0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DŨNG MẠNH (Trang 48 -48 )

Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty TNHH Dũng Mạnh

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ suất sinh lời / VLĐ % 2,70 0,65 1,17

Vòng quay VLĐ trong kỳ Lần 1,39 1,29 1,16

Kỳ luân chuyển VLĐ Ngày 259 279 311

Hệ số đảm nhiệm VLĐ Lần 0,72 0,78 0,86

Mức tiết kiệm VLĐ tương đối Đồng 852.094.315 1.591.417.170 Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối Đồng 891.868.718 1.357.506.991

Vòng quay kho Lần 4,90 9,64 6,02

Thời gian luân chuyển kho Ngày 73,52 37,36 59,76

Hệ số thu nợ Lần 2,92 3,70 1,83

Thời gian thu nợ Ngày 123,23 97,35 197,01

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán và sinh viên tự tổng hợp)

Từ bảng trên ta có thể đưa ra các nhận xét về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Dũng Mạnh như sau:

Vòng quay VLĐ trong kỳ: Trong 3 năm 2011 – 2013 của công ty phản ánh tốc

độ luân chuyển của VLĐ là chậm và có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể: Năm 2011, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra 1,39 đồng doanh thu. Năm 2012, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra được 1,29 đồng doanh thu. Năm 2013, một đồng vốn lưu động tạo ra được 1,16 đồng doanh thu. Như vậy có nghĩa là năm 2012 đạt mức 1,29 đồng giảm 0,1 đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 chỉ đạt mức 1,16 đồng giảm 0,13 đồng so với năm 2012. Sự giảm sút này tuy không lớn nhưng nó cũng phản ánh rằng việc sử dụng vốn lưu động của công ty kém hiệu quả các năm. Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty biến động giảm sút qua 3 năm. Doanh nghiệp cần tìm giải pháp thích hợp hơn để phát huy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình.

39

Tỷ suất sinh lời trên VLĐ: Trong 3 năm 2011 – 2013 chỉ số này có thay đổi

tăng giảm khá rõ rệt. Cụ thể: Năm 2012 chỉ số này là thấp nhất, với 100 đồng vốn lưu động chỉ có thể tạo ra được 65 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 2,05 đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 với 100 đồng vốn lưu động tạo ra được 117 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này thể hiện tình hình sử dụng VLĐ của công ty trong năm 2012 là chưa hiệu quả. Sang năm 2013 công ty đã có những giải pháp khắc phục tình trạng giảm sút của năm 2012 vừa qua nên tình hình VLĐ được cải thiện đi lên. Trong thời gian tới, công ty nên cố gắng phát huy hơn nữa khả năng của mình trong việc sử dụng vốn lưu động vì đây là vốn chủ yếu được tài trợ bằng nguồn ngắn hạn mà doanh nghiệp đi vay để sử dụng.

Kỳ luân chuyển VLĐ: Qua 3 năm 2011 – 2013 ta thấy chỉ số này có xu hướng

khá cao và tăng lên khá nhanh. Cụ thể: Năm 2011 số ngày cần thiết cho một vòng quay của vốn lưu động là 259 ngày. Năm 2012 số ngày cần thiết cho một vòng quay của VLĐ tăng lên 279 ngày cao hơn so với năm 2011 là 20 ngày. Đến năm 2013 chỉ số này tiếp tục tăng, số ngày cần thiết cho một vòng quay VLĐ là 311 ngày tăng cao hơn so với năm trước là 32 ngày. Năm 2011 chỉ số này là thấp nhất chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng VLĐ linh hoạt, tiết kiệm nhất trong 3 năm. Còn năm 2013 thì doanh nghiệp sử dụng VLĐ kém linh hoạt nhất. Từ thấy thời gian luân chuyển vốn lưu động của công ty TNHH Dũng Mạnh là khá cao. Điều này thể hiện tình hình sử dụng VLĐ của công ty là chưa tốt. Công ty cần rút ngắn thời gian luân chuyển VLĐ càng thấp càng tốt. Như vậy thì vốn lưu động mới được sử dụng có hiệu quả.

Hệ số đảm nhiệm VLĐ: Chỉ số này có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm

2011 với một đồng doanh thu tiêu thụ thì cần phải bỏ ra 0,72 đồng VLĐ. Năm 2012 với một đồng doanh thu tiêu thụ cần bỏ ra 0,78 đồng VLĐ. Sang đến năm 2013 thì tăng lên đến 0,86. Trong 3 năm 2011 – 2013 hệ số đảm nhiệm VLĐ của công ty biến động ngày càng tăng điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty đang có xu hướng giảm, công ty đang không tiết kiệm được vốn lưu động.

Mức tiết kiệm VLĐ tƣơng đối: Năm 2012 là 852.094.315 đồng nhưng đến năm

2013 thì chỉ số này tăng cao vượt trội đạt mức 1.591.417.170 đồng, tăng gần gấp đôi so với năm trước. Điều này cho thấy năm 2013 công ty sử dụng vốn lãng phí hơn năm 2012. Ta thấy trong cả 2 năm chỉ số này đều dương thể hiện công ty đã lãng phí vốn nhất là năm 2013. Để đạt được doanh thu như năm 2012 thì công ty phải bỏ ra nhiều đồng hơn so với năm 2013. Từ đó, công ty có thể sử dụng số vốn lưu động này vào mục đích khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tránh gây ứ đọng vốn và lãng phí vốn.

Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối: Năm 2012 với doanh thu không đổi so với năm

cũng tăng cao đạt mức 1.357.506.991 đồng. Năm 2013 công ty lãng phí vốn hơn. Trong cả 2 năm chỉ số này đều mang dấu dương tức là doanh nghiệp đang lãng phí vốn lưu động. Công ty cần thay đổi chính sách quản lý vốn hợp lý để vốn lưu động đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ số này của công ty có nhiều biến động qua 3 năm

2011 – 2012. Cụ thể năm 2012 là cao nhất trong 3 năm đạt 9,64 lần cao hơn so với năm 2011 là 4,74 lần. Sang đến năm 2013 chỉ số này giảm xuống còn 6,02 lần giảm 3,62 đồng so với năm 2012. Ta thấy, hệ số này lớn nhất vào năm 2012 thể hiện tốc độ quay vòng hàng tồn kho trong năm 2012 là nhanh nhất, công ty bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều đồng nghĩa với việc công ty sẽ ít rủi ro hơn. Ngược lại chỉ số này thấp nhất ở năm 2011 thể hiện tốc độ quay vòng hàng tồn kho trong năm 2011 là chậm nhất. Công ty bán hàng kém và hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên hệ số này quá cao hoặc quá thấp đều không tốt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu khách hàng khi cần thiết.

Thời gian luân chuyển kho: Nhìn vào bảng số liệu ta cũng có thể thấy được chỉ

số này của công ty có nhiều biến động. Cụ thể: Năm 2011 số ngày cần thiết để công ty có thể bán được hết số lượng hàng tồn kho của mình là 73,52 ngày. Năm 2012 chỉ số này giảm mạnh xuống còn 37,36, tức là số ngày cần thiết để công ty thanh lý hết được lượng hàng tồn kho là 37,36 ngày. Sang năm 2013 số ngày cần thiết để thanh lý hết được lượng hàng tồn kho là 59,76 ngày. Từ đây năm 2012 chỉ số này thấp nhất chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả nhất, hàng tồn kho được kiểm soát với thời gian ngắn nhất và tồn đọng vốn thấp nhất. Ngược lại năm 2011 số ngày dài nhất thể hiện tình hình bán hàng không khả quan, tồn kho nhiều.

Hệ số thu nợ: Ta thấy hệ số thu nợ của công ty còn thấp và biến động nhỏ trong

3 năm 2011 – 2013. Cụ thể: Năm 2011 cứ 2,92 đồng doanh thu sẽ có 1 đồng cho khách hàng nợ. Năm 2012 cứ 3,70 đồng doanh thu sẽ có 1 đồng cho khách hàng nợ. Sang năm 2013 thì cứ 1,83 đồng doanh thu sẽ cho khách hàng nợ 1 đồng. Chỉ số này của công ty là khá thấp thể hiện các khoản phải thu khách hàng của công ty vẫn còn quá cao. Công ty sẽ gặp nhiều rủi ro về vốn trong việc tái đầu tư quay vòng sản xuất kinh doanh và phải mất thêm nhiều chi phí liên quan trong quá trình thu hồi nợ. Công ty cần đưa ra các chính sách quản lý phù hợp hơn trong việc thu hồi các khoản nợ, tránh việc các khoản nợ trở thành nợ xấu.

Thời gian thu nợ: Nhìn vào bảng ta có thể thấy được chỉ tiêu này của công ty là

cao. Cụ thể: Năm 2011 thời gian cho khách hàng vay là 123,23 ngày. Đến năm 2012 chỉ số này giảm xuống còn 97,35 ngày. Sang năm 2013 thì số ngày cho khách hàng vay là 197,01 ngày. Thời gian thu nợ của năm 2012 là ngắn nhất tức là công ty thu hồi được vốn sớm nhất. tạo điều kiện đầu tư tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc

41

sử dụng cho việc đầu tư sinh lời khác. Ngược lại năm 2013 thì chỉ số này là lớn nhất tức là khách hàng đã chiếm dụng vốn của công ty trong thời gian lâu nhất. Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ và tiếp tục đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DŨNG MẠNH (Trang 48 -48 )

×