa thu / ta nhận ra giữa ồn ào náo động / của bản giao hưởng cách mạng / trong bộ gõ của bầu trời trở giông”

75

Trước Bùng nổ của mùa xuân, trường ca Những người đi tới biển cũng

đã chịu ảnh hưởng rất lớn của cấu trúc nhạc giao hưởng. Đó là một bản giao hưởng gồm ba chương và một Vĩ thanh.

Chương 1: Chiếc áo ngắn được phân thành bẩy khúc đánh theo số thứ

tự, không có nhan đề. Mỗi khúc đều có phối thanh ở ba bè chính.

Chương 2: Nguồn sông hát là chương hòa âm về nguồn cội cùng những bài ca tuổi trẻ với chủ âm “muôn đời là nhân dân chắp cho ta đôi cánh những

bài ca”.

Chương 3: Địa hình là chương giao hưởng của đất. Bè trầm ẩn dưới lòng

địa đạo, bè trung là âm thanh sự sống trên “địa hình”, bè cao là tiếng gầm rú đe dọa của bom B.52 giặc Mỹ và khép lại với bè chủ là chiến thắng của Tám

Hùng để điệu lý cất lên “điệu lý thương yêu dâng ngập cả bầu trời” át cả tiếng

bom rền của giặc.

Khúc Vĩ thanh Tới biển là khúc khải hoàn sau một chặng đường dài

gian khổ với ngập tràn âm thanh của sóng biển.

3.1.2.2 Cấu trúc giao hưởng hiện đại

Đến trường ca Đêm trên cát (1982), như không chịu lặp lại

mình, Thanh Thảo đã mở đầu cho loạt trường ca xóa nhòa chương, mục của

mình. Không phân thành chương đoạn. ở Đêm trên cát, tác giả thả sức tung

hoành theo bút pháp đồng hiện độc đáo về nhân vật Cao Bá Quát mà có người gọi là “hiện tượng nhập hồn”. Chỉ từ một sự kiện nhỏ là Cao Bá Quát trên bước đường công cán đã có một đêm dừng chân uống rượu trên sông Trà và để lại cho Quảng Ngãi một bài thơ bất hủ “Trà giang thu nguyệt ca”. Vì cảm khái trước nhân cách nhà thơ chiến sĩ của thi sĩ họ Cao, Thanh Thảo đã sáng tạo nên một trường ca bất hủ. Theo Mai Bá ấn: “Câu chuyện dồn nén chỉ trong một đêm tại một địa điểm cụ thể mà đã khái quát được cả không khí ngột ngạt

76

của một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong một trường liên tưởng mạnh mẽ, tỏa rộng theo khí phách ngất trời cao và hồn thơ phóng khoáng bao la của Cao Chu Thần”

Nếu Bùng nổ của mùa xuân là một bản giao hưởng cổ điển thì

Đêm trên cát lại là một bản giao hưởng hiện đại không phân chương mục. Cấu trúc hiện đại của trường ca này khiến ta có cảm giác như được nghe một xô-nát với sự trộn lẫn, đan xen của nhiều không gian. Quá khứ, hiện tại, tương lai cùng ùa về, nén lại trong câu chuyện của một số phận người, một thời đại chỉ kể trong “một đêm”. Ai đã từng nghe những bản nhạc giao hưởng hiện đại

sẽ nhận ra ngay cấu trúc của Đêm trên cát: “cơn sấm rền vang chớp xé tầng

mây/… bay ngang trời một đàn ngựa trắng / rền vang móng vó / lúc hiện lúc tan / tiếng trong tiếng đục”.

Thanh Thảo luôn có ý thức, tìm tòi, đổi mới cấu trúc để làm mới trường ca của mình. Trong bốn trường ca viết theo kiểu chương, mục, ta vẫn không thấy sự lặp lại mà mỗi trường ca luôn có một sự cuốn hút riêng. Cùng viết theo kiểu cấu trúc âm nhạc nhưng mỗi bản nhạc giao hưởng của

Thanh Thảo có một nét độc đáo riêng. Bùng nổ của mùa xuân là một bản giao hưởng cổ điển còn Đêm trên cát lại là một bản giao hưởng hiện đại. Cứ như

thế để làm nên một Thanh Thảo - ông hoàng của thể loại trường ca.

3.3.11..33 CCấấuu ttrrúúcc kkiiểểuu vvòònngg ttrròònn

3.1.3.1 Cấu trúc vòng tròn đóng

Cấu trúc vòng tròn đóng là kiểu cấu trúc có mô hình: A-B-C- D...n - A

Đầu tiên, tác giả đưa ra một mệnh đề A, sau đó diễn dịch thành những ý (C, B, D,…n) và cuối cùng lại quy nạp về A như là một khẳng định. Trong

77

“ buổi sáng ấy tôi bước vào tuổi 25

ở đường dây 559 trạm – 73

ngày sinh nhật bắt đầu bằng cơn sốt cổ đắng khô ngồi thở trên đỉnh dốc

bạn mở bi đông nhường hớp nước cuối cùng hớp nước cuối cùng giữa cơn sốt đầu tiên ngày sinh nhật tuổi 25 mình được uống

mình uống mắt bạn mình ướt đẫm khi nắng trưa dội lửa xuống đầu những người yêu nhau sẽ nói thế nào

sẽ im lặng ra sao

chúng tôi đi qua buổi trưa ấy vói bi đông cạn khô

và hớp nước cuối cùng chảy dịu dàng trong ngực đó là khoảng trời trong trẻo nhất

Tôi được uống ngày bắt đầu tuổi 25

[61, tr.39- 40]

Rõ ràng bề sâu triết lý được tác giả đào bới từ những sự thật cụ thể để lật mở đến tận cùng một triết lý sống của tuổi trẻ thời chiến.Trong đoạn thơ sau:

băng ngang trời một đàn ngựa trắng cấy xuống đồng sâu

đời người - dảnh mạ Phải mùa nắng nỏ Gặp bấc tháng ba héo quắt xương da sâu rầy phá hại tai ương chướng họa

78

châu chấu tủa về cắn phăng dé lúa kêu trời không thấu lũ tràn vỡ đê

nước mắt dầm dề nhòa trong mưa xối bạn ơi đừng hỏi ăn mày là ai

Băng ngang trời một đàn ngựa trắng [44, tr.82-83].

Ta thấy đoạn thơ vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa tiềm thức lại vừa vô thức, vừa như đồng dao, vừa như văn tế, giản dị, đơn sơ mà triết lý đến vô cùng … nhưng vẫn là mô hình cấu trúc triết luận ấy. Đầu tiên Thanh Thảo đưa

ra một mệnh đề Băng ngang trời một đàn ngựa trắng rồi diễn giải bằng một loạt hình ảnh: đồng sâu, dảnh mạ, nắng nỏ, bấc tháng ba, sâu rầy phá hại,

châu chấu, lũ tràn vỡ đê… rồi cuối cùng quy về mệnh đề ban đầu như một lời

khẳng định Băng ngang trời một đàn ngựa trắng.

Không chỉ có mặt trong những trường ca viết bằng thơ mà trong những trường ca viết bằng văn xuôi, Thanh Thảo vẫn giữ nguyên mô hình cấu trúc ấy:

Lúa có lẽ ngày xưa cúng là một loài cỏ được con người thuần dưỡng

chăm chút qua bao đời. Lúa và người nuôi nhau. Người nhổ sạch khỏi ruộng lúa những loài cỏ dại. Những ruộng lúa lan dần, lấn dần những đồng cỏ hoang, đầm lầy, những cánh rừng tăm tối đầy rẫy muỗi, vắt, rắn độc… Nhưng ngày

xưa lúa cũng là một loài cỏ.

Mô hình này ta bắt gặp rất nhiều trong trường ca Thanh Thảo, và chính nó đã tạo nên một nét thi pháp thể hiện khá rõ tính triết luận trùng phức của trường ca.

79

3.1.3.2 Cấu trúc vòng tròn mở

Cấu trúc vòng tròn mở có mô hình: A-…n - A – B: Kiểu lập luận này thoạt nhìn có vẻ như là lối lập luận theo kiểu kết cấu vòng tròn đóng, tác giả cũng đưa ra một khái quát (A) sau đó dẫn dắt ta đi từ ý này sang ý khác (n ý) để quy về ý chính, nhưng không dừng lại ở đó, cuối cùng lại mở ra bằng cách khẳng định lại ý chính khái quát ấy (A) theo kiểu mở đuôi (B) rất độc đáo.

Trường ca Khối vuông ru bích được Thanh Thảo chủ định cấu

trúc mở hoàn toàn. ở đây, người đọc có thể tham gia vào cuộc chơi bằng cách xoay theo ý muốn của mình, vì khi cầm khối ru bích trên tay, mỗi người có mỗi cách xoay khác nhau và qua mỗi lần xoay, màu sắc lại hiện lên khác nhau, chẳng ai giống ai. Lý thuyết tiếp nhận hiện đại cho thấy, từ văn bản của nhà văn đến người đọc, mỗi người được quyền tiếp nhận một cách khác nhau tùy theo “khoảng cách thẩm mỹ” của mỗi người với văn bản văn học và sau đó văn bản mới trở thành tác phẩm. Để người đọc tự “xoay chơi” theo tiếp nhận

của mình, thành “những ô vuông”. Đó là ý định sắp xếp của “cái tôi” tác giả. Mỗi chúng ta hãy tự cầm Khối vuông ru bích và tự xoay theo ý thích riêng của

mình, ta sẽ được rất nhiều cấu trúc khác nhau. Ví dụ: một người lính Trường Sơn chỉ thích tìm lại quá khứ thời trẻ tuổi của mình thì hãy đảo lộn vòng xoay mà tác giả đã cấu trúc từ 1 dến 57, người lính ấy sẽ tìm được một cấu trúc riêng: 1,2,4,5,8,9,10,24,40,48 và còn lại sau đó 47 lần xoay, anh cứ tùy ý sắp

Một phần của tài liệu Thi pháp trường ca Thanh Thảo (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)