Kết quả xây dựng nông thôn mới của Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất năm 2013 phục vụ xây dựng nông thôn mới xã Mai Đình - huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội. (Trang 27)

2.2.3.1 Những thành công bước đầu của “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”

“Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (sau đây gọi tắt là Chương trình thí điểm) nhằm thử nghiệm các nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế, chính sách. Xác định trách nhiệm và mối quan hệ chỉ đạo giữa các cấp trong việc xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, xây dựng 11 xã thành các mô hình trên thực tiễn về nông thôn mới để rút kinh nghiệm cho triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên diện rộng. Việc triển khai xây dựng mô hình thí điểm cũng là quá trình tổ chức thực hiện thử nghiệm 19 tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn cấp xã.

Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới Trung ương, đến hết năm 2010 và sau gần 2 năm thực hiện, so với mục đích, yêu cầu đề ra, Chương trình đã thành công bước đầu và đạt được một số kết quả quan trọng. Số tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia, các xã đã đạt và cơ bản đạt được, tăng hơn gấp 2 đến 3 lần so với trước khi triển khai. Đến nay đã có 7/11 xã đạt được 10 tiêu chí trở lên, trong đó có 3 xã đạt 14/19 tiêu chí; 3 xã đạt từ 8-10 tiêu chí. Trong đó, một số xã đã đạt được các tiêu chí về thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và tổ chức sản xuất có hiệu quả, đây được xem là những tiêu chí khó thực hiện nhất.[10]

Các nội dung xây dựng các hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất ở các xã đã đạt được kết quả rõ nét và toàn diện hơn; các hoạt động văn hóa, xã hội và môi trường được quan tâm; hệ thống chính trị và công tác cán bộ ở các xã điểm được củng cố, nâng cao; an ninh trật tự được giữ vững.

2.2.3.2 Kết quả thực hiện ở một số tỉnh trong nước

1. Kết quả xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ninh

Triển khai công tác xây dựng nông thôn mới, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đồng loạt triển khai, với phương châm: Cùng với sự

đầu tư lớn của nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, phải huy động sức mạnh tổng hợp của toàn thể nhân dân, dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư, mọi việc phải được dân biết, dân bàn, dân làm và dân hưởng thụ. Đồng thời không làm thí điểm mà triển khai đồng bộ ở 125 xã nông thôn của 13 huyện, thị, thành phố (trừ thành phố Hạ Long vì không còn xã) và thực hiện đồng bộ tất cả các tiêu chí. Trong đó, lựa chọn 2 xã ở 2 huyện Hoành Bồ và Đông Triều làm mẫu triển khai thẩm định, phê duyệt quy hoạch Đề án Nông thôn mới cấp xã để làm mẫu cho các đơn vị khác, rút kinh nghiệm trước khi các huyện phê duyệt trên phạm vi toàn tỉnh.

Theo báo cáo đánh giá thực trạng xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, tính đến nay, các tiêu chí đạt tương đối cao như: 100% số xã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 123/125 xã có điểm bưu điện cấp xã; 100% xã hoàn thành việc xóa nhà tạm, dột nát; 91/125 xã có trên 20% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 89/125 xã có tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thường xuyên trên 95%; 107/125 xã có an ninh, trật tự xã hội được giữ vững. Toàn tỉnh có 28 xã đạt trên 20/39 chỉ tiêu NTM; 69 xã đạt từ 10-20/39 chỉ tiêu; 28 xã đạt dưới 10/39 chỉ tiêu. Công tác lập đề án được cấp huyện, cấp xã tích cực thực hiện, đã có 101 xã hoàn thiện đề án, 59 xã thông qua HĐND cùng cấp, 5 xã đã được UBND huyện phê duyệt; có 87/125 xã đã thông qua phương án quy hoạch tổng thể trung tâm xã lần 1 và quy hoạch phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn lần 2. Dự kiến đến hết ngày 30-9- 2011, tất cả các xã sẽ phê duyệt xong quy hoạch xây dựng NTM và quy hoạch trung tâm xã.[10]

2. Kết quả xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Tuyên Quang

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nhân dân trong hầu hết các huyện của tỉnh Tuyên Quang đã tích cực đóng góp tiền, công lao động làm đường bê tông nông thôn, tích cực tham gia các phong trào, hoạt động thiết thực như xây dựng gia đình văn hóa, thôn, bản văn hóa; giữ gìn vệ sinh

giàu chính đáng. Cho đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của Tỉnh giảm xuống còn 22,63%. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

Nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang có bước phát triển toàn diện. Giá trị

sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2008 - 2013 tăng bình quân gần 6,4%/năm. Sản lượng lương thực hằng năm đạt trên 32 vạn tấn. Trong 5 năm (2009 - 2013), toàn Tỉnh trồng được hơn 73.000 ha rừng tập trung, duy trì độ

che phủ rừng đạt trên 60%. Giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp năm 2012 đạt hơn 800 tỷđồng, tăng 92% so với năm 2008.

Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn cũng được quan tâm đầu tư, nhất là về giao thông, thủy lợi, nước sạch, hệ thống lưới điện và hệ thống thông tin... khiến cho bộ mặt nông thôn ngày càng có nhiều đổi mới. Hệ thống điện,

đường, trường, trạm ngày một hoàn thiện, tỷ lệ thôn, bản có đường ô-tô đến trung tâm đạt hơn 99%, bê-tông hóa được 1.500 km đường giao thông nông thôn, đạt hơn 70% so với kế hoạch giai đoạn 2011 - 2015. Với 324 công trình thủy lợi được tu sửa, nâng cấp và 162,6 km kênh mương được kiên cố hóa đã bảo đảm nước tưới cho hơn 80% diện tích gieo cấy, tăng 2,3% so năm 2008. Hạ tầng lưới điện, thông tin có bước phát triển, 100% xã có điện lưới, 96% thôn bản có điện lưới quốc gia và hơn 95% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% số xã trên địa bàn Tỉnh được phủ sóng điện thoại di động và có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, điểm kết nối in-tơ-nét.

Vấn đề văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường cũng được quan tâm thích

đáng, nhờ vậy, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được nâng lên rõ rệt. Cụ thể, việc quy hoạch, xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở đã được chính quyền các cấp quan tâm triển khai thực hiện. Hiện nay, toàn Tỉnh có 111 nhà văn hóa xã, phường, thị trấn; có 1.669 nhà văn hóa thôn bản, tổ dân phố, phục vụ sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng thôn bản. Toàn Tỉnh hiện có 79 chợ

nông thôn (tăng 18 chợ so với năm 2008) và theo dự kiến, đến hết năm 2013 có 23 chợ đạt tiêu chí nông thôn mới. Hệ thống trường học được đầu tư, nâng cấp. Trong 5 năm, toàn Tỉnh đã xây dựng 1.138 phòng học các cấp, 1.018 gian nhà công vụ, với tổng số vốn đầu tư là 468,974 tỷđồng, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong Tỉnh.[10]

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất năm 2013 phục vụ xây dựng nông thôn mới xã Mai Đình - huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)