* Kiểm soát ô nhiễm do chất thải
- Kiểm soát công tác phân loại CTRYT tại Nguồn ở các khoa phòng. - Kiểm soát Phương thức quản lý (phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý) được tiến hành trong bệnh viện đa khoa huyện Hòa An
Cần phải phân loại rác tại nguồn vì công việc phân loại rất quan trọng trong quá trinh quản lí rác thải, có phân loại đúng theo quy định thì việc thu gom và vận chuyển mới đảm bảo yêu cầu.
Để việc phân loại rác đạt hiệu quả cao cần củng cố lại các khoa tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn tương xứng với các giường bệnh, và xây dựng nội dung cụ thể cho hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó đầu tư mua sắm trang thiết bị, hóa chất cơ bản để thực hiện tốt quá trình xử lý rác, đặc biệt cần đào tạo cán bộ công nhân viên làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn ở cơ sở, cần tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên theo dõi kiểm tra thực hiện các quy định về phân loại và quản lý rác.
Xem xét việc phân bố và sử dụng kinh phí xử lý rác thải rắn y tế tại bệnh viện bảo đảm cân đối phù hợp với thực tế, kêu gọi đầu tư hỗ trợ công tác quản lý chất thải bệnh viện
* Tăng cường pháp chế đối với các trường hợp vi phạm
Ban Môi trường áp dụng hình thức khiển trách, trừ điểm thi đua Trưởng khoa và các hình thức như: phạt tiền theo mức độ vi phạm của từng vụ việc
đối với các Trưởng khoa không hướng dẫn nhân viên tuân thủ theo quy định về công tác xử lý chất thải, công tác vệ sinh môi trường bệnh viện do Ban môi trường đề ra. Trong khoa nhân viên vi phạm sẽ bị khiển trách và có hình thức xử phạt theo cấp và mức độ tại khoa.
* Nâng cao trình độ nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường tạibệnh viện
đa khoa huyện Hòa An.
+ Giáo dục cộng đồng
Có kế hoạch đưa các chương trình giáo dục, tuyên truyền dành cho tất cả mọi người ra vào bệnh viện, bao gồm nhân viên y tế, bệnh nhân và người thăm nuôi có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường tại bệnh viện để môi trường trong lành sạch đẹp.
Cách thức có thể thực hiện như sau:
- Triển khai công tác tuyên truyền, vận động đến từng người ra vào bệnh viện, hướng dẫn tất cả mọi người thực hiện các yêu cầu về phân loại chất thải tại Nguồn, giữ gìn vệ sinh chung trong toàn bệnh viện đa khoa huyên Hòa An
- Tuyên truyền thông qua sử dụng những hệ thống thông tin, biểu ngữ, băng rôn về việc ngăn ngừa ô nhiễm, phân loại, thu gom CTYT để bảo vệ môi trường trong bệnh viện.
+ Nâng cao năng lực tổ chức
- Tăng cường hơn công tác giám sát không chỉ riêng tại các khoa phòng trong vấn đề phân loại chất thải, mà kết hợp thêm việc theo dõi quá trình thu gom, vận chuyển, nhà lưu giữ chất thải, công tác vệ sinh cho khuôn viên xung quanh bệnh viện đa khoa huyện Hòa An.
- Rà soát những tài liệu phù hợp với hệ thống quản lý môi trường, cập nhật thườngxuyên các quy định, văn bản pháp luật mới trong quy chế quản lý chất thải bệnh viện.
+Công tác vệ sinh và an toàn lao động
- Bảo đảm an toàn lao động nghề nghiệp cho tất cả các nhân viên y tế
cũng như nhân viên phục vụ trong bệnh viện, tránh hay hạn chế mắc phải các bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với môi trường có nhiều nguồn lây nhiễm và các chế phẩm sinh học hay hoá chất độc hại (ví dụ nhiễm HIV qua chất thải y tế nguy hại...).
- Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật an toàn đối với các máy móc chuyên dụng trong ngành, thường xuyên kiểm tra an toàn vệ sinh lao
động. Bệnh viện tổ chức lao động hợp lý và có các thiết bị phòng hộ cá nhân
để tránh lây nhiễm trong nhân viên, lây chéo trong bệnh viện và đảm bảo môi trường chung.
- Khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề ít nhất 01 lần/năm. Đối với những nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khám ít nhất 01 lần/6tháng.
- Tổ chức quan trắc giám sát môi trường lao động đối với những thông số có khả năng gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Lập hồ sơ lưu giữ
và theo dõi các thông số quan trắc theo quy định - Trang bị phòng hộ lao động, cấp cứu.
- Bố trí khu nhà nghỉ đủ điều kiện thoáng mát, phục vụ cán bộ, công nhân viên và bệnh nhân khi nghỉ ngơi giữa ca, ăn trưa nhằm đảm bảo phục hồi sức khỏe sau khi làm việc.
- Đảm bảo cung cấp nước sạch cho bệnh viện.
- Tạo điều kiện làm việc thuận lợi và an toàn cho các nhân viên và hiệu quả hoạt động của công tác quản lý, xử lý và tiêu huỷ chất thải nguy hại.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Bệnh viện Đa khoa khu vực Hòa An hiện với 115 giường bệnh gồm 14 khoa phòng, có 93 cán bộ công chức. Số lượt khám chữa bệnh trong năm 2013 của bệnh viện luôn vượt quá kế hoạch thực hiện đề ra. Khối lượng rác thải y tế nguy hại phát sinh từ hoạt động của bệnh viện 34kg/ngày đêm. Nếu lượng rác thải này không được thu gom và xử lý triệt để thì sẽ tác động nghiêm trọng tới môi trường, con người và sinh vật. Lượng chất thải này đã
được bệnh viện quản lý theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
- Nhìn chung công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế tại trung tâm y tế cơ bản đã thực hiện đúng quy định của Bộ y tế ban hành.
- Nhân viên y tế đều được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động, tạo
điều kiện cho công tác thu gom chất thải được đảm bảo và đạt hiểu quả hơn. - Hoạt động bảo vệ môi trường trong bệnh viện thường xuyên được thực hiện, kiểm tra đôn đốc. Đảm bảo môi trường xanh sạch, tạo điều kiện cho bệnh nhân, người thân cũng như cán bộ nhân viên trong bệnh viện có môi trường tốt. Giúp bệnh nhân thích nghi với môi trường, chưa bệnh tốt hơn. Bên cạnh đó tạo ra môi trường làm việc trong lành, đảm bảo sức khỏecho cán bộ nhân viên thựchiện tốt công tác khám chữa bệnh.
- Quy trình quản lý CTRYT theo đúng trình tự các khâu: Phân loại chất thải tại Nguồn, lưu trữ tại khoa phòng, thu gom vận chuyển về nhà lưu trữ
chung của bệnh viện và cuối cùng là xử lý.
- Ý thức trách nhiệm của hầu hết nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện về việc bảo vệ môi trường thực hiện tương đối tốt và làm đúng theo quy
định trong bệnh viện. Tuy nhiên:
- Chưa được sự quan tâm chặt chẽ của ban lãnh đạo, các phòng và
UBND huyện Hòa An
- Hệ thống trang thiết bị lưu giữ, thu gom và vận chuyển CTRYT còn thiếu, chưa đồng bộ theo đúng quy định của Bộ Y tế.
- Công tác kiểm tra, giám sát chưa được quan tâm chặt chẽ. Sự kết hợp giữa Trưởng ban quản lý với các khoa, phòng trong việc giải quyết chất thải Y tế chưa đồng bộ, hài hòa còn nhiều thiếu sót.
- Việc phân loại chất thải tại Nguồn chưa được tốt vẫn còn nhầm lẫn, các vị trí nơi đặt thùng chất thải chưa có hướng dẫn, ký hiệu về việc phân loại chất thải.
- Thùng rác tại các nơi thu gom chưa đồng bộ, còn thiếu ở các khoa, phòng. Rác vẫn còn ứđọng tại nhiêu khoa.
-Việc thu gom rác sinh hoạt tuy đã được thu gom riêng với rác y tế
nhưng vẫn chưa đảm bảo. Công tác thu gom còn chậm, rác còn đổ lộ thiện không xử lý triệt để gây ảnh hưởng tới môi trường do thu hút các côn trùng gây bệnh và bốc mùi.
-Mặc dù đã được đào tạo tập huấn nhưng một số nhân viên y tế vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác.
-Nhận thức của bệnh nhân và người thân về bảo vệ môi trường chưa cao. Bệnh nhân và thân nhân chưa có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định làm cho môi trường bịảnh hưởng.
5.2. Kiến nghị
Để thực hiện tốt hơn công tác quản lý chất thải y tế, trong thời gian tới bệnh viện Đa khoa Hòa An ngoài việc tiếp tục phát huy những thế mạnh đã làm được, cần giải quyết những vấn đề còn tồn đọng:
- Bệnh viện cần đầu tư hơn nữa trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, xử lý rác thải đểđảm bảo vệ sinh môi trường cho bệnh viện.
- Đó là việc cần mua thêm các thùng và túi đựng rác màu đen và trắng, thùng đựng chất thải sắc nhọn đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
- Đặt thêm các thùng rác với mã màu sắc khác nhau theo quy định tại các khoa, phòng cũng như khuôn viên bệnh viện trong thời gian tới.
- Thay thế kịp thời các dụng cụ đã hư hỏng và cần có nhãn cảnh báo chất thải nguy hại trên các dụng cụ thu gom, lưu trữ.
- Cần có cán bộ chuyên trách cho lĩnh vực môi trường tại bệnh viện để quản lý chuyên sâu trong vấn đề bảo vệ môi trường tại bệnh viện được tốt hơn.
-Cải tạo, xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường với quy mô 115 giường bệnh.nên tách riêng hệ
thống thoát nước thải và nước mưa, xây dựng mới trạm xử lý nước thải.
-Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, chỉđạo và thực hiện tốt công tác xử lý chất thải y tế:
- Xây dựng nội quy quản lý chất thải y tế của bệnh viện.
- Tập huấn định kỳ cho cán bộ nhân viên trong bệnh viện nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu trữ
chất thải y tế.
- Tăng cường truyền thông giáo dục đảm bảo an toàn và phòng chống các nguy cơ do CTYT đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Bệnh viện cần hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà của họ về việc phân loại rác thải
để họ cùng thực hiện. Cần tăng cường thêm các bảng hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà của họ bỏ rác đúng thùng màu sắc quy định.
- Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa bệnh viện với các tổ chức, cơ quan chức năng nhằm nhận được các hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật, giúp đỡ về giáo dục,
đào tạo về môi trường, hỗ trợ về kinh nghiệm, chuyên gia giúp đỡ xây dựng và lựa chọn chiến lược bảo vệmôi trường phù hợp....
- Kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho bệnh viện để quản lý rác thải y tế đạt hiệu quả cao hơn nữa.
- Cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo hơn tới công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa huyện Hòa An.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bệnh viện Đa khoa Hòa An (2009), báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng công trình “mở rộng,nâng cấp bệnh viện đa khoa khu vực Hòa An”.
2. Báo cáo tổng kết hoạt động công tác bệnh viện Đa Khoa Hòa An năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm 2014.
3. Báo cáo tình hình thực hiện công tác Quản lý môi trường năm 2013 và phương hướng 2014.
4. Bài viết về sự trưởng thành và phát triển của ngành y tế huyện Hòa An. 5. BộY tế (2006), Sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
6. Bộ y tế (2008), “Quy chế quản lý chất thải y tế” ban hành kèm theo quyết
định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ y tế. 7. Bộ Y tế (2009), “Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009 -
2015”, Quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
8. Bộ y tế (2010), Dự thảo báo cáo các nguy cơ môi trường của dự án hỗ trợ
xử lý chất thải bệnh viện nguồn vốn vay ngân hàng thế giới, công bố
kèm theo Quyết định số 4448/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 9. Bộ Y tế (2012), Dự thảo đề án giảm quá tải bệnh viện ngày 17 tháng 3 năm 2012 của Bộ Y tế. 10.Cục Quản lý khám chữa bệnh,Bộ y tế, WHO, 2009, Bản dự thảo kế hoạch hành động Quốc gia về quản lý chất thải bệnh viện. 11.Thảo Lan (2011), Thực trạng xử lý chất thải y tế nguy hại và những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện xử lý chất thải y tế, http://congnghiepmoitruongcie.wordpress.com/2011/06/22/thực-trạng-xử-lý- chất-thải-y-tế-nguy-hai-và-những-khó-khăn-vướng-mắc-trong-thực-hiện-xử- lý/
12.Hoàng thị Liên (2009), nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan
đến quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Thái Nguyên.
13. Nguyễn Thị Kim Thái, Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp (2007) báo cáo đề tài: “Xây dựng tiêu chuẩn thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại”; Báo cáo kết quả
khảo sát chất thải từ 36 bệnh viện Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Kim Thái (2012), quản lý chất thải từ các bệnh viện ở Việt Nam Thực trạng và định hướng trong tương lai,
http://www.deeec.vn/default.asp?655=5&658=94&657=785&654=4 15. Quyết định số 170/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 Quyết định phê duyệt
quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 do thủ tướng chính phủ ban hành.
16.Sở y tế Cao Bằng (2011), Báo cáo kết quả kiểm tra các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế
hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
17.UBND huyện Hòa An (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển huyện Hòa An giai đoạn 2006-2020
18.UBND huyện Hòa An (2011), Đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Hòa An giai đoạn 2011-2015.
II. Tài liệu tiếng Anh
19. Surreycountycouncil(2012),Healthcare- clinicalandmedicalwastedisposal, http://www.surreycc.gov.uk/?a=206904
20. Tudor Tl, Noonan CL, jenkin LET (2005): Health care
wastemanagement: a case study from the national health service in cornwall, united kingdom, Waste management.
21.Tudor, T.(2007), Resesearch into the management of healthcare/medical
waste in the UKhttp://nectar.northampton.ac.uk/1195/
22. Dr.WL Sumathipala(2008) PollutionControl and Waste Management in
Sri Lanka, http://enviromentlanka.com/blog/2008/pollution-comtrol-