0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Những nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DŨNG MẠNH (Trang 28 -28 )

Ngoài các nhân tố khách quan trên, còn có rất nhiều nhân tố chủ quan do chính bản thân doanh nghiệp tạo nên làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Nhân tố này gồm nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của của hoạt động kinh doanh về cả trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy, việc xem xét đánh giá và ra quyết định đối với các yếu tố này cực kì quan trọng. Thông thường, trên góc độ tổng quát người ta xem xét những yếu tố sau:

Ngành nghề kinh doanh: Nhân tố tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng

như định hướng cho doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại. Với một ngành nghề kinh doanh được chọn, chủ doanh nghiệp buộc phải giải quyết những vấn đề đầu tiên về tài chính bao gồm: Cơ cấu vốn hợp lý; Chi phí vốn của công ty bao nhiêu là hợp lý để giữ không làm thay đổi số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu công ty; Cơ cấu tài sản được đầu tư như thế nào thì hợp lý, mức độ hiệ tại so với đối thủ cạnh tranh đến đâu; Nguồn tài được tài trợ được huy động từ đâu, có bảo đảm lâu dài và an toàn không; Ngoài ra, qua ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp còn có thể tự xác định được mức độ lợi nhuận đạt được, khả năng chiếm lĩnh và phát triển trên thị trường tương lai, sự đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh… để có thể bố trí nguồn lực cho phù hợp.

Lao động:

 Trình độ quản lý của lãnh đạo: Vai trò của người lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, thể hiện sự kết hợp một cách tối ưu và hài hòa giữa

19

các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm giảm những chi phí không cần thiết, đồng thời nắm bắt những cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển.

 Trình độ tay nghề của người lao động: thể hiện ở khả năng tìm tòi sáng tạo trong công việc, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

 Cung ứng hàng hóa: là quá trình tổ chức nguồn hàng cho hoạt động bán ra bao gồm hoạt động mua và dự trữ. Để đảm bảo việc kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn, mua hàng phải đảm bảo chi phí tối ưu tức là phải hạ thấp giá thành sản phẩm đầu vào. Mục tiêu chất lượng trong mua hàng là phải phù hợp với chi phí bỏ ra và nhu cầu của thị trường với khả năng thanh toán của khách hàng.

 Bán hàng: Là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong đó việc xác định giá bán tối ưu hết sức phức tạp, thể hiện rõ trình độ và năng lực tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.

Trình độ quản lý và sử dụng vốn: Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu

quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để quản lý các nguồn tài chính là hệ thống kế toán tài chính. Nếu công tác kế toán thực hiện không tốt sẽ dẫn đến mất mát chiếm dụng, sử dụng không đúng mục đích… gây lãng phí tài sản, đồng thời có thể gây các tệ nạn tham ô, hối lộ… là căn bệnh thường gặp trong cơ chế hiện nay. Hơn nữa việc sử dụng vốn còn thể hiện thông qua phương án đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư. Việc lựa chọn không phù hợp vào các lĩnh vực không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu vốn, gây ứ đọng, hao hụt mất mát làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Mối quan hệ của doanh nghiệp: Mối quan hệ này được đặt trên hai phương diện

là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng hóa tiêu thụ… là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp thì nó sẽ đảm bảo tương lai lâu dài cho doanh nghiệp bởi đầu vào được đảm bảo đầy đủ và sản phẩm làm ra được tiêu thụ hết. Để được vậy, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch cụ thể để duy trì những bạn hàng lâu năm lại vừa tăng cường them những bạn hàng mới. Biện pháp mà mỗi doanh nghiệp dề ra không giống nhau mà còn phụ thuộc vào tình hình hiện tại của từng doanh nghiệp. Nhưng chủ yếu là các biệ pháp như: đổi mới quy trình thanh toán thuận tiện, mở rộng mạng lưới bán hàng và thu mua nguyên vật liệu, đa dạng hóa sản phẩm…

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DŨNG MẠNH

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DŨNG MẠNH (Trang 28 -28 )

×