Giải thích về đường MACD (Sự hội tụ/phân kỳ của những đường trung bình trượt).

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG (Trang 33 - 36)

2 Các loại chỉ số

2.2.2 Giải thích về đường MACD (Sự hội tụ/phân kỳ của những đường trung bình trượt).

2. 2 Đường chuẩn MACD

Là một chỉ báo hữu ích để phân tích những thay đổi bất thường trong khuynh hướng biến động của giá chứng khoán.

2.2.1 Tổng quan về đường MACD

MACD là chỉ tiêu biểu diễn sự quy tụ và phân kỳ của trung bình chuyển động. MACD là một chỉ báo động lượng dùng để báo hiệu sự thay đổi của khuynh hướng biến động giá chứng khoán và để dự báo phương hướng mới của khuynh hướng.

Những chỉ báo được phát sinh bởi sự xuyên chéo và sự phân kỳ từ giá chứng khoán. Phương pháp MACD được phát triển bởi Gerald Appel, là một chỉ tiêu báo hiệu khuynh hướng biến động chính của thị trường, nó cho chúng ta biết rằng khi nào thì giá chứng khoán đang có khuynh hướng tăng giá, chứng khoán nào đang có khuynh hướng giảm giá. Phương hướng của xu thế dài hạn là trước tiên bạn phải định giá ở trên bất kỳ một thị trường nào đó. Nếu có khuynh hướng đi lên thì kỳ vọng của nó tăng trong một thời gian dài (hay có khuynh hướng mua chứng khoán nhiều hơn). Nếu giá chứng khoán có khuynh hướng giảm thì chúng ta luôn kỳ vọng nó sẽ giảm trong một thời gian ngắn (hoặc có khuynh hướng bán chứng khoán nhiều hơn).

Phiên bản đơn giản nhất của chỉ tiêu này bao gồm hai đường: đường MACD (là sự chênh lệch giữa hai đường EMA 12 và 26) và một đường tín hiệu (chính là đường EMA(9) của chính đường MACD). Đường tín hiệu được xây dựng giữa trên đường MACD nhằm làm rõ ràng hơn những cơ hội mua bán chứng khoán. Phương pháp tính đường MACD của Gerald Appel sử dụng hai đường EMA 12 ngày và EMA 26 ngày, dựa vào những số liệu hàng ngày, và đường tín hiệu là đường EMA 9 ngày.

2.2.2 Giải thích về đường MACD (Sự hội tụ/phân kỳ của những đườngtrung bình trượt). trung bình trượt).

- Đường MACD tỏ ra có hiệu quả trên những thị trường chứng khoán mang tính ổn định cao (hay tính xã hội hóa của việc đầu tư chứng khoán trên thị trường đã được

xác lập) hơn là những thị trường mang tính bất ổn (thường là những thị trường mới thành lập, tính xã hội hóa trong đầu tư chứng khoán chưa cao). Có 2 tập hợp chính của những tín hiệu phát sinh bởi đường MACD đó là: Sự xuyên chéo và phân kỳ

* Sự xuyên chéo:

Có 2 tín hiệu xuyên chéo chính của đường MACD đó là:

- Sự xuyên chéo với đường tín hiệu thị trường (EMA hoặc đường MA của đường MACD 9 ngày). Đường MACD xuyên chéo lên phía trên hoặc xuống phía dưới của đường tín hiệu.

- Sự xuyên chéo với đường số không (Zero line) đường MACD xuyên chéo lên phía trên hoặc xuống phía dưới đường số không.

Dấu hiệu bán chứng khoán khi đường MACD xuyên chéo xuống phía dưới đường tín hiệu thị trường (MACD từ phía trên giảm xuống xuyên chéo đường tín hiệu thị trường và đi xuống phía dưới đường tín hiệu) và được xác nhận khi đường MACD xuyên chéo xuống phía dưới đường số không.

Dấu hiệu mua chứng khoán khi đường MACD xuyên chéo lên phía trên đường tín hiệu và được xác nhận khi đường MACD xuyên chéo lên phía lên trên đường số không.

Hình 2.5: Ví dụ về sự xuyên chéo đường MACD: (Nguồn: http://www.chartfilter.com)

* Sự phân kỳ

Đường MACD có thể báo cho chúng ta biết trước những biến chuyển quan trọng thông qua sự phân kỳ.

Hình 2.6: Ví dụ về sự phân kỳ:

(Nguồn: http://www.chartfilter.com)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG (Trang 33 - 36)