L ỜI CAM Đ OAN
4.3.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp NPK đến động thái ra lá của giống dong
riềng DR1
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, quang hợp là nguồn tạo ra chất hữu cơ giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển và quyết định 90 - 95% năng suất cây trồng. Đối với cây dong riềng, lá có vai trò quan trọng, trong quá trình quang hợp của cây. Bộ lá có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh khối cũng như hàm lượng đường của giống dong riềng. Các giống có bộ lá phát triển, cân đối với thân có tiềm năng cho năng suất cao.
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến động thái ra lá của giống dong riềng DR1 Đơn vị: lá/thân chính C Thức Tốc độ ra lá ở thời kì sau mọc … ngày 10 20 30 40 50 60 70 80 1 1,7 3,3 5,1 7,1 9,0 10,0 10,8 11,6 2 2,0 3,5 5,1 7,1 9,0 10,2 11,1 11,8 3 (đ/c) 2,1 3,5 5,2 7,3 9,1 10,3 11,2 11,9 4 2,1 3,7 5,5 7,4 9,3 10,4 11,3 12,0 5 2,0 3,7 5,2 7,0 9,3 10,4 11,3 12,2 CV% 9,6 8,2 6,8 3,7 3,0 2,3 1,4 1,1 LSD.05 0,36 0,54 0,67 0,5 0,52 0,44 0,29 0,24 P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05
Biểu đồ 4.3. Động thái ra lá của cây dong riềng
Qua bảng xử lí thống kê 4.5 và biểu đồ 4.3 cho thấy:
- Giai đoạn từ 10 – 60 ngày sau mọc các công thức có số lá/thân chính dao động từ 1,9 – 2,2 lá. Kết quả xử lí thống kê cho giá trị P >0,05, nghĩa là các công thức có số lá/thân chính đều tương đương nhau và cùng sai khác không có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.
- Giai đoạn sau mọc 70 ngày, các công thức có số lá/thân chính đạt từ
10,8 – 11,3 lá. Trong đó công thức 1 có số lá/thân chính thấp nhất là 10,8 lá, thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có số lá/thân chính tương đương với giống đối chứng.
So sánh các công thức với nhau cho thấy công thức 4 và 5 có số
lá/thân chính tương đương nhau và cao hơn chắc chắn công thức 1 ở mức độ
tin cậy 95%.
- Giai đoạn sau mọc 80 ngày, các công thức có số lá/thân chính đạt từ
11,6 – 12,2 lá. Trong đó công thức 5 có số lá/thân chính cao nhất đạt 12,2 lá, cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có số lá/thân chính tương đương với giống đối chứng.
So sánh các công thức với nhau cho thấy công thức 1, 2 có số lá/thân chính tương đương nhau và thấp hơn chắc chắn công thức 5 ở mức độ tin cậy 95%.
Từ kết quả trên cho thấy, việc sử dụng các mức bón NPK khác nhau có ảnh hưởng đến động thái ra lá của cây dong riềng. Trong cùng một công thức từng giai đoạn sinh trưởng tốc độ ra lá cũng khác nhau. Ở tất cả các giai
đoạn, số lá/thân chính có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với lượng phân bón. Công thức 5 (250N:140P:250K) luôn có số lá cao ở tất cả các giai đoạn.
4.4. Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến đặc điểm hình thái của giống dong riềng DR1
Một số kết quả nghiên cứu cho biết: chiều cao cây, đường kính thân, số lá, chiều dài lá, chiều rộng lá, màu sắc lá... là các chỉ tiêu có tương quan với năng suất. Đề tài thực hiện trên cùng giống dong riềng DR1 có màu sắc thân lá, như nhau vì vậy chúng tôi chỉ theo dõi chiều cao cây, đường kính thân và số lá/thân chính cuối cùng. Kết quả thể hiện qua bảng 4.6.
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến một sốđặc điểm hình thái và độđồng đều của giống dong riềng DR1
Công thức
Chiều cao cây (cm) Đường kính thân (cm) Số lá/thân chính Độđồng đều 1 175,7 2,51 11,7 5 2 178,0 2,57 11,8 5 3 (đ/c) 181,1 2,72 12,1 5 4 183,4 2,80 12,4 7 5 188,7 2,88 13,1 7 CV% 4,1 3,5 2,5 - LSD.05 3,1 0,22 0,8 - P <0.05 <0,05 <0,05 - (Ghi chú: - độ đồng đều: điểm 1 không đều, điểm 9 rất đều)
Qua bảng xử lí thống kê 4.6 cho thấy:
- Về chiều cao cây: Các công thức có chiều cao cây cuối cùng biến
động từ 175,7 – 188,7 cm. Trong đó công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất
95%. Công thức 5 có chiều cao cây lớn hơn chắc chắn công thức đối chứng
ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có chiều cao cây tương đương với giống đối chứng.
So sánh các công thức với nhau cho thấy công thức 1 và 2 có chiều cao cây tương đương nhau và thấp hơn chắc chắn công thức 4 và 5 ở mức độ
tin cậy 95%.
- Về đường kính thân: Các công thức có đường kính thân biến động từ
2,51 – 2,88 cm. Qua kết quả xử lí thống kê cho thấy các công thức có đường kính thân tương đương với giống đối chứng.
So sánh các công thức với nhau cho thấy công thức 4 và 5 có đường kính thân tương đương nhau và cao hơn chắc chắn công thức 1 và 2 ở mức
độ tin cậy 95%.
- Về số lá/thân chính: Các công thức có số lá/thân chính biến động từ
11,7 – 13,1 lá. Trong đó công thức 5 có số lá/thân chính lớn nhất đạt 13,1 lá cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có số lá/thân chính tương đương với giống đối chứng.
- Đánh giá độ đồng đều của các công thức cho thấy, công thức 4 và công thức 5 có độ đồng cao hơn công thức đối chứng, đạt điểm 7. Các công thức còn lại có độđồng đều tương đương công thức đối chứng đạt điểm 5.
Từ kết quả trên cho thấy, việc sử dụng các mức bón NPK khác nhau có ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái của cây dong riềng. Trong các công thức nghiên cứu, công thức 5 (250N:140P:250K) có đặc điểm hình thái tốt nhất, tạo điều kiện cho cây có năng suất cao.
4.5. Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống dong riềng DR1
Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh là một chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu được, nó biểu hiện sự thích nghi của giống với điều kiện sinh thái của vùng. Khả năng chống chịu phụ
khả năng sinh trưởng tốt, có tiềm năng cho năng suất cao, nhưng tính chống chịu kém thì cũng không được coi là giống tốt. Vì vậy, việc đánh giá chính xác khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận và khả năng chống chịu sâu bệnh rất cần thiết trong công tác nghiên cứu.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh, phát triển đồng thời cũng làm cho vòng đời của sâu ngắn lại, các lứa sâu kế tiếp nhau nên mức độ phá hại càng nghiêm trọng. Mặt khác do sử dụng thuốc hóa học không đúng quy định dẫn đến sâu bệnh kháng thuốc, nhờn thuốc. Đây là một trong những nguyên nhân lớn làm giảm năng suất cây trồng. Theo tài liệu của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp liên hợp quốc (FAO) cho biết: tổng thiệt hại do sâu gây ra mỗi năm là 20 - 30 tỷ USD bằng 13 - 14% sản lượng, do bệnh gây ra là 24 - 25 tỷ
USD bằng 11 - 12% năng suất.
Diễn biến và tác hại của các loại sâu bệnh luôn luôn thay đổi, tùy thuộc vào diễn biến thời tiết khí hậu, chế độ canh tác và đặc điểm của từng giống dong riềng. Vì vậy để ngăn ngừa và hạn chế tác hại của sâu bệnh việc cần làm đầu tiên là thực hiện biện pháp tổng hợp bảo vệ dong riềng. Biện pháp này vừa có hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo môi trường và sức khỏe của con người. Mục tiêu quan trọng là chọn tạo ra những giống dong riềng có khả năng chống chịu sâu bệnh hại.
Cây dong riềng có đặc tính sinh trưởng phát triển mạnh, khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh tốt. Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại phổ biến trên cây dong riềng cho thấy trên cây dong riềng chủ yếu có một số loài rệp muội (Aphid), sâu khoang, nhện đỏ (Red spider mite), bọ nẹt (carterpilar) và bọ cánh cứng (maladera catanea), tuy nhiên khả năng gây hại
ở mức độ thấp. Theo dõi khả năng chống đổ, mức độ sâu bệnh hại của các dòng, giống dong riềng tôi thu được bảng kết quả 4.7.
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống dong riềng DR1 Công thức Sâu ăn lá (1-9) Tính chống đổ (1-9) 1 3 1 2 3 1 3 (đ/c) 3 1 4 5 1 5 5 1 Ghi chú: - Tính chống đổ: Điểm1 rất tốt . điểm 9 rất kém - Sâu hại: Điểm 1 rất nhẹ. điểm 9 rất nặng
Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy, trong điều kiện thí nghiệm tại trường Đại học Nông Lâm năm 2013 chỉ xuất hiện sâu ăn lá dong riềng ở tất cả các công thức, trong đó công thức 1 và 2 bị hại ở điểm 3 tương đương công thức đối chứng. Công thức 4 và 5 bị sâu ăn lá nặng hơn công thức đối chứng, được đánh giá ởđiểm 5.
- Về khả năng chống đổ: Khả năng chống đổ là một chỉ tiêu quan trọng. Cây đổ gẫy làm cho quá trình sinh trưởng chậm lại, giảm số cây trên
đơn vị diện tích ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng củ dong riềng. Từ
kết quả thống kê bảng 4.8 cho thấy tất cả các công thức thí nghiệm đều có khả năng chống đổ tốt đạt điểm 1. Ở giai đoạn 30 - 80 ngày tuổi cây dong riềng sinh trưởng sinh dưỡng rất mạnh, đường kính thân to và ít bị sâu bệnh hại cùng với đó là bộ rễ, củ phát triển mạnh giúp cây đứng vững.
4.6. Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống dong riềng DR1 Bảng 4.8 Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống dong riềng DR1 C Thức ĐK củ (cm) KL củ/khóm (kg) chiều dài củ (cm) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) 1 3,41 1,99 14,50 39,83 36,51 2 3,43 2,02 15,33 40,33 37,31 3 (đ/c) 3,74 2,12 15,83 42,33 38,81 4 4,22 2,13 18,17 42,50 39,67 5 4,57 2,34 18,50 46,73 44,01 CV% 4,3 3,5 6,6 - 3,5 LSD.05 0,33 0,15 2,04 - 2,53 P <0,05 <0,05 <0,05 - <0,05
Biểu đồ 4.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống dong riềng DR1
Qua bảng phân tích thống kê 4.7 cho thấy:
- Đường kính củ các công thức dao động từ 3,41 – 4,57 cm. Trong đó công thức 4 và 5 có đường kính củ lớn hơn chắc chắn công thức đối chứng ở
mức độ tin cậy 95%. Công thức 1 có đường kính củ thấp nhất đạt 3,41cm, thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 2 có đường kính củ tương đương với giống đối chứng.
- Khối lượng củ/khóm các công thức dao động từ 1,99 – 2,34 kg. Trong đó công thức 5 có khối lượng củ/khóm lớn nhất đạt 2,34 kg lớn hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có khối lượng củ/khóm tương đương với giống đối chứng.
So sánh các công thức với nhau cho thấy công thức 1, 2 và 4 có khối lượng củ/khóm tương đương nhau và thấp hơn chắc chắn công thức 5 ở
mức độ tin cậy 95%.
- Chiều dài củ các công thức dao động từ 14,5 – 18,5 cm. Trong đó công thức 4 và 5 có chiều dài củ lớn hơn chắc chắn công thức đối chứng ở
mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có chiều dài củ tương đương với giống đối chứng.
So sánh các công thức với nhau cho thấy công thức 1 và 2 có chiều dài củ tương đương nhau và thấp hơn chắc chắn công thức 4 và 5 ở mức độ
tin cậy 95%.
- Năng suất thực thu (NSTT) của các công thức biến động từ 36,51 – 44,01 tấn/ha. Trong đó công thức 5 có NSTT cao nhất là 44,01 tấn/ha cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có NSTT tương đương với giống đối chứng.
So sánh các công thức với nhau cho thấy công thức 1 và 2 có NSTT tương đương nhau và thấp hơn chắc chắn công thức 5 ở mức độ tin cậy 95%. Từ kết quả trên cho thấy, việc bón NPK cho dong riềng ở các mức độ
khác nhau cho năng suất khác nhau. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống dong riềng DR1 có xu hướng tăng theo lượng phân bón, trong