Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất năm 2013 phục vụ xây dựng nông thôn mới xã Mai Đình - huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội. (Trang 32)

Phương pháp này so sánh giữa lý thuyết và thực tế, so sánh số liệu qua các năm để đánh giá về tình hình quản lý và sử dụng đất của xã.

Dựa vào các báo cáo, các số liệu để đưa ra được cái nhìn tổng quan về tình hình quản lý và sử dụng đất xã Mai Đình.

Phần 4 :

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên của xã Mai Đình - huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Mai Đình nằm ở khu vực trung tâm huyện Sóc Sơn, cách trung tâm huyện khoảng 4 km về phía Tây Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội 30 km về phía Bắc. Diện tích toàn xã là 1.375 ha.[11]

+ Phía bắc giáp xã Quang Tiến. + Phía Đông giáp xã Tiên Dược.

+ Phía Tây giáp sân bay quốc tế Nội Bài và khu công nghiệp Nội Bài. + Phía Nam giáp xã Phú Minh.

Nằm trên các tuyến giao thông quan trọng như Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 18, Tỉnh lộ 131, đường cao tốc Nhật Tân – Nội Bài nên có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế nhất là dịch vụ thương mại.

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

- Địa hình: Xã Mai Đình nằm ở độ cao từ 10 m - 15 m so với mực nước biển, hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình tương đối bằng phẳng tuy có một số vùng dốc cục bộ nhưng nhìn chung thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, bố trí dân cư và hệ thống cơ sở hạ tầng.[11]

- Địa mạo: Xã Mai Đình nằm ở trung tâm huyện Sóc Sơn có mạng lưới giao thông thuận lợi cho phát triển các ngành dịch vụ, thương mại

4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu.

- Khí hậu: Mai Đình thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng trung du Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia thành hai mùa rõ

rệt: mùa khô từ tháng 11 năm trước đến hết tháng tư năm sau, có gió mùa Đông Bắc, thời tiết khô lạnh, những ngày lạnh nhất vào tháng 12 và tháng 1 năm sau, có đợt rét đậm xuống tới 5-60C; mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có gió Đông Nam, nhiệt độ trung bình là 240C, cao nhất 39- 400C.[11]

4.1.1.4 Các nguồn tài Nguyên.

a. Tài nguyên nước.

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của xã khá dồi dào. Trên địa bàn xã, có suối Đạc Tài, hồ Nội Bài và đầm Nội Phật có thể cung cấp nước sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản cũng như trong sinh hoạt của người dân trên địa bàn toàn xã.

- Nguồn nước ngầm: ở độ sâu 0,7 m đến 1,3 m vào mừa mưa và 3,2 m vào mùa khô. Mực nước mạch nông ổn định ở độ sâu 3,1 m đến 3,2 m áp lực yếu không ảnh hưởng đến xây dựng công trình. Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ cho thấy nguồn nước ngầm phân bố không đều. Các vùng cao có trữ lượng nước ngầm thấp và khó khai thác. Hiện nay nguồn nước ngầm đang được khai thác sử dụng vào đời sống sinh hoạt của nhân dân thông qua các giếng đào và giếng khoan.[11]

b. Tài nguyên đất.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Mai Đình là 1.375,00 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 601,50 ha chiếm 43,75% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 773,50 ha chiếm 56,25% tổng diện tích đất tự nhiên.[11]

- Đất đai của xã Mai Đình Chủ yếu có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, dinh dưỡng ở mức trung bình, nhiều nơi bị rửa trôi dẫn đến bạc màu, thích hợp cho trồng lúa, cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho đất.

- Theo tài liệu khảo sát, xã mai Đình gồm có 4 lớp đất từ trên xuống:[11]

+ Lớp 1: Đất hữu cơ có chiều dày 0,3 - 0,8 m.

+ Lớp 2: Lớp sét nhẹ có ở độ sâu từ 0,6 - 5 m có cường độ trung bình yếu. + Lớp 3: Cát pha hạt mịn có lăng kính sét pha dẻo nằm ở độ sâu 4 - 5- 25 m.

Lớp 4: Lớp cuội sỏi có mạch nước ngầm ở độ sâu từ 25 m trở xuống. Thành phần cơ giới nặng, nền đất tương đối ổn định khi xây dựng nhà thấp tầng.

c. Tài nguyên nhân văn.

- Năm 2013 dân số toàn xã gồm có 17.848 người có dân tộc Kinh sinh sống, người dân ở đây có truyền thống đoàn kết, hiền hòa, cần cù chịu khó trong lao động và sản xuất. Người dân xã Mai Đình luôn giữ gìn những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung cũng như của xã nói riêng.[11]

- Xã hiện có 7/15 thôn được công nhận Làng văn hóa đạt tỷ lệ 46,6%. Tỷ lệ gia đình đăng kí xây dựng gia đình văn hóa đạt 98,4%; tỷ lệ đạt gia đình văn hóa 87,5%, xã có 15 thôn đã xây dựng quy ước Làng văn hóa, được cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai tới từng hộ dân để thực hiện. Tuy nhiên do các quy ước được xây dựng đã lâu, đến nay nhiều điều , khoản trong quy ước không còn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương cũng như chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vì vậy cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.[11]

- Phong trào văn hóa, văn nghệ được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Đoàn thanh niên xã đã thành lập đội tuyên truyền, thường xuyên biểu diễn phục vụ các hội nghị và tham gia các hội diễn do huyện, thành phố tổ chức. Các thôn đều có đội văn nghệ với thành phần là hội viên của các chi hội, thường xuyên luyện tập và biểu diễn phục vụ các hội nghị, hội làng ở

thôn và tham gia biểu diễn tại xã. Phong trào thể dục thể thao được phát triển với các môn: bóng đá, bóng bàn, cầu lông, cờ tướng … và có nhiều tầng lớp tham gia. Xã có các đội bóng đá, cầu lông, hàng năm xã đều tổ chức các giải thể dục thể thao vào các dịp lễ tết, các sự kiện trọng đại, hoạt động hè và tham gia các hoạt động thể dục thể thao do huyện tổ chức.

4.1.2 Cảnh quan môi trường sinh thái.

- Xã Mai Đình là xã nằm giáp với khu công nghiệp Nội Bài nên cảnh quan ở đây có phần phức tạp và hơn nữa là xã không có rừng nên cảnh quan môi trường nơi đây lại càng dễ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài.

4.2 Điều kiện kinh tế xã hội.

4.2.1 Dân số, dân tộc, lao động và phân bố dân cư.

a. Dân số

- Dân số toàn xã (năm 2012) gồm 17.848 người, 4.225 hộ, bình quân 4,22 người/hộ

- Tỷ lệ tăng tự nhiên 1,025, tỷ lệ tăng dân số cơ học là 0,01% - Mật độ dân số 1.189 người/km2

.

- Số hộ nghèo của xã Mai Đình là 132 hộ với 484 nhân khẩu ( chiếm tỷ lệ 3,1% tổng số hộ toàn xã). Thấp hơn 2,99% so với tỷ lệ hộ nghèo bình quân của thành phố và thấp hơn 11,08% so với tỷ lệ hộ nghèo bình quân các huyện ngoại thành, gần đạt so với tiêu chí hộ nghèo trong nông thôn mới.[11]

Bảng 4.1: Hiện trạng dân số xã Mai Đình

Số TT Hạng mục Đơn vị tính Số liệu 2012

1 Tổng dân số Người 17.848

2 Số hộ Hộ 4.225

3 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,02

b. Dân tộc

- Thành phần dân tộc: 100% là dân tộc Kinh. c. Lao động

- Toàn xã có 9.845 lao động trong độ tuổi, số lao động qua đào tạo khoảng 4.367 người chiếm 44,35% (chủ yếu qua đào tạo ngắn hạn). Trong đó tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp là 5.523 người, chiếm 56,1%; lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 2.753 người, chiếm 27,96%; lao động dịch vụ, thương mại và hành chính sự nghiệp là 1.569 người, chiếm 15,94%.[11]

d. Phân bố dân cư

Dân cư xã Mai Đình gồm 15 thôn phân bố dọc đường trục xã và các đường trục thôn trong xã. Các điểm dân cư phân biệt và tập chung tuy nhiên chưa được đầu tư tốt về xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của xã.

Bảng 4.2: Bảng tổng hợp hiện trạng dân số theo đơn vị thôn.[11]

TT Tên thôn Số người Tỷ lệ % so dân số Số hộ Bình quân người/hộ

1 Ấp Cút 400 2 90 4,4 2 Đông Bài 920 5 162 5,7 3 Lạc Nông 840 5 175 4,8 4 Đạc Tài 980 5 233 4,2 5 Hương Đình Đoài 870 5 207 4,2 6 Hương Đình Đông 1.200 7 300 4,0 7 Thế Trạch 890 5 180 4,9 8 Hoàng Dương 1.080 6 257 4,2

9 Song Mai Đoài 1.157 6 265 4,4

10 Song Mai Đông 667 4 159 4,2

11 Nội Phật 1.148 6 264 4,3 12 Mai Nội 1.100 6 262 4,2 13 Thái Phù 5.300 30 1.200 4,4 14 Đường 2 1.011 6 241 4,2 15 Thôn 25 285 2 68 4,2 Tổng 17.848 100 4.225

4.2.2 Cơ cấu kinh tế

a. Sản xuất nông nghiệp.

Tổ chức sản xuất

- Trên địa bàn xã có 1 HTX nông nghiệp với 2.179 xã viên và 1 HTX môi trường.[11]

- HTX nông nghiệp chủ yếu làm các dịch vụ đầu tư: Dịch vụ thuỷ nông, dịch vụ giống cây trồng, vận tải hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ thương mại và vật tư nông nghiệp.

- HTX môi trường làm các dịch vụ vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn toàn xã, các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã và các xã khác lân cận.

Trồng trọt

- Lúa: Diện tích đất trồng lúa là 529,47 ha, tổng diện tích gieo trồng cả 2 vụ là 877,6 ha, năng suất bình quân 43 tạ/ha/vụ, sản lượng 3.773,68 tấn, giá trị 20.755,2 triệu đồng.

- Ngô: Diện tích 35,26 ha, năng suất 51 tạ/ha (3 vụ), sản lượng 179,8 tấn, giá trị 899,06 triệu đồng. Sử dụng các loại giống ngô LVN 4.

- Rau các loại: Diện tích 29,9 ha, giá trị 1.644 triệu đồng. Trong đó: rau ăn là 50% diện tích, còn lại là các loại rau khác.

- Cây ăn quả: Diện tích 12,2 ha bao gồm các gống cây: bưởi, cam, táo, nhãn, xoài … giá trị thu 2.000 triệu đồng/năm.

- Hoa màu khác: Diện tích 133,4 ha đạt 2.307,1 triệu đồng.[11]

* Cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt

+ Cây lương thực 62% + Cây rau thực phẩm 27% + Cây ăn quả 3%

Giá trị sản phẩm/ha đất canh tác nông nghiệp: 45,47 triệu đồng/ha/năm.[11]

Chăn nuôi.

- Đàn lợn: 3.250 con, trong đó lợn nái 759 con, lợn thịt 2.491 con, sản lượng thịt lợn hơi 149,460 tấn/năm giá trị 4.185 triệu đồng. Tổng số hộ chăn nuôi lợn 607 hộ, trong đó có 17 hộ nuôi quy mô 10 – 50 con.[11]

- Đàn gia cầm: 29.897 con, trong đó số hộ chăn nuôi 110 – 130 con có 20 hộ. Có 15 trại chăn nuôi tập trung, trong đó có 9 trại chăn nuôi gia công, quy mô 500 con/trại và 11 trại chăn nuôi tự do quy mô tự do quy mô 300 con/trại. Giá trị 4.555 triệu đồng.[11]

- Đàn bò: 1.598 con, trong đó có 800 con bò cái, tỷ lệ sinh sản 65% (tương ứng có 520 con bò cái), khả năng sinh sản với tỷ lệ 0,7 con/năm (tương ứng có 364 con bò con/năm). Giá trị 2.979 triệu đồng.[11]

b. Nuôi trồng thủy sản.

- Nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản 45,69 ha. Trong đó: diện tích đang nuôi 45,69 ha, năng suất 25 tạ/ha, sản lượng 114,2 tấn/năm. Giá trị 3.997 triệu đồng.[11]

- Tổng giá trị thu về từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản khoảng 15.716 triệu đồng

c. Phát triển lâm nghiệp.

Là xã có địa hình bằng phẳng và hơn nữa diện tích đất chưa sử dụng của xã là không còn nên việc phát triển lâm nghiệp không được đề cập nhiều trong các dự án quy hoạch cũng như trong các kế hoạch của xã.

d. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

Do có vị trí và giao thông thuận lợi nên ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của xã khá phát triển.

- Toàn xã có 26 công ty và 123 hộ gia đình tham gia ở các lĩnh vực xây dựng, sắt thép, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, cơ khí và sản xuất đồ gỗ, …

- Giá trị sản xuất và năng suất lao động ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ngày một tăng.

Tổng giá trị thu nhập ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của xã trong năm 2012 là 44,58 tỷ đồng, chiếm 50,8% trong cơ cấu kinh tế.[11]

e. Dịch vụ thương mại và du lịch.

- Ngành dịch vụ - thương mại phát triển ở tất cả các thôn trong xã, mạnh nhất là thôn Thái Phù và đã hình thành lên chợ Thái Phù với diện tích 2.117 m2

, dọc Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Tỉnh lộ 131 và các tuyến giao thông khác.

Tổng giá trị thu về từ dịch vụ hàng năm khoảng 13,51 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,8% cơ cấu kinh tế.[11]

4.2.3 Thực trạng sử dụng đất và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của xã.

4.2.3.1 Thực trạng sử dụng đất

Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2010-2013 xã Mai Đình.

Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích (ha) cấu(%) Tổng diên tích đất tự nhiên 1.375,00 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 601,50 43,75

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 558,81 40,43

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 0,00 0,00

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 45,69 3,32

2 Đất phi nông nghiệp PNN 773,50 56,25

2.1 Đất ở OTC 151,00 10,98

2.2 Đất chuyên dùng CDG 613,50 44,58

2.3 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 9,48 0,69

2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

SMN 0,00 0,00

3 Đất chưa sử dụng CSD 0,00 0,00

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0,00 0,00

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 0,00 0,00

4.2.3.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng – kinh tế xã hội

1. Tiêu chí về giao thông

Mạng lưới giao thông của xã Mai Đình khá phát triển, trên địa bàn xã có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua:

- Quốc lộ 2: Chạy qua phía Nam của xã, đoạn chạy qua xã dài 1,2 km, nối xã với ngã ba Phù Lỗ và thị xã Phúc Yên và đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài.

- Quốc lộ 3: Chạy qua phía Đông của xã, đoạn chạy qua xã dài 1,2 km, nối xã với ngã ba Phù Lỗ với thị trấn Sóc Sơn.

- Quốc lộ 18: Chạy qua phía Đông Nam của xã, đoạn chạy qua xã dài 0,8 km, nối xã với tỉnh Vĩnh Phúc với tỉnh Bắc Ninh.

- Đường cao tốc Nhật Tân – Nội Bài (đang được xây dựng) sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn khoảng cách khoảng cách từ xã về trung tâm thành phố Hà Nội, tạo điều kiện cho tiêu thụ hàng hóa.

-Tỉnh lộ 131: Chạy qua phía Tây Bắc của xã, đoạn chạy qua xã dài 2,1 km, nối xã với quốc lộ 2 và thị trấn Sóc Sơn.

- Đường trục xã: Có tổng chiều dài 9 km, từ Tỉnh lộ 131, chạy qua xã theo hướng Nam Bắc, đi qua UBND xã và nối vào Quốc lộ 3. Đã được nhựa hóa (đạt 100%) tuy nhiên cần mở rộng bề rộng mặt đường để giao thông thuận tiện hơn.

- Đường trục thôn: Có tổng chiều dài 24,62 km, trong đó đã bê tông hóa 20,699 km gồm 0,588 km đạt chuẩn và 10,97 km cần mở rộng mặt đường.

- Đường ngõ xóm: Có tổng chiều dài 22,571 km, trong đó đã bê tông hóa 15,074 km nhưng cần mở rộng thêm 1 m mặt đường để đạt chuẩn.

- Đường trục chính nội đồng phục vụ sản xuất: Đường bờ thửa kết hợp giao thông trục chính nội đồng có tổng chiều dài 11,555 km. Đường có mặt cắt nhỏ, bề rộng mặt từ 1,5 - 2,5 m, kết cấu chủ yếu là đường đất, khó khăn trong việc đi lại

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất năm 2013 phục vụ xây dựng nông thôn mới xã Mai Đình - huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)