Tổng quan về Đường trung bình trượt:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG (Trang 25 - 26)

2 Các loại chỉ số

2.1.1 Tổng quan về Đường trung bình trượt:

+ Trước hết Đường trung bình trượt là một chỉ dẫn kỹ thuật (Technical Indicators) có độ trễ so với thị trường, hoặc gọi là dạng thức khuynh hướng trễ, nó có tác dụng làm trơn những biến động nhỏ của giá chứng khoán trên thị trường.

+ Đường trung bình trượt dùng để theo dõi khuynh hướng (Trend) và để báo hiệu một khuynh hướng đã chấm dứt hoặc đảo ngược.

+ Có 4 kiểu Đường trung bình trượt chung đó là: Đường trung bình trượt đơn giản (Simple Moving Averages - SMA), Đường trung bình trượt tuyến tính có trọng số (Learly Weighted Moving Averages), Đường trung bình trượt tính theo hệ số mũ (Exponential Moving Averages - EMA) và Đường trung bình trượt biến đổi (Variable Moving Averages - VMA).

Trong tất cả các chỉ tiêu được dùng trong Phân tích kỹ thuật (hay còn gọi là các chỉ dẫn kỹ thuật - Technical Indicators) thì Đường trung bình trượt là chỉ tiêu đơn giản nhất, tuy nhiên không phải chính vì thế mà nó ít được các chuyên viên Phân tích kỹ thuật sử dụng trong phân tích và đầu tư chứng khoán. Đường trung bình trượt có tác dụng làm trơn sự biến động giá của chứng khoán trên thị trường, nhằm loại bỏ những biến động nhỏ trên thị trường để từ đó cho chúng ta những biến động chính của giá chứng khoán trên thị trường. Đường trung bình trượt giúp chúng ta theo dõi diễn tiến của khuynh hướng chính trong sự biến đông phức tạp của giá chứng khoán, và cho chúng ta thấy rõ được sự đảo chiều của khuynh hướng biến động giá chứng khoán. Chúng ta có thể coi Đường trung bình trượt như là đường thẳng xu thế bị bẻ cong theo sự biến động của giá chứng khoán.

Một ví dụ về Đường trung bình trượt của giá chứng khoán AGF:

Hình 2.1: Đồ thị biến động giá cổ phiếu AGF (Lastupdate: 05/05/2005)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG (Trang 25 - 26)