L ỜI CAM Đ OAN
3.6. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê toán học.
Phần IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện khí hậu thời tiết
Cũng như những cây trồng khác, quá trình sinh trưởng, phát triển của cây dong riềng chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, trước hết là điều kiện khí hậu thời tiết. Điều kiện sinh thái nói chung và khí hậu, thời tiết nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, quá trình hình thành năng suất cũng như việc hình thành các vùng trồng, vụ trồng và phương thức trồng dong riềng. Nắm được mối quan hệ này chúng ta mới có cơ sở để xây dựng chế độ trồng trọt, bố trí mùa vụ và cơ cấu cây trồng hợp lý, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm thâm canh tăng năng suất, tăng sản lượng dong riềng. Vì vậy trong quá trình thực hiện để tài tôi đồng thời theo dõi tình hình thời tiết, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên để tìm hiểu mức độảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến khả năng sinh trưởng, phát triển của dong riềng trong năm 2013. Kết quả thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1: Diễn biến khí hậu thời tiết năm 2013 tại Thái Nguyên
Tháng Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng 2 19,3 86 28,9 36 3 23,6 80 16,4 49 4 24,6 81 69,0 50 5 27,9 81 298,2 150 6 29,0 81 256,7 165 7 27,9 86 974,1 140 8 28,3 85 405,7 167 9 26,4 85 352,2 116 10 24,6 78 83,0 147 11 22,2 76 44,8 98 12 15,0 75 32,2 186
Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy: - Về nhiệt độ:
Cây dong riềng thích hợp từ 25-30oC, điều kiện ấm áp dong riềng sinh trưởng phát triển khỏe hơn, tốc độ đồng hóa cao và đẩy nhanh quá trình hình thành thân củ, thời tiết hanh và hơi lạnh đẩy nhanh quá trình vận chuyển tinh bột từ thân lá xuống củ và dong riềng chịu lạnh khá.
Số liệu bảng 4.1 cho thấy, từ tháng 2 đến tháng 12 nhiệt độ bình quân từ 15 – 290C. Tháng 2 có nhiệt độ rất thấp là 19,3oC làm cho thời gian từ
trồng đến mọc kéo dài, sau mọc cây sinh trưởng chậm. Từ tháng 3 đến tháng 6 nhiệt độ tăng lên rất nhanh đạt từ 23,6 – 290C, nhiệt độ này rất phù hợp nên dong riềng sinh trưởng khá nhanh. Từ tháng 6 đến tháng 9 nhiệt độ ổn
định có sự chênh lệch nhiệt độ tháng từ 1 – 2,6oC theo xu hướng giảm dần từ
29 – 26,4oC,với mức nhiệt độ này rất thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển. Từ tháng 9 đến tháng 12 nhiệt độ giảm dần từ 26,4 – 15oC, đây là giai
đoạn tích lũy tinh bột, cây sinh trưởng chậm. -Về ẩm độ và lượng mưa:
+ Ẩm độ dao động từ 75 – 86% thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của dong riềng. Tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 9 có ẩm độ khá cao là
điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh phá hại, đặc biệt là tháng 2 – tháng 3 có cường độ ánh sáng thấp.
+ Về lượng mưa giữa các tháng biến động rất lớn, đạt từ 16,4– 974,1 mm. Tháng 2 và tháng 3 có lượng mưa rất thấp nên chúng tôi phải tưới nước bổ sung để dong riềng mọc và sinh trưởng bình thường. Từ tháng 5 đến tháng 9 có lượng mưa khá cao, đặc biệt tháng 7 có lượng mưa đạt 974,1 mm làm đất thường xuyên bị ngập nước, ảnh hưởng đến sinh trưởng và hình thành củ dong riềng.
- Về số giờ nắng:
Dong riềng không cần nhiều ánh sáng, cây sinh trưởng bình thường nơi cớm nắng. Điều kiện ngày ngắn, cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy sự
hình thành phát triển củ, trong khi điều kiện ngày dài thúc đẩy sự phát triển thân lá, hạn chế hình thành củ.
Số liệu bảng 4.1 cho thấy, số giờ nắng bình quân từ tháng 2 đến đầu tháng 12 ở Thái Nguyên đạt 36 – 186 giờ thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của dong riềng.
Nhìn chung khí hậu thời tiết năm 2013 tại Thái Nguyên tương đối thuận lợicho sự sinh trưởng và phát triển của cây dong riềng.
4.2. Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến tỉ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng của giống dong riềng DR1
Sự nảy mầm của dong riềng là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất. Khi gặp điều kiện thuận lợi, đặc biệt nhiệt độ và
ẩm độ tốt cây dong riềng nảy mầm nhanh, sinh trưởng và năng suất cao. Kết quả theo dõi thí nghiệm thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến tỉ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng của giống dong riềng DR1
Công thức Tỉ lệ mọc (%) Thời gian từ trồng đến … (ngày) Mọc Ra hoa Thu hoạch 1 97,8 21 145 283 2 97,5 22 146 285 3(đc) 98,0 21 145 284 4 97,5 21 147 285 5 98,0 22 147 287 Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy:
- Tỉ lệ mọc mầm của các công thức khá cao, đạt từ 97,5 – 98% . Công thức 5 có tỷ lệ mọc mần tương đương công thức đối chứng, đạt 98%. Công thức 2 và công thức 4 có tỉ lệ mọc mầm tương đương nhau đạt 97,5% và công thức 1 có tỷ lệ mọc mầm đạt 97,8% thấp hơn đối chứng không nhiều.
- Thời gian từ trồng đến mọc của các công thức khá dài và chênh lệch nhau không nhiều dao động từ 21 – 22 ngày. Điều này có thể do nhiệt độ
không khí thấp (19,30C). Trong đó công thức 2 và công thức 4 có thời gian từ lúc trồng đến lúc mọc là 21 ngày tương đương với công thức đôi chứng,
công thức 1 và công thức 5 có thời gian từ lúc trồng đến lúc mọc tương
đương nhau là 22 ngày lớn hơn công thức đối chứng.
- Thời gian từ trồng đến lúc ra hoa của các công thức dao động từ 145
đến 147 ngày. Trong đó công thức 1 có thời gian từ mọc đến lúc ra hoa là 145 ngày tương đương với công thức đối chứng. Công thức 4 và công thức 5 có thời gian từ mọc đến lúc ra hoa tương đương nhau là 147 ngày và công thức 2 có từ mọc đến lúc ra hoa là 146 ngày lớn hơn công thức đối chứng.
- Giống dong riềng DR1 thuộc nhóm giống có thời gian chín trung bình nên thời gian từ trồng đến lúc thu hoạch khá dài, dài dao động từ 283 – 287 ngày. Trong đó công thức 1 có thời gian từ trồng đến lúc thu hoạch là 283 ngày thấp hơn công thức đối chứng. Các công thức 2 và công thức 4 có thời gian từ trồng đến lúc thu hoạch tương đương nhau là 285 ngày và công thức 5 có thời gian từ trồng đến lúc thu hoạch là 287 ngày lớn hơn công thức
đối chứng.
Nhìn chung ở các giai đoạn sinh trưởng cây dong riềng có sự chênh lệch không lớn giữa các công thức. Qua đó cho thấy các tổ hợp NPK ảnh hưởng không lớn đến tỷ lệ này mầm và thời gian sinh trưởng của giống dong riềng DR1.
4.3. Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến khả năng sinh trưởng của giống dong riềng DR1.
4.3.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp NPK đến động thái tăng trưởng chiều cao cây cao cây
Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng, qua đó đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống đổ và năng suất sinh khối của giống. Chiều cao cây được quyết định bởi bản chất di truyền của giống, các giống khác nhau có chiều cao cây khác nhau. Ngoài ra, nó cũng chịu sự tác động bởi điều kiện ngoại cảnh; nước, nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ…Nếu gặp điều kiện bất lợi (hạn, rét…) sẽ làm cho cây sinh trưởng chậm lại, số đốt giảm và
ảnh hưởng đến tốc độ ra lá. Từ đó ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng dong riềng.
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống dong riềng DR1
Đơn vị: cm
C Thức
Chiều cao cây ở thời kì sau mọc … ngày (Cm)
10 20 30 40 50 60 70 80 1 27,6 36,2 56,0 75,5 101,5 136,3 155,5 164,5 2 28,9 37,3 55,4 74,9 98,4 125,6 148,0 170,0 3 (đ/c) 28,9 39,0 58,4 75,5 98,8 129,8 149,7 173,0 4 30,0 36,6 61,0 77,7 103,4 128,9 160,2 175,3 5 30,0 39,5 60,8 79,2 101,7 132,4 161,5 178,0 CV% 6,4 6,2 8,8 5,4 4,7 4,6 3,3 1,1 LSD.05 3,5 4,4 9,7 7,7 8,9 11,3 9,5 3,7 P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 10 20 30 40 50 60 70 80
Ngày sau mọc (ngày)
c h i ề u c a o c â y ( C m ) CT1 CT2 CT3 CT4 CT5
Từ bảng thống kê 4.3 và biểu đồ 4.1cho thấy chiều cao của cây dong riềng tăng nhanh theo thời gian sinh trưởng.
- Giai đoạn sau khi mọc từ 10 – 70 ngày giữa các công thức có chiều cao cây biến động không lớn. Kết quả xử lí thống kê cho giá trị P>0,05, nghĩa là các công thức có chiều cao cây tương đương nhau và không có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng.
- Giai đoạn sau mọc 80 ngày chiều cao cây có xu hướng tăng trưởng chậm lại, đạt từ 164,5 – 178,0 cm. Qua bảng xử lí thống kê cho thấy công thức 5 có chiều cao cây lớn nhất, lớn hơn chắc chắn công thức đối chứng ở
mức độ tin cậy 95%. Công thức 1 có chiều cao cây thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có chiều cao cây tương đương công thức đối chứng.
Từ kết quả trên cho thấy ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau cây dong riềng có tốc độ tăng trưởng chiều cao khác nhau. Giai đoạn từ 30 – 80 ngày sau mọc cây dong riềng có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây mạnh nhất. Ở tất cả các giai đoạn chiều cao cây của giống dong riềng DR1 có xu hướng tăng theo lượng phân bón, mức 250N:140P:250K (CT5) có chiều cao cây cao nhất. Tuy nhiên mức độ sai khác giữa các công thức không có ý nghĩa thống kê (trừ giai đoạn 80 ngày sau mọc).
4.3.2. Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến động thái tăng trưởng đường kính thân của cây dong riềng đường kính thân của cây dong riềng
Đường kính thân là một chỉ tiêu để đánh giá năng suất sinh khối và khả năng chống đổ của cây trồng. Đối với cây dong riềng có đường kính càng lớn thì khả năng chống đổ càng cao. Đường kính cây cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, điều kiện canh tác, thời vụ…
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến động thái tăng trưởng
đường kính thân của giống dong riềng DR1
Đơn vị: cm
C.Thức
Đường kính thân ở thời kì sau mọc … ngày (cm)
20 30 40 50 60 70 80 1 1,1 1,9 2,4 2,7 3,0 3,2 3,3 2 1,1 2,0 2,5 2,8 3,1 3,2 3,4 3 (đ/c) 1,2 2,1 2,8 3,0 3,3 3,4 3,5 4 1,2 2,2 3,0 3,2 3,4 3,6 3,6 5 1,1 2,3 3,1 3,4 3,6 3,7 3,7 CV% 2,8 3,2 2,6 3,6 1,5 0,7 0,7 LSD.05 0,06 0,12 0,33 0,35 0,9 0,44 0,48 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
Qua bảng xử lí thống kê 4.4 và biểu đồ 4.2 cho thấy:
- Giai đoạn sau mọc 20 ngày sinh trưởng có đường kính thân đạt từ 1,1
đến 1,2 cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy, công thức 4 có đường kính thân sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Các công thức khác có đường kính thân thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng
ởđộ tin cậy 95%.
- Giai đoạn sau mọc 30 ngày sinh trưởng có đường kính thân đạt từ 1,9 - 2,3 cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy đường kính thân công thức 1
đạt 1,9 cm, nhỏ hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 5 có đường kính thân lớn nhất đạt 2,3 cm lớn hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có đường kính thân tương đương với công thức đối chứng.
- Giai đoạn sau mọc 40 ngày sinh trưởng có đường kính thân đạt từ 2,4 - 3,1 cm. Trong đó công thức 1 có đường kính thân đạt 2,4 cm nhỏ hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 5 có
đường kính thân lớn nhất đạt 3,1 cm lớn hơn chắc chắn công thức đối chứng
ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có đường kính thân tương
đương với công thức đối chứng.
So sánh các công thức thí nghiệm với nhau chúng tôi thấy công thức 4 và công thức 5 có đường kính thân lớn hơn chắc chắn công thức 1 và công thức 2 ở mức độ tin cậy 95 %.
- Giai đoạn sau mọc 50 ngày sinh trưởng có đường kính thân đạt từ 2,7 - 3,4 cm. Trong đó công thức 5 có đường kính thân lớn nhất đạt 3,4 cm lớn hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có đường kính thân tương đương với công thức đối chứng.
- Giai đoạn sau mọc 60 ngày sinh trưởng có đường kính thân đạt từ 3,0 - 3,6 cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy đường kính thân các công thức tương đương với công thức đối chứng.
- Giai đoạn sau mọc 70 ngày sinh trưởng có đường kính thân đạt từ 3,2 - 3,7 cm. Các công thức thí nghiệm đều có đường kính thân tương đương
với công thức đối chứng, tuy nhiên khi so sánh đường kính thân của tất cả
các công thức cho thấy, công thức 5 có đường kính thân cao hơn chắc chắn công thức 1, 2 ởđộ tin cậy 95%.
- Giai đoạn sau mọc 80 ngày sinh trưởng có đường kính thân đạt từ 3,3
đến 3,7 cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy đường kính thân các công thức tương đương với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Từ kết quả trên cho thấy tốc độ tăng trưởng đường kính thân cây dong riềng tăng nhanh nhất ở giai đoạn sau mọc từ 20 – 50 ngày. Ở tất cả các giai
đoạn sinh trưởng, đường kính thân có xu hướng tăng theo lượng phân bón, trong đó công thức bón 250N:140P:250K (CT5) cây có tốc độ tăng trưởng
đường kính thân cao nhất.
4.3.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp NPK đến động thái ra lá của giống dong riềng DR1 riềng DR1
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, quang hợp là nguồn tạo ra chất hữu cơ giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển và quyết định 90 - 95% năng suất cây trồng. Đối với cây dong riềng, lá có vai trò quan trọng, trong quá trình quang hợp của cây. Bộ lá có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh khối cũng như hàm lượng đường của giống dong riềng. Các giống có bộ lá phát triển, cân đối với thân có tiềm năng cho năng suất cao.
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến động thái ra lá của giống dong riềng DR1 Đơn vị: lá/thân chính C Thức Tốc độ ra lá ở thời kì sau mọc … ngày 10 20 30 40 50 60 70 80 1 1,7 3,3 5,1 7,1 9,0 10,0 10,8 11,6 2 2,0 3,5 5,1 7,1 9,0 10,2 11,1 11,8 3 (đ/c) 2,1 3,5 5,2 7,3 9,1 10,3 11,2 11,9 4 2,1 3,7 5,5 7,4 9,3 10,4 11,3 12,0 5 2,0 3,7 5,2 7,0 9,3 10,4 11,3 12,2 CV% 9,6 8,2 6,8 3,7 3,0 2,3 1,4 1,1 LSD.05 0,36 0,54 0,67 0,5 0,52 0,44 0,29 0,24 P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05
Biểu đồ 4.3. Động thái ra lá của cây dong riềng
Qua bảng xử lí thống kê 4.5 và biểu đồ 4.3 cho thấy:
- Giai đoạn từ 10 – 60 ngày sau mọc các công thức có số lá/thân chính