Các nguồn tài Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất năm 2013 phục vụ xây dựng nông thôn mới xã Mai Đình - huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội. (Trang 34)

a. Tài nguyên nước.

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của xã khá dồi dào. Trên địa bàn xã, có suối Đạc Tài, hồ Nội Bài và đầm Nội Phật có thể cung cấp nước sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản cũng như trong sinh hoạt của người dân trên địa bàn toàn xã.

- Nguồn nước ngầm: ở độ sâu 0,7 m đến 1,3 m vào mừa mưa và 3,2 m vào mùa khô. Mực nước mạch nông ổn định ở độ sâu 3,1 m đến 3,2 m áp lực yếu không ảnh hưởng đến xây dựng công trình. Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ cho thấy nguồn nước ngầm phân bố không đều. Các vùng cao có trữ lượng nước ngầm thấp và khó khai thác. Hiện nay nguồn nước ngầm đang được khai thác sử dụng vào đời sống sinh hoạt của nhân dân thông qua các giếng đào và giếng khoan.[11]

b. Tài nguyên đất.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Mai Đình là 1.375,00 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 601,50 ha chiếm 43,75% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 773,50 ha chiếm 56,25% tổng diện tích đất tự nhiên.[11]

- Đất đai của xã Mai Đình Chủ yếu có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, dinh dưỡng ở mức trung bình, nhiều nơi bị rửa trôi dẫn đến bạc màu, thích hợp cho trồng lúa, cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho đất.

- Theo tài liệu khảo sát, xã mai Đình gồm có 4 lớp đất từ trên xuống:[11]

+ Lớp 1: Đất hữu cơ có chiều dày 0,3 - 0,8 m.

+ Lớp 2: Lớp sét nhẹ có ở độ sâu từ 0,6 - 5 m có cường độ trung bình yếu. + Lớp 3: Cát pha hạt mịn có lăng kính sét pha dẻo nằm ở độ sâu 4 - 5- 25 m.

Lớp 4: Lớp cuội sỏi có mạch nước ngầm ở độ sâu từ 25 m trở xuống. Thành phần cơ giới nặng, nền đất tương đối ổn định khi xây dựng nhà thấp tầng.

c. Tài nguyên nhân văn.

- Năm 2013 dân số toàn xã gồm có 17.848 người có dân tộc Kinh sinh sống, người dân ở đây có truyền thống đoàn kết, hiền hòa, cần cù chịu khó trong lao động và sản xuất. Người dân xã Mai Đình luôn giữ gìn những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung cũng như của xã nói riêng.[11]

- Xã hiện có 7/15 thôn được công nhận Làng văn hóa đạt tỷ lệ 46,6%. Tỷ lệ gia đình đăng kí xây dựng gia đình văn hóa đạt 98,4%; tỷ lệ đạt gia đình văn hóa 87,5%, xã có 15 thôn đã xây dựng quy ước Làng văn hóa, được cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai tới từng hộ dân để thực hiện. Tuy nhiên do các quy ước được xây dựng đã lâu, đến nay nhiều điều , khoản trong quy ước không còn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương cũng như chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vì vậy cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.[11]

- Phong trào văn hóa, văn nghệ được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Đoàn thanh niên xã đã thành lập đội tuyên truyền, thường xuyên biểu diễn phục vụ các hội nghị và tham gia các hội diễn do huyện, thành phố tổ chức. Các thôn đều có đội văn nghệ với thành phần là hội viên của các chi hội, thường xuyên luyện tập và biểu diễn phục vụ các hội nghị, hội làng ở

thôn và tham gia biểu diễn tại xã. Phong trào thể dục thể thao được phát triển với các môn: bóng đá, bóng bàn, cầu lông, cờ tướng … và có nhiều tầng lớp tham gia. Xã có các đội bóng đá, cầu lông, hàng năm xã đều tổ chức các giải thể dục thể thao vào các dịp lễ tết, các sự kiện trọng đại, hoạt động hè và tham gia các hoạt động thể dục thể thao do huyện tổ chức.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất năm 2013 phục vụ xây dựng nông thôn mới xã Mai Đình - huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)